Mục lục
Đôi nét về kinh doanh online ở Nhật
- Thị trường thương mại điện tử Nhật Bản lớn thứ 3 trên thế giới
- Amazon là sàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với 15% tỷ trọng thị trường
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm (CAGR 2022-2025) là 14,7%, tương đương 324,6 tỷ USD năm 2025
- Tỷ lệ thâm nhập thị trường dự kiến đạt 76,7% năm 2022, và chạm mốc 85,7% vào năm 2025
- Dự kiến doanh thu trung bình trên đầu người (ARPU) đạt 2,23 nghìn USD
Xu hướng kinh doanh online ở Nhật Bản trong thời kỳ COVID-19
Hoạt động kinh doanh online ngành thực phẩm đồ uống tăng nhanh
Sự phổ biến của điện thoại thông minh, internet tốc độ cao 5G cũng như sự phát triển nhanh chóng của các phương thiện thanh toán điện tử đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh online tại Nhật Bản.
Trước đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh online ở Nhật đã trên đà phát triển thuận lợi. Khi tình trạng khẩn cấp do đại dịch bùng nổ diễn ra, nhu cầu mua sắm online tại Nhật ngày càng cao.
Nhiều người tiêu dùng đã đổi thói quen mua sắm, từ mua tại các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị sang mua sắm online. Dịch bệnh cũng khiến nhu cầu dự trữ thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu như giấy vệ sinh tăng cao. Do đó, mua sắm online không chỉ giúp đảm bảo an toàn, mà còn tiện lợi hơn, đặc biệt đối với những người tiêu dùng không có xe ô tô riêng.
Người tiêu dùng lớn tuổi cũng bắt đầu thói quen mua sắm online sau dịch COVID-19
Việc mua sắm online đã không còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19, tệp khách hàng của các hoạt động kinh doanh online đã được mở rộng.
Người tiêu dùng lớn tuổi ở Nhật đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm online. Nếu như trước kia, người lớn tuổi Nhật Bản ít tin tưởng vào việc mua sắm online, nay, nhiều người đã bắt đầu mua sắm trên các trang thương mại điện tử. Nguyên nhân lớn nhất là do người lớn tuổi là nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, nên một số người đã chấp nhận chuyển đổi thói quen tiêu dùng để giảm thiểu nguy hiểm.
Tuy nhiên, tệp khách hàng mới này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà kinh doanh online Nhật Bản. Theo khảo sát của Trung tâm chăm sóc khách hàng Nhật Bản, lượng câu hỏi liên quan đến các vấn đề mua sắm online từ những khách hàng trên 60 tuổi tăng nhanh. Các vấn đề thường gặp bao gồm đặt nhầm và các vấn đề liên quan đến huỷ đơn hàng. Do đó, khi ngày càng nhiều khách hàng lớn tuối sử dụng dịch vụ mua sắm online, các công ty cần điều chỉnh dịch vụ của họ để thân thiện hơn với người dùng ở mọi độ tuổi.
Những vấn đề về chuỗi cung ứng trong và hậu đại dịch COVID-19
Nhu cầu mua sắm online tăng nhanh do đại dịch cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành cung ứng Nhật Bản.
Các công ty chuỗi cung ứng phải đương đầu với việc thiếu nhân công do nhu cầu cung ứng tăng cao. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm việc tại các trung tâm phân phối trong mùa dịch cũng là một thách thức đối với các chủ doanh nghiệp.
Không những thế, những khu vực phong toả do nhiễm bệnh cũng khiến việc phân phối hàng hoá gặp khó khăn. Theo thống kê cho thấy, các trường hợp giao hàng chậm đã tăng đáng kể kể từ năm 2020. Thêm vào đó, việc Nhật Bản đóng cửa biên giới, cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thương mại điện tử trong nước và giữa các quốc gia.
Để ứng phó với các khó khăn trên, một số doanh nghiệp chuỗi cung ứng đã đổi tuyến đường phân phối hàng hoá. Các công ty chuyển phát, taxi và các hãng xe buýt, đường sắt Nhật Bản bắt đầu hợp tác cùng nhau, tạo ra các gói vận chuyển mới. Cách này vừa có thể tận dụng hệ thống giao thông công cộng đang ít được sử dụng do nhu cầu đi lại giảm, vừa giúp giải quyết nhu cầu thiếu phương tiện và nhân công của ngành cung ứng khi nhu cầu mua sắm online tăng cao.
Cơ hội kinh doanh online tại Nhật Bản trong tương lai
Sự phát triển không ngừng của các trang thương mại điện tử Nhật Bản
Ngay cả khi tình hình dịch bệnh không còn căng thẳng, nhu cầu mua sắm online dự kiến vẫn sẽ tăng, do người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua sắm mới.
Cùng với xu hướng tiêu dùng mới, các trang thương mại điện tử lớn ở Nhật Bản như Amazon, Rakuten đã chuẩn bị cho việc hoàn thiện và nâng cấp các dịch vụ của mình, tăng chất lượng và giảm thời gian vận chuyển.
Điều này không những giúp trải nghiệm mua sắm online của khách hàng tăng, mà còn thu hút nhiều doanh nghiệp chuyển sang hình thức kinh doanh online trên các trang thương mại điện tử Nhật Bản.
Sự phát triển của các hình thức kinh doanh online mới
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian mở cửa hoặc thậm chí đóng cửa trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của công ty. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu mở rộng sang hình thức kinh doanh online.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, cách hình thức kinh doanh online cũng trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn.
Livestream
Đầu tiên phải kể đến là hình thức livestream bán hàng. Livestream đã và đang trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc với hàng triệu lượt theo dõi. Người tiêu dùng hào hứng xem livestream để được gặp những người nổi tiếng, hoặc những nhân vật họ yêu thích.
Livestream giúp doanh nghiệp có thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thông qua website hoặc mạng xã hội. Đồng thời, có thể tương tác trực tiếp và giải đáp kịp thời các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp không chỉ bán được hàng hoá, mà còn xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Có thể nói, livestream là một trong những hình thức kinh doanh online triển vọng nhất trong thời kì đại dịch. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, hình thức livestream bán hàng chưa được phát triển mạnh mẻ. Tuy nhiên, đây lại là tiềm năng lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh online tại Nhật Bản có thể áp dụng trong tương lai.
Ứng dụng thực tế ảo
Dịch COVID-19 khiến nhiều khách hàng lo ngại về việc thử quần áo và đồ trang điểm tại các cửa hàng. Do đó, một số doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR), tạo ra các phòng thử đồ thực tế ảo, cho phép khách hàng dù mua sắm trực tuyến vẫn có thể thử các bộ trang phục hoặc sản phẩm trang điểm online. Từ đó, không chỉ gia tăng trải nghiệm mua sắm online, giúp khách có thể dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm, và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
Chương trình tích điểm
Để giữ chân và duy trì khách hàng, nhiều doanh nghiệp tạo ra các chương trình tích điểm trực tuyến, các ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết. Thu thập và số hoá thông tin của khách hàng, đảm bảo trải nghiệm mua sắm đồng đều từ mua tại cửa hàng hay online sẽ giúp tăng độ yêu thích và lòng trung thành của khách hàng.
Ý kiến