Hiện nay, xu hướng xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông sản sang Nhật đang ngày càng gia tăng. Đó là bởi cả Việt Nam và Nhật Bản đang có nhiều cơ hội và điều kiện cho việc hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa thông qua việc cả 2 đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong bài này, ONE-VALUE xin giới thiệu quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật.
ONE-VALUE xin tóm gọn lại Quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản như sau
Mục lục
- Bước 1: Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với quy định tiêu chuẩn của Nhật Bản hay không?
- Bước 2: Tìm kiếm khách hàng Nhật, tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị nông sản đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh và đóng gói để xuất khẩu.
- Bước 3: Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
- Bước 4: Vận chuyển tới sân bay/cảng
- Bước 5 + 6: Khai báo hải quan và làm Thủ tục thông quan
- Bước 7: Thủ tục thông quan và nhận hàng
Bước 1: Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với quy định tiêu chuẩn của Nhật Bản hay không?
Để có thể xuất khẩu sang Nhật, bên xuất khẩu cần phải xác nhận loại nông sản đó đã được cho phép nhập khẩu tại Nhật chưa. Cụ thể hơn thì có thể xác nhận loại nông sản được sản xuất tại vùng đó đã được phép xuất khẩu sang Nhật chưa.
Hiện nay, có một vài cách để xác nhận thông tin như:
- Liên hệ trực tiếp tới Bộ Công Thương – Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương để xác nhận loại nông sản đó đã được cấp phép xuất khẩu sang Nhật chưa.
- Trao đổi với một số đối tác xuất/ nhập khẩu đã có kinh nghiệm xuất/nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, hoặc có kinh nghiệp nhập khẩu nông sản từ nước ngoài để hỏi xem loại nông sản đó đã được cấp phép nhập khẩu vào Nhật chưa.
- Sử dụng dịch vụ hỗ trợ điều tra thị trường và tìm kiếm đối tác của các công ty Tư vấn.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng Nhật, tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị nông sản đạt yêu cầu chất lượng, vệ sinh và đóng gói để xuất khẩu.
Có nhiều cách thức để tìm kiếm khách hàng Nhật Bản như sau:
- Các công ty có thể tìm kiếm một số doanh nghiệp nhập khẩu thông qua một số kênh trợ giúp miễn phí của chính phủ Việt Nam – Nhật Bản như:
- Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm đối tác của các công ty tư vấn uy tín tại Nhật.
- Nhận giới thiệu từ bạn bè, hoặc tự tìm kiếm trên internet và trực tiếp liên hệ tới công ty nhập khẩu tại Nhật.
Sau đó, 2 bên cần trao đổi và tiến hành ký kết hợp đồng và triển khai chuẩn bị hàng hóa, vệ sinh và đóng gói. Đặc biệt với các sản phẩm là nông sản với hạn bảo quản ngắn, bên xuất khẩu cần chú ý thời gian nhập hàng để tránh khi xuất khẩu sang Nhật hàng bị hư hỏng dẫn đến thất thoát về mặt doanh thu và lợi nhuận cũng như việc phải xử lý hàng hỏng cũng tốn một phần chi phí.
Bên cạnh đó, với một số thị trường khó tính như Nhật, thường bên nhập khẩu sẽ yêu cầu một bên cơ quan giám định độc lập có uy tín để cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 3: Tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
Theo quy định của Nhật, các loại nông sản nhập khẩu từ nước ngoài đều phải được kiểm dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh. Khi đó, cần phải có “Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” do cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp, cụ thể ở đây là Việt Nam. Vì vậy, nhà xuất khẩu phải đăng ký kiểm dịch tại Chi Cục kiểm dịch thực vật Vùng. “Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” do cơ quan kiểm dịch thực vật cấp theo mẫu quy định trong Công ước bảo vệ thực vật quốc tế.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có quy định tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn mác. Vậy nên, bên xuất khẩu cần hỗ trợ bên nhập khẩu làm thủ tục liên quan tới Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Ghi nhãn thực phẩm.
Bước 4: Vận chuyển tới sân bay/cảng
Công ty xuất khẩu cần liên hệ các công ty logistics để tiến hành xem báo giá và làm thủ tục vận chuyển.
Bước 5 + 6: Khai báo hải quan và làm Thủ tục thông quan
Làm thủ tục khai báo hải quan, thông quan và gửi hàng.
Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi thông báo qua hệ thống điện tử.
Bước 7: Thủ tục thông quan và nhận hàng
Sau khi hàng tới Nhật, phía hải quan Nhật sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Dựa vào “ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật” do bên cơ quan của nước xuất khẩu cấp, bên hải quan sẽ kiểm tra thực tế. Nếu phát hiện nông sản có côn trùng, hoặc không đạt tiêu chuẩn, phía hải quan sẽ tịch thu và xử lý theo 2 hình thức, tùy theo mức độ: xịt thuốc diệt côn trùng, hoặc nặng hơn là tiêu hủy toàn bộ.
Sau khi qua vòng kiểm tra kiểm dịch, sẽ tới vòng kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm ( ví dụ như kiểm tra mật độ dư thuốc trừ sâu, chất phụ gia,…).
Cuối cùng là kiểm tra về vấn đề Ghi nhãn mác. Sản phẩm đã ghi rõ ràng nơi xuất xứ, hay thời gian sử dụng,… hay chưa.
Trên đây là những thông tin về quy trình xuất khẩu sản phẩm nông sản sang Nhật. Trên thực tế, quy trình có lẽ phức tạp và khó khăn nhất chính là nuôi trồng và sản xuất ra nông sản đáp ứng chuẩn theo tiêu chuẩn quy định của Nhật Bản cho mặt hàng này. Các quy trình còn lại có thể phức tạp trong việc tìm hiểu thông tin thị trường Nhật, rào cản về ngôn ngữ, tìm kiếm đối tác,…
Để có thể giảm bớt những thời gian làm thủ tục trên, các công ty xuất khẩu có thể liên hệ tới ONE-VALUE để sử dụng dịch vụ điều tra thị trường, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu,…
Vui lòng liên hệ: japanbiz@onevalue.jp
Nguồn: Tổng hợp dựa trên thông tin công bố của Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, Hải quan Nhật bản, Bộ Nông Lâm ngư nghiệp Nhật Bản, bộ an sinh và lao động Nhật bản.
Ý kiến