Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự mất giá của đồng yên đang tạo ra nhiều thách thức mới cho ngành du lịch của đất nước này. Mặc dù điều này làm cho Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn đối với du khách quốc tế, nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho các doanh nghiệp và người dân địa phương. Trong bài viết này, cùng JapanBiz tìm hiểu các tác động của việc đồng yên mất giá đối với ngành du lịch Nhật Bản giá rẻ và những khó khăn mà xứ sở hoa anh đào đang phải đối mặt.
Mục lục
Tình hình Du lịch Nhật Bản năm 2024
Lượng Khách Du Lịch Tăng trưởng Vượt bậc
Sau khi đồng Yên Nhật mất giá, lượng du khách quốc tế đến Nhật Bản đã tăng đáng kể. Chỉ trong tháng Ba năm nay, Nhật Bản đã đón tiếp 3,08 triệu lượt du khách, lập kỷ lục mới về số lượng du khách trong một tháng. Điều này phản ánh sự hấp dẫn với chi phí du lịch giảm mạnh do đồng Yên suy yếu.
Thay Đổi Trong Hành Vi Tiêu Dùng Của Du Khách
Trích từ Japan Tourism Agency, chi tiêu của du khách nước ngoài tại Nhật Bản trong quý đầu năm đã đạt khoảng 1.75 nghìn tỷ yên (tương đương 11.2 tỷ USD), tăng 73.3% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 52% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Tổng chi tiêu du lịch năm 2024 có thể sẽ phá kỷ lục 5.3 nghìn tỷ yên năm 2023.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy chi tiêu trung bình mỗi du khách giảm dần dù đồng yên đã giảm giá. Trong năm 2022, du khách nước ngoài trung bình chi tiêu 234,524 yên, giảm xuống còn 212,764 yên vào năm 2023 và 208,760 yên trong quý đầu năm 2024.
Nếu so với giai đoạn bùng nổ mua sắm của du khách Trung Quốc trước đại dịch với chi tiêu trung bình mỗi du khách đạt 176,167 yên vào năm 2015 với, con số của quý đầu năm 2024 chỉ cao hơn khoảng 20% so với đỉnh điểm đó, mặc dù đồng yên đã giảm giá đáng kể kể từ đó.
Điều này cho thấy, trong khi chi tiêu của du khách quốc tế đến Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục, khách du lịch ngày càng có ý thức trong việc chi tiêu hơn, khiến các doanh nghiệp có nguy cơ rơi lại vào tình trạng kinh doanh sôi nổi nhưng lợi nhuận thấp.
Hành Vi Tiêu Dùng của Du khách thay đổi – Thách thức mới của ngành Du lịch và Xã hội Nhật
Đồng yên suy yếu, giúp cho nhiều người có thể du lịch Nhật Bản hơn. Sự mở rộng tệp khách du lịch đến Nhật Bản, đặc biệt sự gia tăng của các du khách du lịch Nhật Bản giá rẻ đang có tác động đáng kể đến cảnh quan thương mại và văn hóa xã hội ở Nhật Bản.
Hoạt Động Kinh doanh Sôi nổi Nhưng Lợi Nhuận Không Cao
So sánh số liệu quý từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2023 với cùng kỳ năm 2019, chi tiêu cho chỗ ở đã tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm trên tổng chi tiêu. Chi tiêu cho ăn uống tăng về số lượng nhưng chiếm tỷ trọng tương đương trong tổng chi tiêu. Mua sắm đã giảm về mặt tỷ lệ phần trăm. Chi tiêu cho giải trí và dịch vụ, điểm yếu của du lịch Nhật Bản so với châu Âu và Mỹ, ngày càng gia tăng về quy mô nhưng vẫn chỉ chiếm chưa đến 10% tổng chi tiêu. Nói cách khác, khách du lịch đang chi một phần đáng kể ngân sách của mình cho chỗ ở nhưng không nhiều cho các hoạt động mua sắm, giải trí và thư giãn. Dường như đã có nhiều sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của du khách khi đến Nhật Bản du lịch.
Trong lĩnh vực bán lẻ, các sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng thường là những mặt hàng tương đối rẻ như bánh mì và kẹo ở cửa hàng tiện lợi cũng như đồ ăn nhẹ được bán tại các cửa hàng giảm giá. Khách du lịch cũng đổ xô đến những địa điểm du lịch miễn phí hoặc chi phí thấp. Ví dụ bao gồm những địa điểm xuất hiện trong các bộ phim anime; các khu mua sắm và đền thờ ở Kyoto; cửa hàng tiện lợi dưới chân Núi Phú Sĩ,…
Sự chậm lại trong tăng trưởng doanh số của du lịch Nhật Bản giá rẻ gần đây cũng có thể được nhìn thấy trong dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng thực tế theo quý được điều chỉnh theo mùa trong mức tiêu thụ của du khách nước ngoài từ quý 1 năm 2023 đến quý 1 năm 2024 lần lượt là 60,5%, 22,9%, 2,1%, 31,1% và 11,6%.
Quá Tải Khách Du Lịch – Những Vấn Đề Xã hội Bắt Đầu Nảy Sinh
Xu hướng du lịch Nhật Bản giá rẻ không chỉ ảnh hưởng đến các mô hình chi tiêu mà còn gây ra những thay đổi đáng kể trong xã hội và nền du lịch của Nhật Bản. Một số khách du lịch tiết kiệm và khoe trên các trang mạng xã hội về những hành vi như đi tàu cao tốc Shinkansen và các phương tiện giao thông khác mà không trả tiền, sử dụng lại vé cáp treo trượt tuyết, ăn trộm đồ từ khách sạn,…
Đây là tình trạng chung của nhiều đất nước, khi thu hút nhiều du khách du lịch tiết kiệm. Trong quá khứ, khi đồng yên mạnh khiến người Nhật đổ xô sang Mỹ và châu Âu, một số sách hướng dẫn đã khuyên du khách Nhật Bản tận dụng các bảo tàng lưu giữ hành lý miễn phí. Hành vi này trở nên phổ biến đến nỗi các sách hướng dẫn phải phát hành bản chỉnh sửa khuyến cáo du khách Nhật Bản tránh hành vi này.
Không những làm gia tăng tình trạng mất trật tự tại các địa điểm du lịch nổi tiếng, việc quá tải khách du lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống của người dân địa phương. Điển hình như Kyoto, một thành phố biểu tượng tương tự, không được thiết kế để chứa đựng số lượng du khách lớn như hiện nay, đặc biệt là ở các khu vực phổ biến. Người dân Kyoto bắt đầu bày tỏ lo ngại về ô nhiễm tiếng ồn, chi phí sinh hoạt tăng cao và mất đi tính chân thật của khu phố. “Trong suốt sáu năm tôi dạy tại Kyoto, hằng tuần tàu đi từ Tokyo đến đây thường bị quá tải”, một người dân địa phương chia sẻ. Kyoto là ví dụ
Thuế Du Lịch và Hướng Đi Mới của Nhật Bản
So Sánh Với Các Quốc Gia Trên Thế Giới
Giống như Hy Lạp hay Singapore, du lịch Nhật Bản giá rẻ đã khiến đấy nước này dần quá tải khi tiếp đón quá nhiều khách du lịch.
Ở Hy Lạp vào tháng 1 thực hiện thuế môi trường quốc gia thay thế thuế khách sạn trước đây. Trong mùa cao điểm, khách thuê phòng khách sạn năm sao phải trả thêm 10 euro ($10,73) mỗi đêm, và 4 euro vào những thời điểm khác trong năm.
Hy Lạp cũng đã áp đặt giới hạn số lượng khách vào ít nhất 25 địa điểm khảo cổ học và di tích nổi tiếng của đất nước. Hệ thống đặt chỗ giới hạn viếng thăm Di tích Acropolis nổi tiếng của Athens, một Di sản thế giới UNESCO, chỉ cho phép 20.000 người vào mỗi ngày.
Ở Singapore cũng có những biện pháp nghiêm ngặt đối với các vi phạm tại bãi biển và phố phường. Nhật Bản, với chi phí thấp hơn và ít hạn chế hơn, dường như đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các du khách.
Biện Pháp Của Chính Phủ Nhật Bản
Để đối phó với tình trạng quá tải du lịch và đảm bảo trải nghiệm tốt cho cả du khách và người dân địa phương, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý lượng du khách.
Áp Dụng Thuế Du Lịch Với Các Địa Điểm Nổi Tiếng
Ví dụ, Kyoto đã áp dụng các biện pháp như tăng giá vé phương tiện công cộng cho du khách, tạo các tuyến xe buýt du lịch riêng và hạn chế xe từ nơi khác vào thành phố.
Bảo tàng Di tích Hòa Bình Hiroshima, với các triển lãm về vụ ném bom nguyên tử của thành phố trong Thế chiến thứ Hai, đã áp đặt hệ thống đặt chỗ vào tháng 2 do thời gian chờ vào lâu. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2023, thành phố Hatsukaichi thuộc tỉnh Hiroshima sẽ áp đặt thuế đối với du khách đến đảo Miyajima, nơi có Đền Itsukushima, một di sản thế giới.
Hòn đảo Taketomi, nằm gần Đài Loan và là một trong những hòn đảo phía nam nhất của Nhật Bản, đã áp đặt một loại thuế du lịch tự nguyện vào năm 2019 để tăng quỹ cho hạ tầng sau khi số lượt khách hàng năm vượt qua 1 triệu lượt. Nhưng chỉ có khoảng 10% số lượt khách đã trả thuế yêu cầu 300 yen ($2). Năm nay, hòn đảo đã bắt đầu thu thuế bắt buộc là 2.000 yen. Một số hòn đảo Nhật Bản khác cũng áp đặt phí du khách, đôi khi gộp chung với tiền vé phà.
Hatsukaichi sẽ bắt đầu thu thuế Đi thăm Miyajima vào tháng 10. Người dân đảo sẽ được miễn thuế, cũng như người đi làm, sinh viên và trẻ em mẫu giáo. Các du khách khác sẽ phải trả thuế như một phần bổ sung vào giá vé phà. Thuế là 100 yen (67 cent) mỗi người mỗi lần ghé thăm, nhưng cũng có kế hoạch thanh toán hàng năm là 500 yen. Giấy chứng nhận miễn thuế sẽ được cấp cho người dân, người đi làm, sinh viên.
Tăng Cường Quảng bá Các Điểm đến Ít Nổi tiếng hơn
Trên toàn quốc, Nhật Bản đang đẩy mạnh quảng bá các điểm đến ít người biết đến, cũng như khuyến khích khách du lịch đến thăm các địa điểm vào những thời điểm ít đông đúc hơn để giúp giảm bớt quá tải khách du lịch tại một sống khu vực.
Kết Luận
Sự mất giá của đồng yên mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành du lịch Nhật Bản. Trong khi điều này giúp thu hút du khách quốc tế và làm cho Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho các doanh nghiệp và người dân địa phương. Để duy trì sự phát triển bền vững, Nhật Bản cần phải tìm ra các giải pháp hiệu quả để quản lý lượng du khách, bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương, đồng thời đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho du khách.
Ý kiến