Cha đẻ Uniqlo – Tadashi Yanai là người đã tạo nên đế chế thời trang Uniqlo và trở thành 1 doanh nhân tỷ phú. Ông không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn được người ngoài nước biết đến và rất khâm phục. Là 1 doanh nhân có tiếng, cuộc sống của ông cũng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Mục lục
- Cha đẻ Uniqlo – người đàn ông giàu nhất Nhật Bản
- Hành trình lập ra Uniqlo của Tadashi Yanai
- Khởi đầu sự nghiệp bằng việc tiếp quản cửa hàng kinh doanh của cha
- Nắm bắt xu thế thị trường, tạo ra hình thức kinh doanh “độc nhất vô nhị”
- Thành lập Uniqlo – 1 đế chế mới trong ngành bán lẻ thời trang bình dân
- Hành trình mang Uniqlo đến thị trường quốc tế
- Tuyên ngôn của Uniqlo về chất lượng quốc tế
- Thành tích vượt trội của Uniqlo trên toàn cầu
- Cuộc sống giàu có nhưng kín tiếng của cha đẻ Uniqlo
Cha đẻ Uniqlo – người đàn ông giàu nhất Nhật Bản
Tính đến tháng 4 năm 2021, ông là người giàu nhất Nhật Bản. Giá trị tài sản ròng ước tính là 42 tỷ USD. Ông cũng là người giàu thứ 34 trên thế giới theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.
Tỷ phú Yanai và gia đình sở hữu 44% cổ phần của Fast Retailing. Đây là công ty may mặc lớn thứ 3 trên thế giới. Còn ông Yanai đứng thứ 41 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2020.
Thuở thiếu thời của người tạo ra đế chế Uniqlo
Ông Tadashi Yanai sinh năm 1949 trong gia đình thợ may ở Hiroshima – Nhật Bản. Tuổi thơ của ông gắn liền với tiệm may nhỏ của gia đình. Được bao quanh bởi các loại vải, kim và cách may lấy cảm hứng từ cha mình. Tỷ phú Yanai học trường trung học Ube sau đó là Đại học Waseda. Ông tốt nghiệp đại học năm 1971 có bằng cử nhân kinh tế và chính trị.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu sự nghiệp bán quần áo và đồ dùng nhà bếp trong một siêu thị Jusco. Một năm sau, ông Yanai nghỉ việc. Ông về kế thừa công việc kinh doanh của cha mình. Lúc này, Yanai mới bàng hoàng khi nhận ra hiệu quả làm việc và thái độ làm việc của nhân viên kém hơn rất nhiều so với Jusco. Kể từ đó, ông quyết tâm tiếp bước cha mình và thay đổi cửa hàng này.
Tadashi Yanai đã đạt được thành tựu lừng lẫy
Nhìn lại chặng đường đã qua không hề dễ dàng, để có được thành công như ngày hôm nay. Tadashi Yanai đã gặp không ít thất bại khi mới bước chân vào cuộc đua thế giới. Nhưng mang tinh thần võ sĩ đạo người Nhật, không chịu thua trước nghịch cảnh đã giúp ông Tadashi Yanai vượt qua thất bại. Ông đã đưa Uniqlo trở thành một trong những thương hiệu thời trang bình dân hàng đầu trên thế giới.
Hành trình lập ra Uniqlo của Tadashi Yanai
Khởi đầu sự nghiệp bằng việc tiếp quản cửa hàng kinh doanh của cha
Năm 1972, Tadashi Yanai bắt đầu tiếp quản công ty Ogōri Shōji từ cha mình. Lần đầu tiên sở hữu chuỗi 22 cửa hàng khiến Tadashi Yanai trở nên kiêu ngạo và tự phụ. Ông chia sẻ, vào thời điểm đó, 6/7 quản lý giàu kinh nghiệm nhất của công ty đã rời đi vì phong cách quản lý kiêu ngạo của ông. Cuộc khủng hoảng nhân sự buộc Tadashi phải làm mọi việc để điều hành công ty từ dọn dẹp, cung cấp đến tiếp thị sản phẩm.
Ông đã tự xác lập mình là người làm chủ cuộc chơi và đặt ra các quy tắc. Ông bổ sung hàng loạt nhân viên mới để tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ông thiết lập một loạt các chuẩn mực văn hóa biến Ogōri Shōji thành Fast Retailing đậm bản sắc và giá trị mang tên Tadashi Yanai.
Nắm bắt xu thế thị trường, tạo ra hình thức kinh doanh “độc nhất vô nhị”
Vào những năm 80 – 90 của thế kỷ trước, Tadashi Yanai nhận thấy Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thời trang bình dân giá rẻ. Giới trẻ Nhật Bản đã bắt đầu ưa chuộng các sản phẩm bán sẵn hơn so với trang phục truyền thống được thiết kế riêng như các thế hệ trước.
Ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây hiện đại. Tadashi Yanai ngay lập tức thay đổi hình thức kinh doanh may đo truyền thống thành kinh doanh bán lẻ thời trang. Trong đó, ông kiểm soát toàn bộ quy trình, từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất hàng hóa. Đây là hình thức kinh doanh “độc nhất vô nhị” tại châu Á vào thời điểm bấy giờ.
Thành lập Uniqlo – 1 đế chế mới trong ngành bán lẻ thời trang bình dân
Gánh chịu thất bại do thiếu sót trong việc tìm hiểu đánh giá thị trường
Năm 1984, ông thành lập công ty bán lẻ Uniqlo, viết tắt của Unique Clothing Warehouse. Cửa hàng Uniqlo đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hiroshima. Và sau đó hàng loạt cửa hàng khác xuất hiện ở ngoại ô Tokyo. Tuy nhiên, do chưa có sự nghiên cứu và đánh giá sâu về thị trường. Từ đó, dẫn đến sai sót trong việc lựa chọn địa điểm đặt các cửa hàng.
Cụ thể, các cửa hàng Uniqlo đang mở ở ngoại ô Tokyo. Điều này khiến khách hàng đánh giá các sản phẩm mang nhãn hiệu nhà quê. Kể từ đó, 3 chuỗi cửa hàng mới mở buộc phải đóng cửa vì thiếu khách. Và màn chào sân của Uniqlo không để lại dấu ấn trên thị trường.
Nhanh chóng thay đổi giúp Uniqlo tạo dấu ấn trên thị trường
Cho đến năm 1995, xuất hiện cửa hàng sang trọng 3 tầng nằm trên phố Harajuku, một trong những con phố sầm uất nhất ở trung tâm Tokyo. Động thái này đã giúp Uniqlo có chỗ đứng trên thị trường. Cùng với đó, áo len công nghệ của Fast Retailing Group rất được giới trẻ ưa chuộng và thành công vang dội.
Với tiêu chí “Made for all”, ngoài những tính năng thông minh, quần áo Uniqlo luôn được thiết kế để phù hợp với tất cả mọi người, từ những người trẻ tuổi nhất đến những người lớn tuổi nhất.
Hành trình mang Uniqlo đến thị trường quốc tế
Hướng tới thị trường Anh Quốc đầu tiên
Năm 2001, Tadashi Yanai bắt đầu bước ra đấu trường quốc tế và chọn Vương quốc Anh, đất nước mà Yanai đặc biệt ngưỡng mộ ở Châu Âu. Ông mạnh tay mở chuỗi 21 cửa hàng trên khắp Vương quốc Anh. Vào thời điểm đó, rất ít người có đủ can đảm để khám phá một thị trường hoàn toàn xa lạ, cách xa nửa vòng trái đất từ quê nhà.
Khác biệt văn hóa, thị trường
Điều này mang đến những rủi ro to lớn về sự khác biệt văn hóa, sự phân khúc thị trường mạnh mẽ và khả năng làm hài lòng những người tiêu dùng khó tính nhất trên thế giới.
Thất bại chóng vánh khi hàng loạt 16 cửa hàng sụp đổ trên khắp nước Anh, Uniqlo nhận thất bại cay đắng ở lượt đi trên sân chơi lớn.
Lạc quan và điềm tĩnh đối mặt với thất bại
Nhưng đối với Tadashi Yanai, lúc đó ông lại bình tĩnh một cách đáng kinh ngạc. Thậm chí ông còn bày tỏ sự vui mừng và cởi mở khi được phỏng vấn về thất bại lớn nhất. Chính nhờ khả năng ứng phó với khủng hoảng, Tadashi Yanai đã tìm ra nguyên nhân thất bại.
Cụ thể, bằng việc giao toàn bộ quyền vận hành chuỗi 20 cửa hàng tại Anh cho các nhà quản lý địa phương, những người có kinh nghiệm quản lý các thương hiệu cao cấp. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn về xu hướng thời trang tại Uniqlo.
Cụ thể, các sản phẩm của Uniqlo trước đây hướng đến người tiêu dùng châu Á. Khi mở rộng sang một thị trường mới, đã xảy ra xung đột trong xu hướng tiêu dùng. Với vóc dáng to lớn và ưa chuộng thiết kế phóng khoáng của người Anh, các sản phẩm của Uniqlo nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Tadashi Yanai nhanh chóng đưa ra giải pháp vực dậy Uniqlo
Ông tiếp tục sử dụng quản lý người Anh. Nhưng tất cả nhân viên cấp dưới đều được tuyển dụng từ Nhật Bản. Điều này giúp Uniqlo có được hướng đi đúng đắn tại thị trường Anh. Đồng thời bảo tồn bản sắc và các giá trị của công ty.
Năm 2004, Tadashi Yanai cho ra đời những dòng sản phẩm được thiết kế theo công nghệ riêng của Uniqlo. Những mẫu áo len được làm từ chất liệu vải cashmere và công nghệ heattech (tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể) được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm ngôi sao.
Việc duy trì 10 cửa hàng ban đầu giúp cho việc quản lý của Uniqlo nhẹ nhàng và chất lượng hơn tại thị trường Anh. Cha đẻ Uniqlo cho biết các cửa hàng trên đều nằm ở những vị trí đắc địa ở các thành phố lớn. Nó không chỉ gây ấn tượng với người tiêu dùng trong nước mà còn thu hút khách du lịch nước ngoài.
Tuyên ngôn của Uniqlo về chất lượng quốc tế
Năm 2004, Yanai đã quảng bá về sự xuất hiện của Uniqlo trên toàn cầu. Đây được xem là lời tuyên bố về một tiến trình mới. Ông gọi nó là “Tuyên ngôn của Uniqlo về chất lượng quốc tế”. Ông xác định Uniqlo sẽ tập trung vào phục vụ tầng lớp khách hàng trung lưu. Những sản phẩm của Uniqlo sẽ có chất lượng tốt nhất trên thị trường.
Đầu tư về thiết kế
Để thực hiện chiến lược này, Tadashi Yanai đã mời các chuyên gia thời trang, nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới về tư vấn thiết kế để mang đến những sản phẩm tốt nhất.
Trong số những tên tuổi lớn có nhà thiết kế thời trang Carine Roitfed, người từng làm việc cho nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp Vogue. Và đạo diễn của ý tưởng Hermès là Christophe Lemaire. Nhờ sự cộng tác của các chuyên gia thời trang lỗi lạc, các thiết kế của Uniqlo ngày càng trở nên tinh tế và hấp dẫn khách hàng.
Cải tiến công nghệ
Bên cạnh đó, tập đoàn không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để cho ra đời những chất liệu riêng của Uniqlo. Điều này giúp sản phẩm có chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại từ các thương hiệu khác.
Chính vì vậy, người tiêu dùng trên thế giới luôn tin tưởng. Thể hiện sự quan tâm và ưa chuộng các sản phẩm mới qua mỗi lần ra mắt.
Chiến lược quảng bá, truyền thông tích cực
Ngoài ra, chiến lược xây dựng thương hiệu tốt giúp Uniqlo thắng lớn trên nhiều mặt. Tadashi Yanai vốn là một tín đồ thể thao. Ông liên tục chi tiền để tài trợ cho các vận động viên quần vợt ở các giải đấu lớn trên thế giới.
Cụ thể Kei Nishikori, tay vợt nổi tiếng số 1 Nhật Bản và Novak Djokovic tay vợt xuất sắc nhất thế giới đến từ làng banh nỉ. Họ luôn xuất hiện trong các giải đấu với logo Uniqlo trên ngực. Thông điệp được lan truyền trên toàn thế giới. Các sản phẩm của Uniqlo không chỉ phù hợp với các hoạt động thường ngày mà còn phù hợp với các hoạt động thể thao khác.
Thành tích vượt trội của Uniqlo trên toàn cầu
Thương hiệu Uniqlo do CEO Tadashi Yanai đứng đầu là ngôi sao sáng nhất của Fast Retailing Group. Fast Retailing đã vận hành 2.298 cửa hàng Uniqlo trên toàn cầu tính đến tháng 11 năm 2020. 60% trong số này nằm ở Châu Á bên ngoài Nhật Bản. Với 791 cửa hàng, Trung Quốc là thị trường thứ hai sau Nhật Bản, với 815 cửa hàng.
Cuộc sống giàu có nhưng kín tiếng của cha đẻ Uniqlo
Lối sống kín đáo không phô trương
Là người giàu nhất xứ sở mặt trời mọc nhưng Tadashi Yanai và các thành viên trong gia đình sống kín đáo. Họ không phô trương.
Bà Teruyo Nagaoka – Phu nhân kín tiếng của tỷ phú quyền lực nhất Nhật Bản
Vợ ông là Teruyo Nagaoka. Họ có hai con trai tên là Kazumi Yanai và Koji Yanai. Dù là vợ của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản nhưng Teruyo Nagaoka rất kín tiếng. Qua những bức ảnh hiếm hoi được chia sẻ trên truyền thông, có thể thấy bà Teruyo Nagaoka rất giản dị. Nhưng bà được coi là người đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chồng.
Thông tin hai người con trai của tỷ phú Yanai cũng rất hiếm
Từ quá trình học hành, xây dựng sự nghiệp cho đến việc lập gia đình riêng, họ đều kín tiếng và không được chia sẻ trên truyền thông. Mọi người chỉ biết rằng họ đều làm việc trong công ty của cha và đều đang giữ chức Phó chủ tịch của Fast Retailing.
Hai người con cũng là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn. Bên cạnh đó, Kazumi Yanai và Koji Yanai đều được dự đoán là người kế nhiệm sau khi ông về hưu.
Cha đẻ Uniqlo nghỉ hưu và người kế vị tiếp theo vẫn còn là 1 ẩn số
Năm 2017, Tỷ phú Yanai nói với Nikkei Asia Review rằng ông sẽ nghỉ hưu ở tuổi 70 và từ chức CEO của Fast Retailing. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2021), ở tuổi 72, vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc ông sẽ từ bỏ vai trò hội đồng quản trị của tập đoàn và người kế nhiệm.
Cách tiêu tiền đẳng cấp của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản
Là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản nên ông Yanai cũng thể hiện cách tiêu tiền đẳng cấp của mình khiến nhiều người kinh ngạc và ngưỡng mộ.
Căn biệt thự vài chục triệu đô tại khu phố đắt đỏ nhất Nhật Bản
Gia đình ông hiện đang sống trong một dinh thự trị giá 50 triệu USD ở ngoại ô Tokyo. Căn biệt thự nằm trong khu rừng ở Tokyo này được ông Yanai mua trong một cuộc đấu giá vào năm 2001.
Một bức ảnh về nơi ở của triệu phú cũng được giữ bí mật. Gia đình Yanai cũng sở hữu một ngôi nhà trị giá khoảng 74 triệu USD ở khu Shibuya, Tokyo.
Theo The Japan Times, Shibuya là quận đắt đỏ nhất Nhật Bản và là nơi ở của nhiều quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu.
Sở hữu những sân golf đẳng cấp
Tỷ phú Yanai còn được biết đến là một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp. Mỗi mùa hè, Yanai chơi gôn ở Hawaii trong 3 tuần. Ông sở hữu hai sân golf trị giá 74,1 triệu USD.
Ông đã mua một sân golf đồn điền ở Hawaii với giá 50 triệu đô la vào năm 2009. Và chỉ một năm sau, ông mua một sân golf khác bên cạnh, Vịnh Kapalua, với giá 24,1 triệu USD.
Cha đẻ của Uniqlo luôn tích cực từ thiện
Tỷ phú Yanai không chỉ biết tiêu tiền đúng chỗ, có giá trị mà còn rất tích cực làm từ thiện. Tháng 3/2011, ông Yanai đã quyên góp hơn 200 tỷ đồng cho các nạn nhân của trận động đất ở Sendai. Cần cù và kiên nhẫn là đức tính dễ nhận biết của tỷ phú Yanai.
Doanh nhân truyền cảm hứng
Ông cũng nổi tiếng là một doanh nhân có những câu nói truyền cảm hứng, đặc biệt là về sự thất bại và thành công. Tỷ phú Yanai cho biết ông đã gặp nhiều thất bại trên con đường lập nghiệp nhưng không vì thế mà ông bỏ cuộc.
“Tôi sẽ không thể có được thành công như ngày hôm nay nếu không thất bại nhiều lần. Nhiều người coi thất bại là một thứ gì đó rất tồi tệ. Bạn hãy lạc quan và tin rằng mình sẽ tìm thấy thành công trong lần tiếp theo“, tỷ phú giàu nhất Nhật Bản cho biết.
“Không được sợ thất bại. Trong chính những thất bại đó sẽ có những hạt mầm để thành công. Cái làm con người hối hận nhất trong cuộc đời là không chấp nhận thử thách“, một câu nói nổi tiếng khác của cha đẻ Uniqlo về sự thành công và thất bại.
Ý kiến