Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động thương mại, kinh doanh trên thế giới bị đình trệ trong năm 2020, trong đó Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, năm 2021 đã chứng kiến sự sôi động trở lại của thị trường M&A tại Nhật. Hãy cùng Japanbiz tìm hiểu về thị trường M&A tại Nhật trong năm qua và xu hướng M&A 2022.
Mục lục
Tổng quan về thị trường M&A Nhật Bản năm 2021
Số lượng và giá trị thương vụ M&A của Nhật Bản
Năm 2021, số lượng thương vụ M&A tại Nhật Bản trong năm 2021 đạt mức 4.280 vụ, tăng 14,7% so với năm 2020 (theo dữ liệu của RECOF DATA Corporation), cao hơn số lượng năm 2019 – trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra (4.088 vụ). Theo số liệu thống kê kể từ năm 2010 đến nay, có thể thấy số lượng thương vụ mua bán sát nhập tại Nhật năm 2021 đã đạt mức cao kỷ lục.
Cơ cấu các thương vụ M&A
Cụ thể, trong năm 2021, chiếm phần lớn vẫn là các thương vụ giữa các doanh nghiệp Nhật trong nước (IN-IN), chiếm 3337 vụ, 625 vụ doanh nghiệp Nhật thu mua/sát nhập công ty nước ngoài (IN-OUT) và 318 vụ công ty nước ngoài thu mua/sát nhập doanh nghiệp Nhật (OUT-IN).
Đặc biệt, có thể thấy số lượng các thương vụ doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu sôi động trở lại sau năm 2020 biến động ( tăng 12,2% về số lượng thương vụ và 59,1% về giá trị thương vụ so với 2020).
Nguyên nhân tăng trưởng các hoạt động M&A tại Nhật
Mặc dù đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, vậy nhưng thị trường M&A tại Nhật vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định, có 3 nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới sự gia tăng số lượng các thương vụ Mua bán và Sát nhập tại Nhật.
Nhu cầu giải quyết về vấn đề thừa kế doanh nghiệp
Lý do đầu tiên là giải quyết vấn đề người kế thừa mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản đang phải đối mặt.
Theo báo cáo thống kê về độ tuổi các các giám đốc/ người điều hành doanh nghiệp do Ngân hàng Teikoku thực hiện, độ tuổi trung bình của các giám đốc doanh nghiệp Nhật tính đến năm 2020 là 60,1 tuổi. Đây là lần đầu tiên kể từ những cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 1990 cho ra kết quả về tuổi thọ trung bình của những người điều hành doanh nghiệp Nhật là trên 60 tuổi. Điều đó cho thấy Nhật Bản đang bước vào tình trạng già hóa dân số.
Năm 2017, tỷ lệ không có người thừa kế tiếp theo của các chủ doanh nghiệp vừa vào nhỏ ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên là 48,7%, chiếm gần một nửa so với tổng.
Như vậy có thể thấy, hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng người kế nhiệm khi các nhà quản lý của họ già đi.
Và M&A đã thu hút sự chú ý trong việc giải quyết vấn đề kế thừa công ty. Bằng cách thực hiện các giao dịch M&A, bạn có thể giữ cho công ty tồn tại và giảm tác động đến nhân viên và đối tác kinh doanh của bạn. Hơn nữa, với tư cách là một nhà quản lý, bạn có thể nhận được lợi nhuận bằng cách bán công ty, hoặc một phần hoạt động kinh doanh, hoặc sát nhập với một công ty có quy mô lớn hơn. Đây cũng là một hình thức tạo nên sự an toàn về kinh tế đối với những người già về hưu.
Nhu cầu tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lý do thứ hai là sự tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tại Nhật Bản, thị trường nội địa dự kiến sẽ càng ngày bị thu hẹp do tỷ lệ sinh thấp và dân số già, cùng với sự suy thoái kinh tế do dịch Corona.
Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành, điều cần thiết là phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh và nâng cao sức mạnh của công ty.
Bằng cách bán một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh chậm chạp thông qua M&A, bạn sẽ có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh
Lý do thứ ba là để mở rộng thị trường kinh doanh.
Khi mở rộng ngành nghề kinh doanh mới, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng về các nguồn lực cốt lõi như bí quyết kinh doanh, trang thiết bị.
Tuy nhiên, việc thu thập các nguồn lực quản lý này từ đầu đòi hỏi thời gian, nhân lực cùng chi phí. Và M&A đang thu hút sự chú ý như một phương pháp thu thập các nguồn lực quản lý này trong một khoảng thời gian ngắn.
Bằng cách có được nguồn nhân lực xuất sắc và bí quyết từ các công ty khác thông qua M&A, các quy trình quản lý như phát triển nguồn nhân lực và tích lũy bí quyết có thể lược bớt.
Một yếu tố khác trong việc gia tăng M&A đó là việc mua lại một công ty được kỳ vọng là có tác động cộng hưởng với công ty hiện tại, và có thể mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tình hình M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam
Tiếp đến, ONE-VALUE sẽ giới thiệu về tình hình M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam
Vị thế của Việt Nam trên thị trường M&A Nhật Bản
Biểu đồ trên cho thấy số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới được thực hiện bởi các công ty Nhật Bản tại quốc gia đối tác trong năm 2021. Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới về giao dịch.
Ngoài ra, do không có sự khác biệt lớn về số lượng các thương vụ được xử lý ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, nên khả năng cao Việt Nam sẽ được xếp hạng cao hơn trong tương lai.
Tại sao các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam
Các lý do chính khiến các công ty Nhật Bản thực hiện các giao dịch M&A với Việt Nam như sau.
Thị trường nội địa Nhật Bản đã vào giai đoạn chững
Tính đến năm 2021, độ tuổi trung bình của Nhật Bản là 48,4 tuổi và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, nhiều công ty đánh giá rằng thị trường tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã trưởng thành.
Mặt khác, ở Việt Nam, thị trường tiêu dùng đang được mở rộng qua từng năm do kinh tế tăng trưởng, và có nhiều người trẻ có động cơ mua sắm cao. Do đó, ngày càng có nhiều công ty nhắm đến Việt Nam như một thị trường mới để bán các sản phẩm và dịch vụ của họ.
M&A đã trở nên phổ biến hơn đối với các công ty Nhật Bản
Lý do thứ hai là M&A không còn khó khăn như trước đây đối với các công ty Nhật Bản.
M&A đã trở nên quen thuộc hơn với các công ty, thể hiện qua sự xuất hiện của các dịch vụ tư vấn hỗ trợ M&A và các trang web cổng thông tin phù hợp với người bán và người mua.
Đặc biệt, các công ty có lượng quỹ thặng dư lớn đang hướng tới việc tích cực đầu tư ra nước ngoài và thu được lợi nhuận từ vốn và thu nhập nhằm đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông tìm kiếm lợi nhuận.
Việt Nam là một điểm đến lý tưởng, một thị trường tiểm năng
Các chính sách mở cửa và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam của chính phủ, mối quan hệ hữu hảo Việt- Nhật, cùng với nguồn lao động trẻ dồi dào, chế độ chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi,… là những điểm thu hút lớn khiến doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư về Việt Nam.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy thị trường M&A tại Nhật đang có xu hướng phục hồi sau đại dịch Covid. Đồng nghĩa với điều đó, các hoạt động M&A ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật sẽ có xu hướng tăng trở lại. Đây là một trong những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn hợp tác và phát triển cùng các doanh nghiệp Nhật.
Ý kiến