Nhắc đến nền văn minh lúa nước của người châu Á chúng ta lại thấy tự hào hơn về nơi đã sản xuất ra hàng loạt những loại gạo thơm ngon, cung cấp cho toàn thế giới. Ngày nay, người Việt rất ưa chuộng các loại gạo Nhật nhờ hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Cùng JapanBiz tìm hiểu chi tiết hơn về các loại gạo Nhật Bản hiện có trên thị trường Việt Nam.
Mục lục
Thông tin tổng quan về gạo Nhật
1. Phân biệt các loại gạo
Về bản chất để tìm hiểu sự khác biệt về gạo, chúng ta phân biệt chủ yếu thông qua hình dáng hạt gạo và hương vị của cơm sau khi đã nấu chín. Có ba cách cơ bản để phân biệt thông qua vẻ ngoài của hạt gạo:
- Hạt gạo loại dài: Chúng ta có thể nhận ra ngay những loại gạo hạt dài qua bề ngoài hình trụ và kích thước chiều dài của chúng. Kích thước của các loại gạo hạt dài sẽ có chiều dài gấp khoảng 4 – 5 lần chiều rộng. Đây cũng là loại gạo phổ biến nhất hiện nay. Khi nấu chín, cơm sẽ khá xốp nhưng chắc, độ dẻo không nhiều nên các hạt sẽ tách rời nhau, không bị dính. Gạo dài sẽ phù hợp với những ai thích ăn cơm khô, ít dẻo. Một số giống gạo có hạt dài có thể kể đến như Jasmine, Basmati, gạo Mexico, gạo trắng hoặc gạo nâu truyền thống của Mỹ và loại gạo được trồng ở châu Âu.
- Hạt gạo loại trung bình: So với các loại gạo hạt dài, hạt gạo trung bình thường có kích thước chiều dài gấp 2 – 3 lần so với chiều rộng hạt gạo. Khi nấu chín, cơm sẽ mềm, ẩm, hơi dai và chúng có xu hướng dính vào nhau một chút. Một số loại gạo có hạt trung bình có thể kể đến gồm gạo Bomba (được sử dụng trong Paella), gạo Arborio và hầu hết các loại gạo châu Á như gạo Trung Quốc.
- Hạt gạo loại ngắn: Đây là hạt gạo khá dễ nhận biết vì hạt gạo rất tròn trịa và gần như rất khó phân biệt chiều dài, chiều rộng hạt gạo. Khi nấu chín, các hạt cơm bám vào nhau mà không bị nhão khi nấu đúng cách. Hạt gạo trong có hàm lượng tinh bột cao hơn gạo thường.
2. Về gạo Nhật
Gạo tại Nhật cũng như tại Việt Nam có những ảnh hưởng rất quan trọng đến nền văn hóa đất nước. Gạo không chỉ là nguồn lương thực mỗi ngày mà còn đại diện và tạo nên những bản sắc rất riêng cho cội nguồn văn hóa dân tộc. Gạo Nhật Bản xuất hiện trong nhiều món ăn truyền thống và đại diện cho nền ẩm thực phong phú. Gạo còn giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nhờ kích cầu thị trường cũng như tăng cường các hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
Gạo Nhật thuộc loại gạo có kích thước hạt gạo ngắn và tròn trịa. Khi cơm chín sẽ có mùi thơm nồng nàn và rất dẻo khi ăn. Kể cả khi để cơm nguội thì hạt cơm vẫn giữ được độ căng bóng rất đẹp mắt và dẻo dai khi ăn.
Hạt gạo của Nhật cũng rất ít khi bị bể vỡ nên khá dễ dàng cho người sử dụng trong việc vận chuyển và bảo quản. Trong gạo Nhật Bản có rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe vì đã được nghiên cứu và nhân giống những loại gạo nhiều giá trị nhất. Gạo Nhật sẽ đặc biệt phù hợp với những ai thích ăn các loại cơm dẻo và thơm.
3. Phân loại gạo Nhật
Gạo Nhật sẽ được chia thành hai loại cơ bản:
- Loại đầu tiên được gọi là gạo thường (gạo Nhật) hay còn gọi là gạo hạt ngắn của Nhật Bản, trong tiếng Nhật gọi là uruchimai. Đây là loại gạo bạn thường thấy trong những món cơm hàng ngày, sushi, cơm nắm,… Ngoài ra, đây cũng chính là loại gạo được sử dụng để làm các loại rượu sake cùng với giấm gạo.
- Loại gạo thứ hai được biết đến là gạo ngọt và gạo nếp Nhật Bản, trong tiếng Nhật gọi là mochigome. Loại gạo này chủ yếu được sử dụng để làm bánh gạo mochi hoặc kẹo wagashi truyền thống.
Về cơ bản, cả hai loại gạo Nhật và gạo mochigome đều có đặc tính gạo là khá dính, dẻo, thơm và chủ yếu được phân biệt thông qua mục đích sử dụng của chúng mà thôi. Mỗi loại gạo sẽ có công dụng hoàn toàn khác nhau và gần như hoàn toàn không thể thay thế mục đích cho nhau. Vì về cơ bản gạo mochigome có độ dính khá cao và dai hơn so với gạo Nhật thông thường nên khó để có thể sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày.
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại gạo Nhật khác nhau, bạn có thể bị nhầm lẫn khi tìm hiểu về tính dẻo và thơm của gạo. Có một số loại gạo Nhật Bản có độ dẻo cơm rất cao nhưng là gạo Jasmine hạt dài hoặc gạo Basmati và chắc chắn không phải là gạo nếp mochigome.
Hai giống gạo Nhật Bản được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Sở hữu một nền nông nghiệp hiện đại và các yếu tố về sạch sẽ và an toàn được đặt lên hàng đầu nên không quá khó hiểu khi các sản phẩm nông sản của Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới. Trong đó, gạo Nhật cũng được đánh giá là một trong những ngành hàng xuất khẩu nhận được nhiều sự quan tâm. Các giống gạo Nhật ghi điểm với người dùng nhờ hương vị thơm ngon, hấp dẫn và giàu dưỡng chất.
Tại Việt Nam hiện nay đang bán trên thị trường có hai giống gạo phổ biến nhất là gạo Japonica và gạo Koshihikari. Bên cạnh mùi vị thì giá cả cũng là lí do giúp cho gạo Japonica và gạo Koshihikari được nhiều người Việt ưa chuộng.
1. Gạo Koshihikari
Koshihikari là một giống gạo của Nhật được đánh giá có khả năng chống chịu cao, ít khi bị đổ trong quá trình trồng trọt. Đó cũng là lí do mà giống gạo Koshihikari còn được ví như bộ xương của võ sĩ Sumo Nhật Bản – luôn mạnh mẽ, vững vàng với một tinh thần thép. Tại Nhật, giống gạo Koshihikari có thể trồng ở mọi miền đất nước, không phân biệt thời tiết khí hậu hay điều kiện thổ nhưỡng. Người dân trồng trọt giống gạo này hầu hết đều có những vụ mùa bội thu.
Gạo Koshihikari khi nấu chín sẽ rất mềm và có hương vị đậm đà cùng với mùi thơm tự nhiên, không quá gay gắt. Đây là một loại gạo quý tại Nhật không chỉ về mặt tượng trưng mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng rất cao. Các võ sĩ sumo tại Nhật rất ưa chuộng cơm được nếu từ gạo Koshihikari. Theo quan niệm nhiều đời nay của người dân xứ sở Phù Tang, gạo Koshihikari mang lại cho võ sĩ sumo một cơ thể khỏe mạnh, tư duy chiến lược linh hoạt, dễ dàng đánh gục mọi đối thủ.
Đó là về mặt tín ngưỡng, còn về mặt khoa học dinh dưỡng, gạo Koshihikari cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhờ có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo đó, khi ăn cơm Koshihikari trong thời gian dài sẽ giúp cơ thể cải thiện các chức năng của bộ máy tiêu hóa, tăng hấp thụ, chống các bệnh về đường ruột như táo bón, tiêu chảy,… Những ai đang gặp vấn đề với đường ruột hoàn toàn có thể cân nhắc đến loại gạo này để cảm nhận sự khác biệt.
Bên cạnh đó, một trong những tác dụng của giống gạo Koshihikari khiến nhiều chị em phụ nữ thích thú là có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt. Khi ăn cơm Koshihikari bạn có thể duy trì việc giảm cân một cách an toàn và hiệu quả bởi nó tăng việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể, cung cấp đủ năng lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống. Các giá trị dinh dưỡng của gạo Koshihikari đã được nhiều nhà khoa học cũng các chuyên gia nông nghiệp kiểm định và xác nhận chính xác về tác dụng tích cực của gạo với sức khỏe người tiêu dùng.
Để chọn mua chính xác loại gạo Koshihikari chất lượng bạn nên kiểm tra kỹ càng thông qua vẻ ngoài của sản phẩm. Hạt gạo Nhật phải tròn lẵn với các mặt trắng vàng, đều và đẹp đẽ. Bạn cũng có thể gạo thông qua vị giác bằng cách đưa một nhúm gạo lên miệng nhai thử, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu và hương thơm tự nhiên. Nếu tìm loại gạo chính xác như thế này thì đó đúng là gạo Koshihikari chính hãng. Khi nấu lên, cơm Koshihikari trắng bóng, đẹp mắt, vô cùng kích thích vị giác người ăn. Ngay cả khi để nguội, hạt cơm vẫn dẻo thơm, mềm mịn. Loại gạo này hay được dùng để làm các món ăn nổi tiếng như cơm vắt, sushi,… tại Nhật Bản.
2. Gạo Japonica
Japonica là một giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ít đổ rạp khi gặp mưa bão. Khi thu hoạch, hạt gạo Japonica tròn trịa, bóng mẩy, căng bóng, đầy đặn, ít nứt vỡ và có mùi thơm tự nhiên, tinh tế. Khi nấu chín, gạo Japonica có mùi thơm hấp dẫn và rất dẻo, đặc phù hợp với những ai thích ăn cơm dẻo thơm. Đặc biệt người ta còn đánh giá chất lượng của hạt gạo Japonica thông qua việc soi sáng hạt gạo dưới ánh mặt trời.
Về hàm lượng chất dinh dưỡng, gạo Japonica cũng sở hữu cho mình nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Trong gạo Japonica có chứa nhiều chất oxy hóa, giàu khoáng chất như Magnesium, selenium giúp tạo năng lượng từ protein và tinh bột, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu, củng cố khả năng hoạt động của hệ thần kinh và xương khớp. Vì thế loại gạo này được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị hen suyễn, huyết áp thấp, tim mạch.
Hiện nay, gạo Nhật Bản Japonica thường được sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau như cơm nắm, bánh gạo, sushi, cơm trộn,…
Tại sao nên lựa chọn gạo đến từ Nhật Bản?
1. Giá trị thương hiệu
Điều đầu tiên khi nhắc đến Nhật Bản người ta sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, bền bỉ, và gạo Nhật cũng là một sản phẩm như thế. Những sản phẩm có xuất xứ đến từ Nhật Bản luôn được người tiêu dùng trên toàn thế giới đánh giá cao. Không chỉ riêng trong khu vực châu Á mà kể cả là các quốc gia châu Âu, Mỹ,… đều đánh giá rất cao. Từ những sản phẩm công nghệ điện tử, thời trang, mỹ phẩm đến nông sản, các sản phẩm của Nhật Bản khiến người sử dụng cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn.
Đó cũng là một trong những cơ hội để gạo Nhật đến được với người tiêu dùng trên khắp thế giới cũng như tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Sử dụng các sản phẩm gạo Nhật sẽ giúp bạn có cho mình những bữa ăn thơm ngon, giàu dưỡng chất và ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.
2. Độ an toàn cho sức khỏe rất cao
Tất cả các sản phẩm gạo Nhật khi bán ra thị trường đều đã trải qua quá trình đánh giá và thẩm định chất lượng đầy nghiêm ngặt. Các loại gạo Nhật đảm bảo nguyên tắc 4 không: không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không hóa chất, không chất bảo quản. Nhờ vậy mà người tiêu dùng có thể hoàn toàn về sức khỏe bản thân khi sử dụng các loại gạo đến từ xứ sở Phù Tang.
3. Chất lượng của các gạo Nhật
Độ ngon của gạo Nhật đã được nhiều người thừa nhận, đó là chưa kể đến việc gạo của Nhật Bản còn có thời gian bảo quản lâu hơn so với nhiều loại gạo khác, mang đến cho người dùng những trải nghiệm dùng gạo một cách thích thú hơn. Gạo Nhật dễ nhận biết thông qua hình dáng bề ngoài mập mạp, tròn trịa. Khi nấu thành cơm có hương thơm rất hấp dẫn, mềm dẻo và có vị ngọt đậm.
Sử dụng các loại gạo Nhật bạn có thể dễ dàng sở hữu cho mình những bữa ăn chất lượng, ngon miệng và cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng gạo Nhật để chế biến ra nhiều món ăn đặc trưng của Nhật Bản như bánh gạo, cơm nắm, sushi,… để gia tăng độ đa dạng cho các bữa ăn của gia đình mình.
4. Đóng gói bao bì sản phẩm đúng quy cách
Các sản phẩm của Nhật Bản đều được đóng gói bao bì cẩn thận và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng đánh giá chính xác hàm lượng dưỡng chất có trong hàng hóa. Với gạo Nhật, bao bì đóng gói khá đơn giản nhưng vẫn tinh tế đảm bảo tính hiệu quả cho người sử dụng. Trên bao gạo luôn có đầy đủ các thông tin cho một loại thực phẩm như ngày sản xuất, xuất xứ gạo, nhà nhập khẩu, giá trị dinh dưỡng,…
Ngoài ra, các loại gạo Nhật Bản khi nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được hút chân không trong bao bì. Nhờ vậy mà thời gian bảo quản của gạo lâu hơn rất nhiều, và khi sử dụng vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho bữa cơm nhà mỗi ngày.
5. Giá trị dinh dưỡng cao trong các loại gạo của xứ sở Phù Tang
Như đã đề cập về các giá trị dinh dưỡng có trong gạo Nhật, bạn có thể hấp thụ nhiều dưỡng chất giá trị cho cơ thể sử dụng gạo của Nhật Bản. Đó cũng là nhờ những công nghệ và quy trình hiện đại được áp dụng trong quá trình sản xuất và thu hoạch lúa gạo của Nhật Bản.
Quy trình xay xát của lúa gạo được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, đúng tiêu chuẩn với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy móc hiện đại. Vì vậy giá trị dinh dưỡng của gạo Nhật rất cao, gần như không có bất cứ sự thay đổi nào khi chuyển đổi từ thóc sang gạo.
Các sản phẩm được sản xuất từ gạo Nhật
Có rất nhiều các sản phẩm mang tính truyền thống của Nhật Bản được chế biến từ gạo Nhật, mang đậm màu sắc và hương vị cổ truyền của dân tộc.
- Rượu gạo: hay còn được gọi là nihonshu hoặc sake. Rượu gạo được chế biến từ các giống gạo Nhật thông thường thông qua quá trình lên men gạo, đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. Rượu thường được chia thành rất nhiều loại khác nhau từ trong quy trình, nguyên liệu thành phần cho đến các bước thực hiện được thay đổi, và có thể uống nóng hoặc lạnh.
Theo truyền thống, rượu gạo sẽ không được uống cùng với các món có thành phần có cơm vì chính bản thân sake đã được làm từ gạo rồi. Cũng sản xuất theo cách lên men gạo tương tự như rượu, mirin là một loại rượu gạo ngọt được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, có hàm lượng đường lớn và thường được biết đến với tên gọi “tương mirin”.
- Bột gạo: Bột gạo của Nhật thường được làm từ gạo trắng hakumai hoặc gạo nếp mochigome, được sử dụng để làm nhiều loại kẹo và bánh gạo Nhật Bản. Ngoài ra, bột gạo còn được dùng như một nguyên liệu để tạo độ sánh quyện trong các món ăn, tăng độ sệt cho một vài loại nước sốt hoặc thay thế cho bột mì để làm bánh mì. Vì được làm từ gạo nên bột gạo hoàn toàn không chứa gluten, hạn chế được việc dị ứng thức ăn ở nhiều thực khách.
- Bánh gạo mochi: Nhắc đến các món ăn được tạo nên từ gạo Nhật chắc chắn không thể bỏ qua món bánh mochi đặc trưng của Nhật Bản. Bánh mochi truyền thống được làm từ gạo nếp hấp chín với đường cát và giã nhỏ. Bánh mochi có nhiều phiên bản nhân khác nhau và cách chế biến cũng tuỳ theo từng địa phương. Có thể kể đến bánh Iwai mochi nhân đậu đỏ thường được ăn vào ngày lễ mừng thọ, lễ nhập học,.. hay Kashiwa mochi, bánh mochi hấp phủ lá sồi. Tại Nhật, bánh mochi ban đầu chủ yếu ăn vào dịp đầu năm mới nhưng hiện nay đã dần phổ biến và có thể ăn suốt năm.
Gạo Nhật là một trong những loại thực phẩm chất lượng và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Tại Việt Nam, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng tìm được cho mình những loại gạo Nhật Bản chất lượng và phù hợp với nhu cầu bản thân. Dựa vào việc phân biệt hình dáng, kích thước, màu sắc,… bạn dễ dàng tìm được cho mình loại gạo phù hợp.
Gạo Nhật được yêu thích nhờ vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu về các loại gạo Nhật Bản hiện có trên thị trường Việt Nam.
Ý kiến