Nếu là người đam mê thưởng thức những món ăn Nhật Bản sẽ không khó để bạn có thể nhìn thấy sự xuất hiện của mù tạt trên bàn ăn. Đây là một loại gia vị gần như luôn có mặt trong các bữa ăn của người Nhật. Vậy công dụng thực tế của mù tạt là gì? Mù tạt được làm từ nguyên liệu nào của đất nước Nhật Bản? Cùng JapanBiz tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Mù tạt là gì? Mù tạt và wasabi có khác gì nhau không?
1. Mù tạt làm từ gì?
Mù tạt là một loại gia vị, đồ chấm quen thuộc trong các bữa ăn của người Nhật. Mù tạt là loại gia vị có mùi hương cay nồng, vị cay cực mạnh của nó sinh ra hơi gây kích ứng trực tiếp đến mũi và lưỡi. Phải là những người có thể ăn đồ cay tốt mới thưởng thức được mù tạt cũng như cảm nhận được trọn vẹn hương vị của chúng.
Mù tạt được làm từ hạt của câu mù tạt, thuộc dòng họ với cây cải. Đây đều là những loài thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis chủ yếu được sử dụng để làm gia vị. Mù tạt được tạo ra sau khi người thợ chế biến nghiền mịn các hạt mù tạt, sau đó đem trộn với nước, dấm hay một số chất lỏng khác sẽ tạo thành thành phẩm mà chúng ta thưởng thức.
2. Wasabi là gì?
Trong khi đó, wasabi cũng chính là một trong các loại mù tạt đang có mặt trên thị trường. Wasabi là mù tạt có màu xanh được chế biến từ thân củ của cây wasabi Nhật Bản. Wasabi được bày bán trên thị trường thường xuất hiện ở 2 dạng chính, một là dạng còn tươi là phần rễ của cây wasabi, và hai là dạng bột nhão, mịn được mài ra từ chính rễ của cây wasabi. Tại Nhật Bản wasabi còn được gọi là “cải ngựa Nhật Bản” là loại gia vị gần như không thể thiếu trong các món điển hình như sushi, sashimi.
3. Mù tạt và wasabi có khác nhau hay không?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về mù tạt và wasabi. Xét về mặt khoa học thì wasabi và mù tạt có chung một dòng họ là dòng cây cải, do đó chúng khá giống nhau. Và tại Việt Nam, nhiều người sử dụng tên gọi mù tạt cũng chính là để chỉ cho wasabi. Do đó, mù tạt và wasabi chính là cùng một loại gia vị. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại mù tạt khác nhau mà bạn có thể phân biệt hương vị của chúng thông qua màu sắc:
- Mù tạt xanh: Đây là loại mù tạt quen thuộc nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường thực phẩm hiện nay. Mù tạt sở hữu màu sắc xanh và vị cay nồng đặc trưng nhất của loại gia vị này. Trong các bữa ăn, mù tạt xanh thường được sử dụng để ăn kèm với các món hải sản tươi sống cũng như dùng để ướp thịt, cá vì chúng có khả năng khử mùi tanh cực kỳ tốt. Nhờ vậy khi ăn với các món như sashimi bạn sẽ được thưởng thức hương vị trọn vẹn nhất của đồ tươi sống.
- Mù tạt vàng: Bên cạnh mù tạt xanh thì mù tạt vàng cũng là một trong những loại gia vị phổ biến trên thị trường. Mù tạt vàng được chế biến từ sự kết hợp của các loại hoa khác nhau có nhiều vị cay. Tất cả được mang đi xay nhuyễn kết hợp với một số nguyên liệu khác tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng của mù tạt. Khi ăn, mù tạt vàng để lại hương vị có chút hậu đắng ở đầu lưỡi của người dùng. Mù tạt vàng thường được dùng để ăn kèm với các món như xúc xích nướng, thịt nướng hoặc dùng để nấu món đậu tương lên men đặc trưng của Nhật Bản.
- Mù tạt trắng: Đây là loại mù tạt được chế biến từ giống cây cải Hirta. Đây là một giống cây cải mọc hoang dại ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngoài ra còn có một số loại thường được tìm thấy ở khu vực ven Địa Trung Hải. Cách chế biến của mù tạt trắng cũng tương tự như các loại mù tạt khác. Mù tạt trắng thường được dùng để ăn kèm với hải sản và các loại thịt.
- Mù tạt nâu: Đây cũng là một trong những loại mù tạt khác đang được sử dụng trong thị trường ẩm thực. Tuy nhiên mù tạt nâu phổ biến nhất là tại khu vực Ấn Độ và khá hiếm gặp tại Việt Nam. Người Ấn sử dụng mù tạt nâu để làm gia vị tạo mùi vị đậm đà hơn cho các món ăn như cà ri, pate. Mù tạt nâu được tạo ra từ cải Juncea, được biết loại cải này có nguồn gốc từ chân của dãy Himalaya. Hương vị của chúng vẫn chưa được xác định rõ ràng do không phổ biến tại Việt Nam.
Nguồn gốc và đặc điểm của mù tạt
1. Sự ra đời của mù tạt
Theo nhiều nguồn tài liệu được ghi chép lại tại Nhật Bản thì mù tạt dường như xuất hiện lần đầu tiên là vào thời kỳ Heian. Vào thời điểm này, người Nhật chủ yếu sử dụng mù tạt như là một loại dược liệu. Bên cạnh đó, cũng có một số câu chuyện truyền miệng trong dân gian cho biết, mù tạt được tìm thấy lần đầu tiên là vào thời kỳ Edo. Đó là vào khoảng những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, đã có một sự kiện lớn xảy ra tạo nên khởi đầu cho lịch sử trồng cây wasabi tại Nhật.
Tuy nhiên, phải đến sau thời kỳ Edo thì cây wasabi mới được chế biến để trở thành một loại gia vị. Vì ở thời kỳ này, người dân chưa thể làm lạnh hay cấp đông thực phẩm để giữ hương vị trong thời gian lâu dài. Chính vì thế, họ sử dụng mù tạt như một loại gia vị khử mùi tanh rất hiệu quả để có bảo quản thực phẩm trong thời gian lâu dài. Mù tạt giúp khử mùi và hạn chế sự lan rộng của vị khuẩn, nhờ vậy mà tình trạng ngộ độc hay nhiễm khuẩn thực phẩm cũng giảm đi đáng kể.
Sau đó, vào thời kỳ Taisho Showa, mù tạt từ việc được sử dụng ở dạng nguyên cây đã được chế biến để trở thành bột mù tạt. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự xuất hiện của wasabi một cách rõ ràng nhất như chúng ta đang được thưởng thức hiện nay. Trong lịch sử, thời Taisho nổi tiếng về sự xuất hiện của công nghệ làm lạnh cũng như sấy khô. Chính vì thế, người thợ dưới thời kỳ này đã tìm nhiều cách khác nhau để phát triển cải ngựa trở thành một loại mù tạt nguyên chất, giữ được hương vị như ban đầu và có thể sử dụng rộng rãi hơn nữa trong bữa ăn hàng ngày.
Đến ngày nay, mù tạt đã trở thành một loại gia vị ăn kèm phổ biến và gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Wasabi cũng đã vượt ra ngoài khuôn khổ của Nhật Bản để đến với nền ẩm thực của các nước khác, làm nên thương hiệu và biểu tượng cho nền ẩm thực Nhật
2. Các đặc trưng của mù tạt
Mù tạt hiện nay có thể được bắt gặp trong hai dạng bảo quản là dạng lỏng hoặc dạng bột mịn. Dù có nhiều loại mù tạt khác nhau mà bạn có thể phân biệt thông qua màu sắc nhưng mù tạt đặc trưng nhất của Nhật vẫn là màu xanh lá. Loại mù tạt này được tạo nên từ loại cây học cải ngựa. Đây là một loại cây thân thảo, mọc tự nhiên và được bắt gặp chủ yếu ở các khu vực dọc theo triền suối và triền núi ở Nhật Bản.
Mù tạt được chế biến ở dạng bột mịn được tạo nên việc mài trực tiếp rễ của cây wasabi. Khi thưởng thức, bột wasabi sẽ được trộn đều với nước theo một tỷ lệ thích hợp để tạo nên mù tạt không quá lỏng, vẫn có thể cầm được trên tay. Ngoài ra, mù tạt còn được chế biến ở dạng bột khô. Bột khô chủ yếu được sản xuất với số lượng lớn, sản xuất công nghệ để đảm bảo số lượng thành phẩm cũng như việc bảo quản mù tạt dễ dàng hơn. Khi sử dụng, bạn pha bột mù tạt với một ít nước lọc là có thể ăn kèm với các món ăn khác.
Tại Nhật, một quốc gia nổi tiếng với rất nhiều món ăn tươi sống thì wasabi là gia vị không thể thiếu nhờ khả năng khử mùi tanh hiệu quả. Hương vị cay nồng của mù tạt nhanh chóng tạo cảm giác mạnh trong khoang mũi và lưu lại ở đầu lưỡi của người thưởng thức. Tuy nhiên vị cay của mù tạt khác hẳn với vị cay của ớt, chúng sẽ biến mất đi rất nhanh sau khi bạn ăn xong chứ không lưu lại lâu như vị cay của ớt.
Những món ăn hấp dẫn với sự kết hợp của mù tạt Nhật Bản
1. Mù tạt ăn cùng sashimi
Mù tạt ăn cùng với sashimi là sự kết hợp phổ biến nhất trong bữa ăn của người dân xứ sở Phù Tang. Là một quốc đảo, Nhật Bản sở hữu đa dạng các loại hải sản tươi ngon và bổ dưỡng. Người Nhật thường xuyên ăn sashimi nói riêng cũng như các món ăn từ hải sản trong bữa ăn của mình. Khi ăn cùng với mù tạt sẽ giúp khử được mùi tanh của hải sản tươi sống và tăng thêm hương vị hấp dẫn cho bữa ăn. Khi ăn hải sản sống cùng với mù tạt là bạn đang thưởng thức một bữa ăn theo đúng chuẩn của người Nhật.
2. Sushi
Bên cạnh sashimi thì sushi chính là món ăn không thể không nhắc đến khi ăn các món ăn của người Nhật. Bạn có thể dễ dàng làm sushi ngay tại nhà với các nguyên liệu tùy thích của mình. Một món sushi khi hoàn thiện sẽ là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơm trắng mềm mịn, dẻo thơm với trứng cuộn béo, ngoài ra các nguyên liệu còn lại sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn ăn cùng nguyên liệu nào. Một số người cũng thường xuyên ăn kèm wasabi với sushi nếu trong sushi có thành phần từ đồ tươi để gia tăng hương vị cho món ăn.
3. Mù tạt ăn với mì soba vịt sốt teriyaki
Mì soba là món ăn nổi tiếng tại Nhật Bản. Sợi mì soba dai dai ăn cùng với phần thịt vịt tạo nên hương vị tuyệt vời cho món mì soba vịt sốt teriyaki. Mì soba có phần thịt vịt tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn nhờ có lớp da giòn giòn, kết hợp cùng phần thịt bên trong mềm mại, gần như tan trong miệng, cuốn hút đến khó cưỡng. Thịt vịt khi chấm cùng với mù tạt sẽ làm dậy lên hương vị tuyệt hảo của món ăn, khiến người ăn lưu luyến mãi không thôi.
4. Cơm lươn Nhật Bản nướng sốt teriyaki
Cơm lươn cũng là một món ăn giàu dưỡng chất của người Nhật, thường được sử dụng để làm các món cơm bento cho trẻ em và người lớn mang đi làm. Khi chế biến sẽ mang phần thịt lươn đi nướng đến khi vừa chín tới thì phết đều lớp sốt teriyaki để tạo thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Phần thịt lươn non mềm vẫn giữ được vị thanh ngọt, tươi ngon vốn có khi ăn cùng với mù tạt và cơm nóng sẽ tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.
5. Yakitori gà nướng xiên que Nhật Bản
Yakitori gà nướng xiên que Nhật Bản là một món ăn đường phố điển hình tại Nhật Bản. Món ăn này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bữa tiệc nướng, liên hoan của người Nhật. Để làm nên món ăn hấp dẫn này, hương vị sẽ được kết hợp từ vị ngon ngọt vốn có từ thịt, lại được thấm đều lớp nước sốt đậm đà nên vô cùng vừa ăn. Người Nhật thường ăn kèm với wasabi hoặc ớt để làm món ăn dậy mùi và đậm đà hơn.
6. Há Cảo Gyoza Nhật Bản
Món há cảo Gyoza của Nhật được chế biến từ các nguyên liệu chính là rau củ và thịt. Sự hòa quyện đậm đà giữa thịt và rau củ mang đến cho người ăn cảm nhận không thể tuyệt vời hơn. Bên ngoài há cảo sẽ được mang đi chiên giòn và vàng ươm cực kỳ bắt mắt. Kết hợp với phần nhân há cảo mềm mại, gia vị đậm đà chấm cùng nước tương và một ít wasabi thì không thể nào hoàn hảo hơn cho một bữa ăn nhẹ.
Hạt mù tạt có công dụng bất ngờ cho sức khỏe
Nhiều người thưởng thức mù tạt chỉ để tăng hương vị cho món ăn mà không biết rằng mù tạt còn có những công dụng cực tốt cho sức khỏe của mình.
- Làm chậm và ngăn ngừa quá trình lão hóa cơ thể: Trong mù tạt có chứa một hàm lượng lớn các chất như carotenoids, zeaxanthin và lutein, kết hợp cùng đa dạng các vitamin như vitamin A, C, K. Đây được đánh giá là những thành phần và dưỡng chất có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm quá trình lão hóa ở cơ thể. Đó cũng là một trong nhiều lí do giúp người Nhật có một làn da và cơ thể trẻ lâu hơn nhiều so với độ tuổi trung bình trên thế giới.
- Phòng ngừa các căn bệnh dạ dày: hạt mù tạt đã được chứng minh là có thể phát huy tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh các bệnh liên quan đến dạ dày, kể cả là ung thư dạ dày. Theo đó, các thành phần có trong hạt mù tạt làm ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư mới.
- Có tác dụng tích cực với những người mắc chứng hen suyễn: Đó là nhờ trong mù tạt có chứa hàm lượng dưỡng chất magiê và selenium rất cao, giúp tăng cường khả năng chống viêm cho cơ thể. Sử dụng mù tạt thường xuyên với người hen suyễn có tác dụng kiểm soát, kiềm chế các triệu chứng của bệnh hen suyễn như cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.
- Phòng ngừa tình trạng của bệnh viêm khớp dạng thấp: Thành phần chống viêm và làm nóng các cơ khớp có trong mù tạt giúp làm nóng cơ thể và nới lỏng cơ bắp, dẫn đến giảm đau tốt hơn. Ngoài ra, đối với những người đã mắc bệnh và muốn giảm đau trực tiếp, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm có mù tạt hoặc đắp bột mù tạt lên khu vực đau sẽ giúp giảm đau rất nhanh.
Một số sự thật thú vị về mù tạt
Mù tạt có khá nhiều điểm thú vị mà bạn có thể chưa biết, có thể kể đến như mù tạt có hẳn một bảo tàng cho riêng mình nằm tại bang Alabama của Hoa Kỳ. Viện bảo tàng mù tạt này có tên là National Mustard Museum. Theo đó, cứ vào thứ bảy đầu tiên của tháng 8 người ta sẽ dành riêng ngày này để vinh danh mù tạt. Đây là loài thực vật hiếm hoi lại được dành nhiều sự tôn vinh đến như vậy.
Mỗi thương hiệu wasabi hay mỗi quốc gia khác nhau sẽ có công thức sản xuất mù tạt hoàn toàn khác nhau, để cho ra hương vị riêng biệt của mình. Tuy nhiên về quy trình sản xuất thì cơ bản vẫn giống nhau và đảm bảo những bước cần thiết. Sự khác biệt chỉ nằm ở bí kíp riêng để tạo sự khác biệt cho thương hiệu sản xuất. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết nhưng chúng ta cũng có thể dùng mù tạt như một loại mặt nạ dưỡng da. Với công thức làm mặt nạ từ mù tạt, bạn nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo chúng có thể phát huy tối đa công dụng trên làn da mình.
Mù tạt không chỉ là một loại gia vị cho món ăn mà còn là một trong những nguyên liệu chế biến nên rất nhiều thành phẩm khác nhau. Từ thuốc đến tinh dầu,… mù tạt đều có thể góp mặt nhờ sự hữu ích của chúng với sức khỏe con người. Sử dụng mù tạt một cách hợp lí sẽ giúp bạn sở hữu cho riêng mình một cơ thể khỏe mạnh và cơ hội thưởng thức những món ăn hấp dẫn nhất. Nếu một lần đến Nhật Bản, đừng quên tự thưởng cho mình những món ăn cùng với wasabi rất đặc trưng của xứ sở Phù Tang bạn nhé!
Ý kiến