Mục lục
Tổng quan thị trường thương mại điện tử Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 trên thế giới, với doanh thu dự kiến năm 2022 đạt 215,10 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm là 14,7%.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử, ngày càng xuất nhiều nhiều các trang thương mại điện tử (EC website) ở Nhật Bản. Hãy cùng Japanbiz tìm hiểu top 10 trang thương mại điện tử lớn ở Nhật Bản cũng như các yếu tố giúp thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mau chóng trong những năm gần đây nhé.
Top 10 trang thương mại điện tử được ưa chuộng Nhật Bản
Ông lớn của các trang thương mại điện tử Nhật Bản vẫn là những nền tảng nơi mà người dùng có thể tự đăng bán các sản phẩm của họ, điển hình như Rakuten và Amazon.
Dưới đây là 10 trang thương mại điện tử lớn nhất về mặt số lượng giao dịch, dựa trên quan hệ với các nhà đầu tư và nhiều thông tin khác.
Amazon Japan
- Website: amazon.co.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 523 triệu lượt
Được thành lập tại Mỹ vào năm 1994, Amazon khởi đầu là một cửa hàng sách trực tuyến, sau đó đa dạng hóa các sản phẩm bao gồm phương tiện truyền thông, điện tử, may mặc, đồ nội thất, thực phẩm, đồ chơi và đồ trang sức. Sau khi mở rộng sang nhiều quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, Amazon đã trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử và phát triển xa hơn sang lĩnh vực bán lẻ truyền thống với việc mua lại Whole Foods Market, cũng như bán đồ điện tử, bán sách, điện toán đám mây, cũng như cung cấp nhạc và video.
Rakuten
- Website: rakuten.co.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 489,5 triệu lượt
Rakuten là một công ty thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1997, Rakuten vận hành một nền tảng thị trường kỹ thuật số, nơi các thương hiệu có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp với nhiều chủng loại, từ đồ điện tử đến quần áo và phụ kiện, từ thiết bị gia đình đến mỹ phẩm và nhiều loại khác. Với thành công sẵn có, Rakuten đã mở rộng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số khác, bao gồm thanh toán trực tuyến, nội dung kỹ thuật số, tiếp thị trực tuyến và các dịch vụ truyền thông. Tập đoàn cũng đã mở rộng ra toàn cầu bằng cách mua lại các nền tảng thương mại điện tử tại hơn 25 quốc gia và đầu tư vào các nền tảng công nghệ khác nhau.
Yahoo! Auctions
- Website: auctions.yahoo.co.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 135 triệu lượt
Yahoo! Auctions là nền tảng thương mại điện tử đấu giá P2P của cổng thông tin điện tử Yahoo! Japan. Trang web cho phép mọi người bán các mặt hàng của riêng họ, từ quần áo, giày dép và đồ điện tử trên nền tảng để. Người mua có thể mặc cả để có được mức giá tốt nhất trước thời điểm cuối cùng. Ra mắt trên toàn thế giới để cạnh tranh với eBay, Yahoo! Auctions đã được duy trì thành công ở Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan. Tuy nhiên, trang web đã bị ngừng ở nhiều quốc gia khác.
Yahoo! Shopping
- Website: shopping.yahoo.co.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 85,1 triệu lượt
Yahoo! Japan Shopping là cửa hàng thương mại điện tử thuộc cổng thông tin điện tử Yahoo! Japan. Trang web cung cấp một loạt các sản phẩm bao gồm mỹ phẩm, đồ điện tử, quần áo và giày dép, thiết bị gia đình, đồ nội thất và trang trí cũng như các dịch vụ nhà hàng và chăm sóc cá nhân. Yahoo! Japan thuộc sở hữu của Soft Bank và Alibaba, và các dịch vụ khác nhau của Yahoo! Japan đang dẫn đầu thị trường kỹ thuật số Nhật Bản.
DMM.com
- Website: dmm.com
- Lượng truy cập hàng tháng: 73,4 triệu lượt
Được thành lập vào năm 1999, DMM.com là một nền tảng thương mại điện tử và công ty Internet. DMM.com cung cấp một loạt các sản phẩm bao gồm nội dung kỹ thuật số, chẳng hạn như sách điện tử, trò chơi, bản phát hành DVD chính thống, cũng như đặt hàng qua mail, cho thuê trực tuyến, video theo yêu cầu. Các dịch vụ khác được cung cấp bao gồm dịch vụ bảng điều khiển năng lượng mặt trời, đấu giá từ thiện, trò chơi trực tuyến, dịch vụ giáo dục tiếng Anh trực tuyến và in 3D. DMM cũng đã mở rộng sang dịch vụ ngoại hối cho các nhà đầu tư cá nhân thông qua DMM.com Securities.
Mercari
- Website: mercari.com.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 70,3 triệu lượt
Mercari là một ứng dụng thị trường được ra mắt vào năm 2013 cho phép không chỉ các thương hiệu nổi tiếng từ thời trang đến đồ chơi, đồ thể thao đến đồ điện tử mà các cá nhân có nhu cầu mua và bán các sản phẩm của riêng họ trên điện thoại thông minh.
Mercari gây chú ý nhờ các tính năng như live stream và dịch vụ Mercari Now, cho phép người dùng nhận tiền mặt ngay lập tức sau khi bán các mặt hàng của họ. Sau thành công tại Nhật Bản, Mercari đã mở rộng sang Hoa Kỳ vào năm 2014 và Vương quốc Anh vào năm 2016.
Zozo Town
- Website: zozo.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 47 triệu lượt
Zozo Town là một nền tảng thương mại điện tử chuyên về thời trang và giày dép. Được thành lập vào năm 2004, Zozo Town phát triển từ một công ty đặt hàng qua mail (Start Today) và sau đó mở rộng trở thành nhà bán lẻ thương mại điện tử thời trang chuyên biệt lớn nhất tại Nhật Bản, cung cấp các sản phẩm từ nhiều thương hiệu trong nước và quốc tế. Thành công của Zozo Town đã giúp thương hiệu thời trang cá nhân hoá Zozo ra mắt tại hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như hệ thống thời trang may đo tại nhà Zozo Suit. Phần lớn cổ phần của Zozo Town đã được Yahoo! Japan mua lại vào năm 2019.
Wowma
- Website: wowma.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 20,4 triệu lượt
Wowma là một thị trường trực tuyến có tiếng. Với doanh thu không đổi và danh mục hơn 20 triệu sản phẩm, Wowma cung cấp nhiều sự lựa chọn từ một loạt các danh mục bao gồm mỹ phẩm, thiết bị gia đình và trang trí, quần áo, đồ điện tử, cũng như các dịch vụ nhà hàng và chăm sóc cá nhân.
Được thành lập bởi công ty điện thoại di động KDDI, Wowma được hưởng lợi từ thị phần lớn người dùng di động của công ty mẹ tại Nhật Bản.
Rakuma
- Website: fril.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 14,7 triệu lượt
Rakuma là một chợ trời thương mại điện tử, chủ yếu hoạt động thông qua thương mại di động. Chuyên về đồ cũ, Rakuma cho phép các cá nhân mua và bán các mặt hàng của riêng họ, quần áo, đồ điện tử, đồ chơi, thiết bị gia đình và đồ trang trí. Rakuma cũng cho phép nông dân và nhà sản xuất thực phẩm bán sản phẩm của họ trực tiếp trên ứng dụng.
Rakuma thuộc sở hữu của Rakuten. Công ty đã ra mắt Rakuma vào năm 2014 và sáp nhập nó với đối thủ cạnh tranh cũ là Fril, sau thương vụ mua lại công ty mẹ Fablic vào năm 2018.
Qoo10
- Website: qoo10.jp
- Lượng truy cập hàng tháng: 11,3 triệu lượt
Qoo10 là một thị trường bán hàng online với danh mục lớn các sản phẩm về thời trang, làm đẹp, thể thao, kỹ thuật số, thiết bị di động, cuộc sống gia đình, cuộc sống, thực phẩm, trẻ em, giải trí, sách và vé điện tử.
Được điều hành bởi liên doanh với eBay, một trong những công ty dẫn đầu về thương mại điện tử ở Mỹ và thế giới, sau khi mua lại trang Gmarket của Hàn Quốc, Qoo10 đã có mặt ở các thị trường châu Á khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Singapore, và hướng tới mở rộng sang các nước Châu Á khác.
Xu hướng thay đổi và tiềm năng ngành thương mại điện tử trong tương lai
Vậy, thị trường thương mại điện tử Nhật Bản sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai? Hãy cùng tiềm hiểu tiềm năng tăng trưởng và những yếu tố sẽ tác động đến ngành thương mại điện tử nhé.
Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng tạo nhiều cơ hội cho EC
Có thể nói đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng không chỉ Nhật Bản nói riêng, mà cả thế giới nói chung. Các lệnh ban bố tình trạng khẩn khấp hạn chế các hoạt động buôn bán offline, cùng lúc đó nhu cầu mua sắm để tích trữ hàng hoá của người dân ngày một tăng. Điều này khiến người tiêu dùng hình thành thói quen mới, chuyển từ mua sắm tại các siêu thị sang mua sắm online trên các trang thương mại điện tử.
Với tình hình bình thường mới sau khi tình trạng khẩn cấp, do thói quen mua sắm trực tuyến đã được hình thành, và các trang thương mại trực tuyến đã phát triển ngày càng hoạn thiện hơn để tạo điều kiện tiện lợi nhất cho người tiêu dùng mua sắm, mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tương lai.
Đây cũng là lí do tại sao hậu COVID-19, lượng giao dịch của các trang thương mại điện tử lớn vẫn ngày càng tăng.
Tỷ lệ chuyển đổi EC vẫn còn thấp, còn nhiều tiềm năng tăng trưởng cho B2C EC
Mặc dù thị trường thương mại điện tử Nhật Bản đang phát triển nhanh chóng, nhưng tỷ lệ giao dịch thương mại điện tử trên tổng giao dịch thương mại vẫn chưa cao.
Theo khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, tỷ lệ chuyển hoá EC cho các thị trường thương mại điện tử B2C chỉ vào khoảng 6,76% vào năm 2019, và EC dành cho B2B là khoảng 31,7%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các sàn thương mại điện tử B2C thấp chứng tỏ vẫn còn thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong tương lai.
Ý kiến