Không ít người hiện nay đang đánh giá rằng chúng ta quá nghiện sự tiện lợi của những bữa ăn được giao đến tận nhà và dịch vụ order đồ ăn giao tận nơi trở nên phổ biến ở khắp mọi quốc gia. Dịch vụ order đồ ăn ở Nhật cũng đang trở thành xu hướng khi có nhiều tiện ích và cho phép bạn thoải mái đặt hàng, ăn những món mình thích mà không cần phải đi xa. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của tình hình kinh tế thị trường và giá nhiên liệu, tiền phí giao hàng thậm chí còn mắc hơn cả tiền món ăn.
Biên lai giao hàng ngày một dài hơn
Các khoản phụ phí cho các đơn hàng nhỏ, nhiên liệu cho tài xế hoặc giao hàng ở khu vực đông đúc, khi kết hợp với tiền boa (người Nhật luôn có xu hướng gửi thêm tiền tip cho tài xế), có thể nhanh chóng biến món cà phê và bánh mì trị giá 6 đô la của bạn thành đơn hàng 14 đô la.
Chắc chắn là không có bất kỳ vị khách hàng nào thích điều này, nhưng đây cũng là điều mà không người tiêu dùng nào có thể tránh khỏi trong một ngành giao hàng đã nhanh chóng được củng cố và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là khách hàng sẽ chịu mức phí quá cao trong bao lâu trước khi từ bỏ ứng dụng.
Xem qua các bản cập nhật doanh thu theo tháng từ công ty hàng đầu trong ngành DoorDash và Uber Eats – một công ty con của Uber Technologies, thì có thể thấy câu trả lời là sẽ không còn sớm nữa. DoorDash đánh bại kỳ vọng của Phố Wall về các đơn đặt hàng và giá trị của các đơn đặt hàng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành Uber – Dara Khosrowshahi, đảm bảo với các nhà đầu tư rằng lạm phát tăng cao không ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Ông cho rằng “Họ đang chi tiền cho những trải nghiệm và đồ ăn là một phần trong số đó mà thôi”.
Dịch vụ order đồ ăn ở Nhật và giao hàng tận nơi đã từng rất rẻ, nhưng đó là khi các công ty này tập trung vào việc thu hút khách hàng trong giai đoạn khởi nghiệp và không lo lắng về chi phí cho việc làm tăng doanh thu, lợi nhuận công ty. Kết quả là người Nhật nhanh chóng trở nên nghiện sự dễ dàng khi được giao các bữa ăn chuẩn bị sẵn đến tận nhà trong nền kinh tế tiện lợi đang phát triển, như nó đã từng được biết đến.
Bạn hãy thử nghĩ về việc trả lại hàng trực tiếp tại cửa hàng. Nhờ có Amazon.com mà chúng ta đã quen với việc mua hàng giá rẻ trực tuyến và trả lại miễn phí. Nhưng điều đó hiện tại đang dần thay đổi. Các công ty từ Amazon đến chuỗi cửa hàng tạp hóa Kroger và DoorDash, và các công ty cùng ngành đang dần bắt đầu đánh giá cao sự tiện lợi, tin rằng nó đã trở thành một thói quen mà chúng ta không thể từ bỏ được nữa. Những ngày xưa tốt đẹp của sự thuận tiện và giá cả phải chăng của dịch vụ order đồ ăn ở Nhật đang dần hạn chế đi.
Áp lực lợi nhuận khiến các công ty giao hàng phải điều chỉnh chiến lược phát triển
Các công ty giao hàng với tư cách là các thực thể niêm yết công khai đang chịu áp lực phải tạo ra lợi nhuận tốt hơn, thay vì chỉ theo đuổi việc có nhiều khách hàng sử dụng app hơn. Việc hợp nhất, đặc biệt là kể từ khi đại dịch bắt đầu, đã khiến ba công ty thống trị ở Hoa Kỳ. DoorDash có 65% doanh số từ việc giao đồ ăn tính đến tháng 4, bao gồm cả doanh số từ đơn vị Caviar của họ, theo Bloomberg Second Measure – nhà cung cấp phân tích dữ liệu giao dịch. Uber Eats có 25% cổ phần, có được nhờ việc mua lại Postmate vào năm 2020. Trong khi đó, Grubhub – trong nhiều năm dưới sự đầu tư của Seamless, Eat24 và Tapingo trước khi được mua lại bởi Just Eat Takeaway.com, đạt mức lợi nhuận có 9%.
Các nền tảng hiện có quyền định giá lớn hơn với cả người tiêu dùng và nhà hàng. Một báo cáo của McKinsey & Co. được thực hiện vào năm 2021 ước tính rằng thực khách cuối cùng sẽ trả thêm 40% cho giá món ăn trên app so với giá được niêm yết trên thực đơn trực tiếp tại quán. Mức giá này đã được tính toán trong đó bao gồm phí giao hàng, tiền boa và phí dịch vụ nền tảng, trong khi các quán ăn phải trả từ 15% đến 30% giá của thực đơn bữa ăn như mức phí hoa hồng. Một số nhà hàng cố gắng thu lại các khoản phí bằng cách định giá chênh lệch cho thực đơn ăn tại chỗ và giao hàng tận nơi hoặc tăng giá trên diện rộng.
Một cách để người tiêu dùng giảm các hóa đơn đó là “trung thành” với một nền tảng duy nhất. Khoản phí hàng tháng $10 giúp bạn được giao hàng miễn phí không giới hạn thông qua DashPass của DoorDash, Eat pass của Uber hoặc Grubhub+ qua Grubhub. Chi phí sẽ hợp lý hơn nếu bạn đặt hàng ít nhất hai lần một tháng, mặc dù một số nhà hàng không quảng cáo trên các nền tảng nên các lựa chọn của bạn có thể bị hạn chế.
Để làm cho các ưu đãi của nền tảng trở nên hấp dẫn hơn và tận dụng mạng lưới khách hàng đang có, các công ty đang kết hợp các hình thức giao hàng khác như hàng tạp hóa hoặc rượu. Một số công ty giao hàng đã thử hợp tác để giảm chi phí tiếp thị, chẳng hạn như Amazon cung cấp cho các thành viên Prime một năm miễn phí Grubhub+ hoặc JPMorgan Chase & Co. cung cấp cho các thành viên Chase Sapphire một năm miễn phí DashPass.
McKinsey đặt tỷ suất lợi nhuận truyền thống của họ ở mức từ 7% – 22%, khiến việc tính phí hoa hồng trở nên không khả thi khi việc giao hàng tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh hơn. Các khoản phí “cắt cổ” của ngành đã trở thành một vấn đề kinh tế cấp bách ở đỉnh điểm của đại dịch khi các nhà hàng nhỏ phải đối mặt với tình trạng đóng cửa. Các thành phố như New York và San Francisco đặt mức trần tạm thời cho phí giao hàng, với một số mức thấp tới 10%. Các nhà hàng hoan nghênh động thái này, nhưng các công ty giao đồ ăn đã tích cực vận động để bỏ dịch vụ này, nói rằng họ ngăn cản các nhà hàng trả thêm tiền để quảng cáo và tiếp thị doanh nghiệp của họ. Kể từ đó, một số thành phố đã để luật mất hiệu lực và nhiều khả năng sẽ tuân theo.
Chắc chắn là dịch vụ order đồ ăn ở Nhật sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. Theo Euromonitor International, doanh số giao hàng tận nhà của các nhà hàng có dịch vụ hạn chế đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2017 lên 18% doanh thu của nhà hàng hoặc ngành công nghiệp trị giá 61,8 tỷ USD vào năm ngoái. Trên toàn cầu, doanh thu tăng gấp đôi lên 25% doanh thu của nhà hàng, tương đương 222 tỷ USD. Với việc ba ông lớn giao đồ ăn kiểm soát 99% thị trường, người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn ngoài việc trả phí cao trong tương lai gần hoặc chấp nhận một trong các gói thành viên. Chắc chắn, sẽ có nhiều bất tiện nhưng chúng ta đã trở thành một xã hội quan tâm đến sự tiện lợi – và đó là cái giá phải trả của sự tiện lợi.
Ý kiến