Ở bài trước, ONE-VALUE đã chia sẻ về quy trình khái quát về xuất khẩu nông sản sang Nhật. Tuy nhiên, với một thị trường khó tính như Nhật với những qui định tiêu chuẩn khắt khe, cùng với mặt hàng nông sản vốn phức tạp trong khâu sản xuất cùng vận chuyển, bảo quản, luôn xuất hiện những điểm khó khăn trong từng khâu. Trong bài viết này, ONE-VALUE sẽ chỉ ra TOP những khó khăn lớn nhất trong quá trình xuất khẩu nông sản.
Mục lục
Khó khăn tại khâu sản xuất và nhận chứng nhận kiểm định về chất lượng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Nhật Bản.
Đối với những nhà xuất khẩu sang Nhật, chắc hẳn sẽ không xa lạ với tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản. Cụ thể như tiêu chuẩn Organic JAS (Japanese Agricultural Standards System – Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản) là tiêu chuẩn quốc gia của Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp thực phẩm… được thành lập bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Tiêu chuẩn hữu cơ này gồm nhiều quy định về những tiêu chí cho các sản phẩm và nhãn mác nhằm giúp người tiêu dùng chọn lựa dễ dàng. Tiêu chuẩn JAS gồm 2 phần:
– The Japanese Agricultural Standards (JAS) System: Hệ thống JAS.
– The Quality Labeling Standards Systems: Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng.
Hệ thống tiêu chuẩn JAS
Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn JAS bao gồm:
- Về đất trồng: Đất trồng hữu cơ, nghiêm cấm sử dụng hoá chất nông nghiệp, phân bón hoá học trong vòng ít nhất hai năm (ít nhất ba năm đối với cây lâu năm) trước khi gieo trồng. Không sử dụng hoá chất nông nghiệp, phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất, chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng.
- Về phân bón: sử dụng phân bón hữu cơ từ dư lượng các sản phẩm thừa trong khu vực; và sử dụng chức năng của các vi sinh vật trong khu vực hoặc các khu vực xung quanh. Việc sử dụng phân bón hoá học có thể được cho phép chỉ trong trường hợp các phương thức trên, không làm duy trì và gia tăng năng suất hiệu quả của đất trồng.
- Hạt giống và cây trồng: sử dụng hạt giống và cây trồng hữu cơ; nghiêm cấm sử dụng hạt giống và cây trồng biến đổi gien trong sản xuất.
- Kiểm soát động vật và thực vật gây hại: sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, sinh học hoặc có thể kết hợp để phòng trừ mối nguy hại. Việc sử dụng các chất hoá học để phòng trừ mối nguy hại, chỉ được cho phép khi mối đe doạ sắp xảy ra và khi các biện pháp trên không có hiệu quả.
Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng
Sau khi nuôi trồng nông sản phù hợp với tiêu chuẩn hệ thông JAS, để xuất khẩu được sang Nhật, phía sản xuất phải đăng ký để xin giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo được tiêu chuẩn JAS.
Có 2 cách để giúp sản phẩm của nhà sản xuất được công nhận và có nhãn dán JAS đó chính là:
– Nhà sản xuất có thể chọn một tổ chức phân loại đã được đăng ký.
– Nhà sản xuất tự tiến hành phân loại và các cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp này cần phải có giấy chứng nhận của những đơn vị đã được đăng ký.
Quy trình để xin chứng nhận tiêu chuẩn JAS được tóm gọn như hình vẽ dưới đây:
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về dán nhãn sản phẩm cũng rất quan trọng. Trên nhãn sản phẩm, cần có những thông tin cụ thể bằng tiếng Nhật như dưới đây:
– Thông tin về thành phần sản phẩm.
– Thông tin an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn được quy định bởi chính phủ Nhật Bản.
– Thông tin cảnh báo người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
– Thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
– Thông tin xuất xứ, thời hạn sử dụng và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm.
Dưới đây, ONE-VALUE xin giới thiệu hình ảnh về nhãn mác tiêu chuẩn JAC cho một số loại sản phẩm. Sau khi thay đổi, chứng nhận JAC đã được thay đổi thiết kế như dưới đây:
Khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển, làm thủ tục hải quan
Việc bảo quản các sản phẩm nông sản luôn là vấn đề nan giải đối với cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, bởi hạn sử dụng của các sản phẩm nông sản tươi không kéo dài được như các sản phẩm đóng hộp khác. Bên cạnh đó, tùy vào thời tiết, việc phát sinh ngoài ý muốn như xuất hiện côn trùng, hay hư thối,… cũng gây tới vấn đề thiệt hại không nhỏ.
Mặc dù hiện nay quy trình làm thủ tục hải quan cũng đã trở nên thu gọn hơn, nhưng do tính chất mặt hàng nông sản sẽ mất thời gian nhiều hơn trong việc kiểm dịch thực vật, và rủi ro lớn nhất đó là nếu bị phát hiện không hợp tiêu chuẩn sẽ có thể bị tiêu hủy toàn bộ sản phẩm trong chuyến hàng.
Để tránh gặp phải những điều trên, nhà sản xuất/ xuất khẩu nên sử dụng dịch vụ của các công ty vận chuyển uy tín, cũng như theo dõi sát sao sản phẩm từ khâu nuôi trồng, sản xuất để đạt được theo đúng tiêu chuẩn đáp ứng thị trường Nhật Bản.
Trên đây là một số khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam rất quan tâm khi dự định xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản. Để có thể nắm rõ được hơn các tiêu chuẩn chất lượng của Nhật về mặt hàng nông sản/ sản phẩm cụ thể, tìm kiếm đối tác nhập khẩu, hay hỗ trợ tư vấn chiến lược xuất khẩu sang thị trường Nhật, vui lòng liên hệ tới ONE-VALUE theo địa chỉ mail: japanbiz@onevalue.jp
Nguồn: ONE-VALUE tổng hợp dựa trên thông tin công bố từ trang chủ của Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhật Bản, Cơ quan Hải quan Nhật Bản
Ý kiến