Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản đóng góp rất nhiều vào việc gia tăng giá trị của nền kinh tế đất nước. Trong năm 2022 và nhiều năm tới, chính phủ Nhật Bản đặt kỳ vọng sẽ cải thiện hơn nữa số lượng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam, nhất là với ngành lương thực thực phẩm. Cùng JapanBiz tìm hiểu câu chuyện cụ thể được chia sẻ trong bài viết dưới đây về thị trường xuất khẩu của Nhật Bản.
Kỳ vọng của chính phủ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam
Theo thông tin được công bố trong Chiến lược Mở rộng Xuất khẩu Nông, lâm, thủy sản và thực phẩm, Nhật Bản đặt mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu quốc gia bắt đầu từ năm 2020. Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản và thực phẩm của Nhật Bản sẽ đạt mức 14,4 tỷ USD vào năm 2025 và 36,1 tỷ USD vào năm 2030.
Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều thông tin và hướng dẫn về việc tăng cường xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Nhật Bản thâm nhập vào các thị trường quốc tế, đặc biệt là đạt kết quả thực trong thúc đẩy xuất khẩu. Các chính sách này tập trung nhiều vào các thành phố lớn tại Việt Nam như TP. HCM và Hà Nội. Đây được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản.
Theo thông tin từ Phòng khu vực quốc tế thuộc Cục xuất khẩu và các vấn đề quốc tế thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF), các chương trình ngoại giao quốc tế được triển khai rộng rãi và mạnh mẽ hơn để giúp các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hiệu quả hơn. Nhật Bản hy vọng rằng những chương trình này sẽ giúp hiểu hơn về văn hóa địa phương, hệ thống phân phối, và nhu cầu của người dân bản địa để xây dựng các chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả hơn.
Một số chiến lược để cải thiện chính sách xuất khẩu của Nhật Bản
Nhiều chính sách nghiên cứu đã được đưa ra để thúc đẩy sản lượng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản. Chính phủ hy vọng việc này sẽ cải thiện giá trị xuất khẩu thông qua việc tập trung vào các dòng sản phẩm cao cấp và kiểm soát hàng hóa hiệu quả hơn.
Thực tế, các mặt hàng cao cấp của Nhật Bản luôn được đánh giá cao ở nước ngoài. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp hàng bị tuồn lậu ra nước ngoài hoặc bị đạo nhái và bán với giá rẻ hơn, làm mất đi các thị trường tiềm năng. Một ví dụ điển hình là vào năm 2016, nho Shine Muscat của Nhật Bản đã bị tuồn lậu ra nước ngoài và trồng tràn lan tại Trung Quốc, gây thiệt hại ít nhất 72,2 triệu USD hàng năm cho ngành nông sản Nhật Bản. Do đó, chính phủ Nhật Bản tin rằng việc kiểm soát và gia tăng quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ là rất cần thiết để đảm bảo công bằng trong việc xuất khẩu sản phẩm.
Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản đang được cơ quan MAFF tập trung cải thiện và đẩy mạnh xuất khẩu có thể kể đến như các loại thực phẩm hữu cơ, đồ uống có cồn hữu cơ. Nhật Bản đặt kỳ vọng có thể xuất khẩu các sản phẩm này vào các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ. Hệ thống đánh giá chất lượng của Japanese Agricultural Standards (JAS) là cơ sở quan trọng để việc xuất khẩu đồ uống có cồn của Nhật Bản trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Theo các thông tin từ MAFF, nhằm tối đa hóa các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản, quốc gia này thường xuyên tổ chức giao lưu và trao đổi các phái đoàn ngoại giao với nước ngoài nhằm hiểu biết sâu sắc về thị trường nước ngoài. Tại TP. HCM, nhiều tổ chức và công ty Nhật Bản đã đẩy mạnh việc quảng cáo và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm hữu cơ của Nhật Bản.
Các nền tảng tương tự cũng đã được thiết lập tại Bangkok (Thái Lan), Singapore, Los Angeles, New York (Mỹ) và Paris (Pháp). Đại diện MAFF cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch xây dựng các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu này và ít nhất 8 nền tảng đã được thiết lập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, chẳng hạn như Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), từ nay tới năm 2023”.
Tình hình nền kinh tế Nhật Bản và những đóng góp của việc xuất khẩu hàng hóa
Dù kinh tế Nhật Bản hiện nay đang có những bước chững lại, chúng ta không thể phủ nhận sự thật rằng Nhật Bản đã có những bước phát triển thần kỳ để trở thành một quốc gia giàu có rất nhanh chóng sau Thế chiến thứ 2. Vào giữa năm 2016, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2021 tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1980, giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới phục hồi, bù đắp nhu cầu nội địa yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Với tinh thần tự cường và nỗ lực không mệt mỏi của người Nhật, dù phải trải qua những biến động, khó khăn của đại dịch, nền kinh tế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản trong tháng 5/2021 tăng 49,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 6.260 tỷ Yên (57 tỷ USD), mức tăng cao nhất kể từ kỷ lục 51,4% ghi nhận vào tháng 4/1980.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô của Nhật Bản đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, với các mức tăng tương ứng 135,5% và 139,1%.
Để đạt được những thành công đó, phải kể đến chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản. Các chính sách này tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Là một quốc đảo phải chịu nhiều khắc nghiệt của tự nhiên, Nhật Bản không có nhiều điều kiện phát triển tài nguyên canh tác, nên tập trung vào xuất khẩu để kiếm ngoại tệ cho nhập khẩu thực phẩm và năng lượng.
Nhiều chính sách quốc gia đã ra đời để khuyến khích các nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa, với các chương trình ưu đãi như cấp vốn hỗ trợ xuất khẩu, hệ thống thuế đẩy mạnh xuất khẩu.
Có thể thấy rằng, chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế dựa vào việc phát triển xuất khẩu. Việt Nam và các quốc gia khu vực châu Á là điểm đến tin cậy và giàu tiềm năng trong hành trình thúc đẩy các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản. Sự giao lưu kết nối và mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ là cầu nối vững chắc cho những chính sách này của Nhật.
Ý kiến