Các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh để có thể giúp nền kinh tế đất nước tăng trưởng vững mạnh hơn. Tại Việt Nam, chúng ta có khá nhiều các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản vì đáp ứng một cách chính xác và phù hợp với nhu cầu thị trường. Vậy cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam trên hình trình chinh phục thị trường Nhật Bản?
Mục lục
Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản
Kể từ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, đến nay sau gần 50 năm hợp tác trên nhiều phương diện, Việt Nam và Nhật Bản vẫn giữ được mối quan hệ đối tác chiến lược. Cả hai nước hợp tác quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực của đất nước từ Chính trị, thương mại, đầu tư, ODA, lao động, giáo dục, an ninh – quốc phòng đến văn hóa – du lịch,…
Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Với tổng dân số hơn 126 triệu người, Nhật Bản đang đối diện với nhiều khó khăn với việc khai thác thủy hải sản do những cạn kiệt không thể phục hồi của môi trường tự nhiên cũng như các mặt hàng nông sản khác. Đó là lý do mà Nhật được đánh giá là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Chỉ riêng trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt mức 1,8 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: Cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%,… Một số loại hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường Nhật như: thanh long, xoài, sầu riêng, dừa, vải thiều,…
Bí quyết nào cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản?
Việc các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản do Việt Nam cung cấp bên cạnh việc phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng thì còn nhiều yếu tố khách quan khác cần có để việc xuất khẩu vào Nhật Bản được phát triển trong dài hạn:
1. Có sự tôn trọng tối đa đối với nền văn hóa của Nhật Bản
Đây là yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có khi muốn thâm nhập vào thị trường của quốc gia khác. Sự tôn trọng là yếu tố quan trọng và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài. Đặc biệt với quốc gia có nền văn hóa lâu đời cũng như nhiều yếu tố văn hóa xã hội phức tạp như Nhật Bản, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu chu đáo để xây dựng chiến lược phát triển hợp lý.
Xã hội Nhật Bản rất phức tạp với nhiều cấu trúc xã hội đa dạng, chúng ta cần có sự tôn trọng và cư xử hợp lí về tuổi tác, thứ bậc và định hướng của từng nhóm phân cấp trong xã hội. Yếu tố này đương nhiên sẽ không tác động trực tiếp đến cần kết quả kinh doanh nhưng chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều đến việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng.
2. Tìm kiếm chính xác các đối tượng khách hàng mục tiêu
Đây là trở ngại lớn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm cách chinh phục thị trường Nhật Bản. Việc không xác định được các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ là bất lợi to lớn trong việc gia tăng lượt tiêu thụ hàng hóa cũng như tạo ra địa bàn cho doanh nghiệp. Vậy cơ hội nào để các doanh nghiệp Việt có thể tìm ra được các khách hàng và địa phương tiềm năng cho việc kinh doanh của mình?
Hiện nay có khá nhiều các hội chợ thương mại hoặc trao đổi giữa các doanh nghiệp được tổ chức được đánh giá là rất hữu ích để các nhà kinh doanh có thể tìm hiểu được thị trường và lựa chọn cho mình hướng đi thích hợp nhất. Các chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia Hội chợ thương mại như Nepcon: Hội chợ điện tử lớn nhất Châu Á và Hội chợ triển lãm hàng hóa và phụ kiện thời trang là hai hội chợ triển lãm lớn mà doanh nghiệp có thể tiếp cận và bắt đầu mở rộng thị trường kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, kể từ sau đại dịch khi mà các nền tảng làm việc và họp hành trực tuyến lên ngôi thì doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn hẳn. Các hội nghị trực tuyến cũng thường xuyên được tổ chức và ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham gia ở bất cứ đâu. Bằng cách tham gia vào các triển lãm Thương mại trực tuyến trên các nền tảng Thương mại điện tử như Alibaba,… doanh nghiệp vừa làm chủ được kế hoạch kinh doanh của mình vừa nắm bắt được chính xác xu hướng phát triển của thị trường thế giới.
Bằng cách phát triển như thế này cũng như có sự đầu tư một cách nghiêm túc và tâm huyết, doanh nghiệp không chỉ có thể tiếp cận đến nhiều thị trường hơn mà còn có thể tìm kiếm được cơ sở khách hàng tiềm năng cho mình. Bất kể là tại thị trường Nhật Bản với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản từ Việt Nam hay là quốc gia khác, sự đầu tư, nghiên cứu và xác định khách hàng mục tiêu chính là bí quyết của sự thành công.
3. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ bản địa giúp doanh nghiệp dễ dàng có được thị phần
Có thể bạn chưa biết thì Nhật Bản là quốc gia mà tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ chiếm tỷ lệ rất cao. Một phần lí do là vì dân số của Nhật là dân số già nên việc sử dụng ngoại ngữ là khá khó khăn và hầu như người ngoại quốc đến Nhật Bản kinh doanh hay sinh sống lâu dài đều cố gắng cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật của mình. Vậy nên không có lí do gì mà một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài ở xứ sở Phù Tang lại bỏ qua việc sử dụng tiếng Nhật để phát triển thị phần tại chính Nhật Bản.
Việc tiếp thị bằng tiếng Nhật cũng là điều cần thiết để giao tiếp với người tiêu dùng địa phương và khách hàng doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng tiếng Nhật để làm việc sẽ tạo nên ấn tượng rất tốt với người dân nơi đây cũng như là các doanh nghiệp bản địa. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gián tiếp giúp bạn ghi điểm tốt hơn với nước Nhật và thành công trong việc chinh phục thị trường.
Ngoài ra thì với các sản phẩm nước ngoài được bán tại Nhật, chính phủ Nhật Bản cũng có những quy định rất rõ ràng về việc cần phải sử dụng nhãn phụ bằng tiếng Nhật trên mọi sản phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về sản phẩm cho người tiêu dùng.
Với Việt Nam, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản là một cơ hội lớn vì chúng ta có những tiềm lực dồi dào trong việc sản xuất và phát triển. Để đảm bảo thành công ở thị trường nước ngoài, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có sự đầu tư và quan tâm chu đáo đến người tiêu dùng. Hy vọng các thông tin được JapanBiz chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin cụ thể hơn về thị trường Việt Nam – Nhật Bản.
Ý kiến