“Sự thật đằng sau lý do tại sao giới chính trị Nga tôn trọng ngài Shinzo Abe” – Masaru Sato
Vào ngày 8 tháng 7 vừa qua, cựu thủ tướng Shinzo Abe đã bị ám sát khi đang có bài phát biểu trên đường phố. Nhà báo, cựu nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Masaru Sato cho biết “Cùng với việc thắt chặt mối liên minh Nhật-Mỹ, ngài Abe tin rằng Nhật Bản cũng có sự độc lập nhất định trong khuôn khổ của hiệp ước liên minh hai nước. Vì thế, Nhật Bản cũng đang cố gắng củng cố mối quan hệ với Nga. Có lẽ vì lí do này, giới chính trị cấp cao của Nga đã dành sự kính trọng cho ông Abe”.
Mục lục
- Putin, người không bao giờ bộc lộ cảm xúc, đã bày tỏ sự tiếc thương trong bức điện chia buồn
- Toàn văn bức điện chia buồn từ thủ trưởng cơ quan tình báo
- “Ngài Abe không chống Mỹ, cũng không thân Nga”
- “Trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản đã cố gắng lợi dụng tối đa điểm yếu của Nga.”
- Ngăn chặn một khả năng Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để đối đầu với Nhật Bản
- Masaru Sato
Putin, người không bao giờ bộc lộ cảm xúc, đã bày tỏ sự tiếc thương trong bức điện chia buồn
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gởi bức điện chia buồn đến gia đình cựu Thủ tướng Shinzo Abe. Nội dung của bức điện được dịch lại như sau:
“Kính gửi cụ Yoko Abe và bà Akie Abe,
Tôi xin gởi những lời chia buồn sâu sắc nhất về sự ra đi của ông Shinzo Abe, con trai của cụ và phu quân của bà. Tên tội phạm đã cướp đi sinh mạng của một chính trị gia kiệt xuất, người đã lãnh đạo chính phủ Nhật Bản trong một thời gian dài và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc phát triển mối quan hệ láng giềng giữa hai quốc gia Nga và Nhật Bản.
Thường xuyên làm việc với ông Abe, tôi rất kính trọng những phẩm chất ưu tú và tài năng xuất chúng của ông. Ký ức về người đàn ông tuyệt vời này sẽ mãi mãi in sâu trong tim của tất cả những ai từng biết về ông Abe.
Với tất cả sự kính trọng,
Vladimir Putin”
Tổng thống Putin hiếm khi bày tỏ cảm xúc của mình bằng văn bản. Đây chắc hẳn là một trong những lần hiếm hoi Thổng thống Nga gởi một bức điện chia buồn như vậy. Điều này cũng khẳng định tình cảm sâu sắc mà Putin dành cho ông Abe.
Toàn văn bức điện chia buồn từ thủ trưởng cơ quan tình báo
Lời chia buồn của Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cũng dành được nhiều sự quan tâm. Xuất thân từ KGB (Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô) trước đây, Patrushev cũng là người đứng đầu FSB (Cơ quan An ninh Liên bang), cảnh sát ngầm phụ trách đất nước, và hiện là người đứng đầu cơ quan tình báo của Nga.
[RP=Tokyo] Ngày 8/8, trang web của Hội đồng An ninh Nga đã đăng tải những dòng chia buồn của Patrushev, Thư ký Hội đồng, liên quan đến sự ra đi của cựu Thủ tướng Shinzo Abe. Ông Patrushev đã bày tỏ: “Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ ông Abe, một nhà chính trị gia xuất sắc, người đã cống hiến rất nhiều cho sự phát triển mối quan hệ với Nga, người luôn tin tưởng sự cải thiện rõ rệt trong mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, và là người không quản công sức, thời gian, sức khỏe của mình để đạt được những mục tiêu mà ông đã tự đặt ra cho bản thân”.
Dưới đây là toàn văn lời chia buồn:
“Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất về sự ra đi của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ngài Abe luôn là một trong những chính trị gia xuất chúng và lỗi lạc nhất của Nhật Bản, ông xứng đáng với tất cả sự kính trọng mà ông nhận được từ người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ ông, một nhà chính trị gia xuất sắc, người đã cống hiến rất nhiều cho sự phát triển mối quan hệ với Nga, người luôn tin tưởng sự cải thiện rõ rệt trong mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, và là người không quản công sức, thời gian, sức khỏe của mình để đạt được những mục tiêu mà ông đã tự đặt ra cho bản thân.
Chúng tôi xin được chia sẽ nỗi mất mát này với người thân của ngài Abe và toàn thể người dân Nhật Bản.”
N.P. Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga (Ngày 9 tháng 7, “Radio Press” [RP])
Qua đó, có thể thấy rằng, cộng đồng tình báo Nga rất kính trọng ngài Abe.
“Ngài Abe không chống Mỹ, cũng không thân Nga”
“Great Game” (Bolshaya Iglar), một chương trình thảo luận chính trị trên kênh truyền hình 1 trực thuộc chính phủ Nga, cũng đã đưa tin về vụ ám sát trong ngày xảy ra vụ việc vào lúc 17:00 giờ Moscow (22:45 JST). Chương trình này cũng là tín hiệu của Điện Kremlin tới các quốc gia khác kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm nay.
Vyacheslav Nikonov, một thành viên của Duma Quốc gia (hạ viện của Quốc hội Liên bang) và là cháu trai của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov, cho biết.
—–
<Hôm nay, Shinzo Abe, cựu Thủ tướng Nhật Bản, đã bị ám sát. Ông Abe là một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Ông giữ chức thủ tướng lâu hơn bất kỳ ai khác trong lịch sử Nhật Bản. Ông Abe đã đạt được nhiều thành tựu trong quan hệ Nga-Nhật, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế. Và ông ấy cũng rất nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ.>
<Ông Abe là một trong những chính trị gia vĩ đại nhất của Nhật Bản. Trong nhiều thập kỷ qua, không ai trong lịch sử Nhật có thể giữ chức thủ tướng lâu như ông Abe. Ông là người đã mở ra một kỷ nguyên cho chính trị Nhật Bản.
Ông Abe thuộc một gia đình chính trị có tầm ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản, có nhiều gương mặt danh giá trong chính trường Nhật Bản. Cha của ông là Tổng thư ký của Đảng Dân chủ Tự do và Ngoại trưởng Nhật. Bản thân ông Abe cũng là một chính trị gia quyền lực. Ông Abe là một chính trị gia độc lập, đây là một điều hiếm thấy ở Nhật Bản.
Tôi đã từng gặp ông Abe trước khi ông ấy trở thành thủ tướng. Vào thời điểm đó, tôi đang là thành viên của các cuộc đối thoại được tổ chức ít nhất 2 năm một lần trên kênh phụ của Nga mà ông Abe đã từng tham gia một lần.
Ông Abe suy nghĩ rất độc lập. Các nhà trí thức và chính trị gia Nhật Bản thường phát biểu dựa trên lập trường của Hoa Kỳ. Nhưng ông Abe không như vậy, ông ấy có những nguyên tắc của riêng mình. Tất nhiên, ông Abe không chống Mỹ, nhưng cũng không thân Nga. Ông một chính trị gia vĩ đại và hành động một cách độc lập.
Trên thực tế, điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Putin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới mẹ và vợ của Thủ tướng Abe. Ông thực sự là một chính khách vĩ đại, và là một ngọn hải đăng trong lịch sử của Nhật Bản.>
—–
Nikonov, một trí thức tích cực ủng hộ các chính sách Perestroika của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev và các chính sách cải cách của Tổng thống Nga Yeltsin, hiện đang lập luận để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Putin.
“Trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản đã cố gắng lợi dụng tối đa điểm yếu của Nga.”
Diễn giả tiếp theo là Ivan Safranchuk, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu tại Viện quan hệ quốc tế Moscow.
—–
Tôi cũng tin rằng những gì ông Nikonov nói là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, những ký ức về ông Abe được viết như thế nào trong sách giáo khoa lịch sử không phụ thuộc vào ông Abe, mà là Nhật Bản sẽ đi theo con đường nào trong tương lai.
Với tôi, ông Abe rất đặc biệt vì lí do sau đây. Nhật Bản từ lâu đã chấp nhận tình hình địa vị chính trị do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, ông Abe đã cố gắng tìm chỗ đứng cho Nhật Bản trong thế giới hiện đại, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông tìm cách bảo vệ nền độc lập của Nhật Bản trong khi vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ.
Thái độ của ông Abe đối với Nga rất đặc biệt. Hai thập kỷ trước khi Abe lên nắm quyền, Nhật Bản đã cố gắng tận dụng tối đa điểm yếu của Nga. Trong thời kỳ này, Nhật Bản dẫn đầu một chính sách đối ngoại thân với phương Tây, tìm cách khai thác những điểm yếu của Nga trong mọi lĩnh vực. Sự bất lực của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề muôn thuở với quần đảo Kuril (tên gọi của Nga đối với các vùng lãnh thổ phía Bắc) đã gây ra sự thất vọng ở Nhật Bản.
Ông Abe tin rằng Nga sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. Do đó, ông Abe bắt tay với Nga, xây dựng mối quan hệ hợp tác. Ông cũng sẽ củng cố Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là điều mà Nhật Bản nên làm. Ở quy mô khu vực, hai nước sẽ xây dựng một thế giới đa cực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây không phải là một canh bạc để mà lợi dụng điểm yếu của Nga, thay vào đó sử dụng sức mạnh của Nga để xây dựng một mối quan hệ bình thường, để cả hai cường quốc như Nga và Nhật Bản cùng tồn tại. Đây là chính sách quan trọng mà Abe đã cố gắng thúc đẩy.
Sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea (năm 2014), Nhật Bản nghĩ rằng Nga có thể nhượng bộ Nhật Bản một lần nữa trong bối cảnh phương Tây gây áp lực lên Nga. Theo quan điểm của tôi, ông Abe đã thực hiện một chính sách thông minh. Ông hiểu rằng trò chơi đơn giản của phương Tây là không thể thực hiện được nên đã không chọn cách tận dụng những điểm yếu chiến thuật của Nga. Thay vào đó, ông đã tìm cách xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền chặt với Nga.
Tất nhiên, chính phủ Nhật Bản hiện tại đã áp dụng một chính sách khác. Nhật Bản đã củng cố mối quan hệ với Mỹ trong khi mối quan hệ với Nga đã rạng nứt đáng kể. Các lập luận của Nhật Bản dần mất đi trọng lượng và nghiêng về việc sử dụng các biện pháp trừng phạt để làm suy yếu Nga.
Do đó, trong ngắn hạn, điều này đang đi ngược lại với di sản quan niệm của cựu thủ thướng Abe. Tuy nhiên, trong triển vọng trung và dài hạn, di sản quan niệm của Abe – rằng Nhật Bản phải tồn tại độc lập trên thế giới và làm thế nào để xây dựng quan hệ với các cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và hoà hợp với nước Nga hùng mạnh – sẽ được duy trì trong xã hội và giới cầm quyền Nhật Bản.
Đến một lúc nào đó, theo quan điểm của tôi, Nhật Bản sẽ quay trở lại con đường này. Bởi sẽ không có sự lựa chọn nào khác.
—–
Ngay cả khi chúng tôi dành cả một tập của chương trình để tưởng nhớ một chính trị gia của một quốc gia khác, người đã trở thành nạn nhân của một viên đạn chết người, tôi tin rằng các đánh giá trên là rất khách quan. Có thể nói rằng những đánh giá về ông Abe thể hiện trong chương trình này là quan điểm của giới chính trị cấp cao Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin.
Ngăn chặn một khả năng Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để đối đầu với Nhật Bản
Trong suốt nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe đã tổ chức 27 hội nghị thượng đỉnh Nhật-Nga với Tổng thống Putin để đàm phán về vấn đề Lãnh thổ phía Bắc và hướng tới việc ký kết hiệp ước hòa bình. Cùng với việc tăng cường liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, có thể thấy rằng, ông Abe đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ nền độc lập của Nhật Bản trong khuôn khổ liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, và tìm cách cải thiện quan hệ với Nga. Do đó, ông đã dành được nhiều sự kính trọng từ giới chính trị cấp cao của Nga.
Chính quyền Kishida đôi khi được cho là đã “dừng các hoạt động ngoại giao nghiệp dư chỉ đạo bởi Văn phòng Thủ tướng dưới thời ông Abe, khôi phục các hoạt động ngoại giao do các chuyên gia từ Bộ Ngoại giao lãnh đạo. Đây là một bước đi sai lầm. Hành động đó thể hiện sự kém cỏi của một số quan chức đối ngoại, những người không thể theo kịp trình độ ngoại giao của Văn phòng Chính phủ dưới thời Abe. Cựu Tổng cục trưởng Cục Anh ninh Quốc gia Shigeru Kitamura, người ủng hộ đường lối ngoại giao của Văn phòng Abe vào thời điểm đó, đã gặp Tổng thống Trump và Putin và được quốc tế đánh giá cao.
Cách tiếp cận của ông Abe trong một thỏa thuận với Nga để giành lại các vùng lãnh thổ phía Bắc cũng rất thuyết phục. Ông Abe đã cố gắng ngăn chặn một khả năng Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để đối đầu với Nhật Bản.
Mặc dù phải từ chức giữa chừng, các cuộc đàm phán về Lãnh thổ phía Bắc đã đạt được những bước tiến ổn định, được minh chứng bằng những tuyên bố từ Tổng thống Putin. Điển hình như cuộc họp báo chung ngày 16/12/2016.
“Nếu đề xuất của Thủ tướng Abe được hiện thực hóa, hòn đảo này có thể trở thành mối liên kết giữa Nhật Bản và Nga, chứ không phải là nguồn gốc gây tranh cãi giữa hai nước. (…) Đề xuất của Thủ tướng Chính phủ là thành lập một tổ chức đặc biệt cho các hoạt động kinh tế trên đảo, ký kết hiệp định, tạo cơ chế hợp tác, trên cơ sở đó tạo điều kiện giải quyết vấn đề hiệp ước hòa bình. (…)”
C Trong suốt nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe đã tổ chức 27 hội nghị thượng đỉnh Nhật-Nga với Tổng thống Putin để đàm phán về vấn đề Lãnh thổ phía Bắc và hướng tới việc ký kết hiệp ước hòa bình. Cùng với việc tăng cường liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, có thể thấy rằng, ông Abe đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ nền độc lập của Nhật Bản trong khuôn khổ liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, và tìm cách cải thiện quan hệ với Nga. Do đó, ông đã dành được nhiều sự kính trọng từ giới chính trị cấp cao của Nga.
Chính quyền Kishida đôi khi được cho là đã “dừng các hoạt động ngoại giao nghiệp dư chỉ đạo bởi Văn phòng Thủ tướng dưới thời ông Abe, khôi phục các hoạt động ngoại giao do các chuyên gia từ Bộ Ngoại giao lãnh đạo. Đây là một bước đi sai lầm. Hành động đó thể hiện sự kém cỏi của một số quan chức đối ngoại, những người không thể theo kịp trình độ ngoại giao của Văn phòng Chính phủ dưới thời Abe. Cựu Tổng cục trưởng Cục Anh ninh Quốc gia Shigeru Kitamura, người ủng hộ đường lối ngoại giao của Văn phòng Abe vào thời điểm đó, đã gặp Tổng thống Trump và Putin và được quốc tế đánh giá cao.
Cách tiếp cận của ông Abe trong một thỏa thuận với Nga để giành lại các vùng lãnh thổ phía Bắc cũng rất thuyết phục. Ông Abe đã cố gắng ngăn chặn một khả năng Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau để đối đầu với Nhật Bản.
Mặc dù phải từ chức giữa chừng, các cuộc đàm phán về Lãnh thổ phía Bắc đã đạt được những bước tiến ổn định, được minh chứng bằng những tuyên bố từ Tổng thống Putin. Điển hình như cuộc họp báo chung ngày 16/12/2016.
“Nếu đề xuất của Thủ tướng Abe được hiện thực hóa, hòn đảo này có thể trở thành mối liên kết giữa Nhật Bản và Nga, chứ không phải là nguồn gốc gây tranh cãi giữa hai nước. (…) Đề xuất của Thủ tướng Chính phủ là thành lập một tổ chức đặc biệt cho các hoạt động kinh tế trên đảo, ký kết hiệp định, tạo cơ chế hợp tác, trên cơ sở đó tạo điều kiện giải quyết vấn đề hiệp ước hòa bình. (…)”
Chính sách ngoại giao của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Abe luôn hướng tới đối thoại, rất thực tế và chiến lược. Sự bế tắc trong cuộc chiến ở Ukraine, nơi Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự, đang càng làm nổi bật giá trị thực sự trong chính sách ngoại giao của cựu thủ tướng Abe.
—-
Chính sách ngoại giao của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Abe luôn hướng tới đối thoại, rất thực tế và chiến lược. Sự bế tắc trong cuộc chiến ở Ukraine, nơi Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự, đang càng làm nổi bật giá trị thực sự trong chính sách ngoại giao của cựu thủ tướng Abe.
—-
Masaru Sato
Tác giả và nguyên chuyên viên phân tích tại Bộ Ngoại giao
Sinh năm 1960 tại Tokyo, Masaru Sato tốt nghiệp Khoa Thần học Cao học, Đại học Doshisha năm 1985. Ông nhận Giải thưởng Tài liệu Shincho và Giải thưởng Sách phi hư cấu Oya Souichi cho tác phẩm “Jikkai suru Teikoku” (Đế chế tự hủy diệt) do Shinchosha xuất bản. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm “Biên niên sử trong tù” (Iwanami Shoten) và “Nghệ thuật đàm phán” (Bungeishunju).
Nguồn: Yahoo! Japan https://news.yahoo.co.jp/articles/7a931aac9f98740f2d74b598e447a8e12558bbbd?page=1
Ý kiến