Ngày 6/9 vừa qua, đồng Yên Nhật vừa trải qua một con số giảm mạnh hiếm có. Mức giảm này được ghi nhận rớt xuống mức thấp nhất trong vài chục năm qua. Điều này gây ra khá nhiều băn khoăn và lo lắng cho thị trường. Chính phủ Nhật sẽ làm gì để ngăn chặn đà rớt giá này? Và việc yên Nhật rớt giá có phải là cơ hội lý tưởng cho các nhà đầu tư hay không?
Mục lục
Tình hình mới nhất ở thời điểm hiện tại của đồng Yên Nhật
Theo giờ Việt Nam, vào đêm ngày 6/9, yên Nhật đã ghi nhận một việc sụt giảm giá mạnh. Chỉ trong một phiên giao dịch, giá trị của đồng Yên đã đến gần 2% so với USD. Theo đó, 143 yên chỉ đổi được 1 USD, trong khi con số được ghi nhận ở thời điểm gần nhất là là 140 yên đổi được 1 USD. Và đến ngày 7/9 thì cần đến 144 yen để đổi được 1 USD. Đây là con số thấp kỷ lục trong suốt 24 năm vừa qua.
Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, đồng yên Nhật đã ghi nhận hơn 3 lần giảm mạnh liên tục. Và đến thời điểm hiện tại thì việc rớt giá yên Nhật đã vượt qua cột mốc giảm lịch sử vào năm 1979, 2022 – mất giá 24,8% và năm 1979 – mất giá 19,1%. Trong bối cảnh đồng USD vẫn tiếp tục đà tăng giá, đồng yên Nhật rớt giá đặt ra nhiều thách thức to lớn cho các nhà chính khác Nhật trong việc can thiệp vào các nguy cơ tài chính này.
Mức rớt giá của yên Nhật đến thời điểm hiện tại là một trong những hiện tượng hiếm có của thị trường tiền tệ thế giới. Chính vì vậy mà giới đầu tư cũng như các tay buôn trên thị trường tài chính đang dành tất cả sự quan tâm đến từ chính quyền và ngân hàng nhà nước Nhật Bản trong việc giải quyết khó khăn. Vậy những giải pháp nào đã được đưa ra?
Chính phủ Nhật Bản liệu có can thiệp và giải quyết tình trạng mất giá đồng Yên?
1. Chính phủ Nhật đối mặt với đà sụt giảm
Rất nhanh chóng ngay khi các vấn đề rớt giá được ghi nhận trên sàn giao dịch, vào ngày 7/9, Chính phủ Nhật Bản đã phát biểu và bày tỏ ý kiến sẽ sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ nếu tình hình đồng yên vẫn tiếp tục trong đà rớt giá trầm trọng như thế này. Chính phủ tin rằng các động thái tiền tệ từ một chiều đang là nguyên nhân cho yên Nhật rớt giá.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Shunichi Suzuki – Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho hay: đồng yên Nhật cần phải giữ được sự ổn định và đồng tiền của một quốc gia chính là thứ phản ánh rõ nhất nền tảng kinh tế quốc giá. Chính vì thế ông kêu gọi cần có sự ổn định của thị trường tiền tệ. Ngài Suzuki nhận xét rằng những động thái diễn ra gần đây đang phát triển khá nhanh và phiến diện, do đó cần phải có sự theo dõi sát sao các diễn biến để kịp thời đánh giá và đưa ra giải pháp can thiệp.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản – ông Hirokazu Matsuno cũng đặc biệt bày tỏ sự quan ngại về việc đồng yên mất giá ở thời điểm hiện tại. Ông Matsuno cho rằng chính phủ luôn trong trạng thái sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn đà rớt giá này nếu cần thiết. Tuy nhiên biện pháp và kế hoạch cụ thể vẫn chưa được công bố.
Khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ do sự khác biệt trong chính sách điều hành tiền tệ ngày càng rộng cũng đã tạo nên những kích thích cho hoạt động đầu tư. Các nhu cầu, hoạt động mua đồng USD tăng lên và khiến đồng yên suy yếu, đồng thời gây ra biến động nhất định trên thị trường chứng khoán.
2. Những tranh cãi xoay quanh việc chính phủ Nhật Bản có nên can thiệp đến tiền tệ?
Dù chính phủ Nhật Bản đã có những tiếng nói đầu tiên về việc đồng yên rớt giá, nhưng liệu chính phủ sẽ có hành động thực tế để can thiệp và ngăn chặn điều này hay không vẫn là câu hỏi lớn.
Theo phân tích của một số chuyên gia tài chính về đầu tư ngoại hối, họ cho rằng khả năng mà các nhà chức trách Nhật can thiệp để cải thiện đồng yên là không có. Họ cho rằng, những hành động đơn phương sẽ chỉ đem lại tác dụng ngược, thậm chí là hạn chế, không cải thiện được tình hình. Và nếu nỗ lực cải thiện này gặp thất bại thì chắc chắn việc các nhà đầu cơ với ý đồ “điên cuồng kiếm ăn” chắc chắn sẽ còn đẩy đồng yên đến mức giá còn thấp hơn nữa.
Trong khi đó, các quan chức chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục khẳng định lập trường và đưa ra những đánh giá mang tính khách quan về điều này. Chưa có một kế hoạch cụ thể nào được đưa ra cũng là một trong những nguyên nhân khiến tranh cãi ngày càng quyết liệt. Những lo ngại và băn khoăn sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến khi giới chức Nhật Bản có những bước đi chi tiết hơn.
Đà rớt giá của đồng yên và những ảnh hưởng của tiền tệ thế giới
Nhưng theo các chuyên gia tài chính và các nhà giao dịch, vì nguyên nhân đồng Yên sụt giảm vẫn giống như trước đây, đặc biệt là kể từ tháng 3 do: Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của Nhật và Mỹ, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như chiến sự Nga – Ukraine. Trong đó yếu tố “ngược chiều” của đồng tiền Nhật – Mỹ vẫn là nguyên nhân cơ bản.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ngày càng thắt chặt càng chính sách tiền tệ ở Mỹ. Mỹ tăng lãi suất tích cực để chống lạm phát và khả năng cao là chính sách này vẫn sẽ tiếp tục trong năm tới để cải thiện giá trị tiền tệ. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn đang được đánh giá là quá lỏng lẻo về lập trường tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách lãi suất siêu thấp, với lãi suất chuẩn ngắn hạn chỉ ở mức -0,1%, và tiếp tục hướng lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm về mức 0%.
Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh sự sụt giảm của đồng yên Nhật. Một số ý kiến cho rằng, việc đồng yên giảm giá sẽ giúp ích nhiều hơn cho nền kinh tế Nhật Bản đang phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Do lợi nhuận của các nhà xuất khẩu sẽ gia tăng và khả năng cạnh tranh về giá ở thị trường nước ngoài cũng cao hơn. Nhưng đương nhiên là khi đồng yên yếu thì việc sử dụng các nguyên liệu năng lượng, các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều đối cán cân thương mại.
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với đà sụt giảm tiền tệ
Trong thực tế, những dấu hiệu về sự sụt giảm giá trị tiền tệ không chỉ biểu hiện ở đồng yên Nhật mà còn đang tạo ra nhiều ở áp lực cho thị trường tiền tệ châu Á. Tại Hàn Quốc, đồng won cũng đã nằm trong đà sụt giảm với phiên thứ năm liên tiếp vào ngày 7/9. Đồng won Hàn đã giảm đến 0,9%, xuống còn 1.389 Won trên 1 USD, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Sự chênh lệch này tiếp tục được tạo ra do sự thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và thâm hụt thương mại gia tăng của tại Hàn Quốc. Giới chức tại Hàn Quốc cho rằng việc sụt giảm này là không mong muốn và tình hình vẫn được theo dõi chặt chẽ để có thể đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời.
Hay đối với đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã giảm ở tháng thứ 6 liên tiếp vào tháng 8 này. Đây được đánh giá là chuỗi giảm giá tồi tệ nhất của đồng NDT kể từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cuối năm 2018.
Yên Nhật rớt giá đã tạo ra những tác động nhất định đến đà tăng trưởng của thị trường trong và ngoài nước nói chung. Và việc chính phủ liệu có đưa ra chính sách can thiệp hay không vẫn sẽ là câu hỏi được nhiều người trông đợi câu trả lời.
Tham khảo thêm:
Ý kiến