Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến một đất nước với nền văn hóa đa dạng và nhiều màu sắc. Ẩm thực Nhật Bản gây ấn tượng với thế giới thông qua những món ăn chất lượng, nhiều màu sắc và được dày công chế biến bởi các đầu bếp như sashimi, sushi. Và nhắc đến ẩm thực Nhật Bản chắc chắn không thể bỏ qua món mì ramen. Vậy mì ramen Nhật Bản ra đời như thế nào, quy trình chế biến của món ăn có tốn nhiều công sức hay không? Cùng tìm hiểu thêm các thông tin với bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
1. Lịch sử ra đời của mì ramen Nhật Bản
Mì vốn là món ăn truyền thống của Nhật Bản. Chỉ riêng với món mì đã có rất nhiều các loại khác nhau như mì udon, mì soba, mì somen hay mì ramen. Mỗi loại lại mang một hương vị riêng mà bất cứ người thưởng thức nào đều cảm thấy hứng thú. Nghệ thuật làm mì cũng là một trong những đặc điểm tạo nên nét riêng của món mì Nhật. Mì ramen so với các loại mì truyền thống khác ra đời có phần “sinh sau đẻ muộn” hơn, nhưng cũng vì thế mà mì vừa khắc phục được những thiếu sót của các món ăn trước vừa được chế biến để phù hợp với nhiều đối tượng người ăn khác nhau.
Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào về nguồn gốc xuất xứ của mì ramen. Nhiều tài liệu cho biết mì ramen xuất xứ tại Trung Quốc nhưng thời gian món ăn này du nhập vào Nhật Bản vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ. Nhưng thông tin được nhiều người tin cậy nhất là ramen xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào thời Edo (thế kỷ XVII – XIX).
Ramen trở nên phổ biến khắp ở Nhật Bản là từ thời kỳ Minh Trị, tức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ mà quá trình giao lưu văn hóa với nước ngoài được gia tăng mạnh mẽ tại Nhật Bản, có lẽ đó cũng là lí do khiến nhiều nhà nghiên cứu tin rằng món mì này đã du nhập vào Nhật Bản. Nhưng dù có nguồn gốc xuất xứ tại quốc gia nào đi chăng nữa thì cũng không thể không khẳng định rằng chính Nhật Bản đã mang tiếng tăm của món mì ramen ra với thế giới với một hương vị không thể đặc trưng hơn.
Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, mì ramen đã chính thức trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và trở nên quen thuộc với thế giới. Vào năm 1994, tại khu phố nhỏ trong Yokohama đã chính thức mở một bảo tàng ramen với rất nhiều hiện vật trưng bày về lịch ra đời và phát triển của món ăn truyền thống này.
2. Mì ramen có những nguyên liệu gì và quy trình chế biến như thế nào?
Một số nguyên liệu chính trong món mì ramen có thể kể đến như:
- Sợi mì: chắc chắn sẽ không thể bỏ qua sợi mì khi nhắc đến mì ramen. Sợi mì được làm từ 4 nguyên liệu chính là bột mì, nước, nước tro tàu và muối. Một trong những nguyên liệu làm nên đặc trưng của sợi mì ramen là nước tro tàu. Nó giúp tăng độ dai và tạo màu vàng cũng như hương vị đặc trưng cho sợi mì. Tùy theo đặc điểm của người bán cũng như nơi sản xuất mà sợi mì có độ dài, dày, mỏng hay xoăn khác nhau.
- Nước súp: nước súp là thành phẩm từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Trong Dashi sẽ có nước nấu từ xương heo, xương bò, xương gà, tảo bẹ, khô cá bào, cá mòi, nấm Shiitake cùng một số nguyên liệu đặc trưng khác. Tare là gia vị được thêm vào nước Dashi để cho ra hương vị đậm đà hơn. Gia vị Tare gồm có Shio, Shoyu và Miso. Nước súp mì ramen cũng được người Nhật chế biến khá phong phú và sáng tạo.
- Đồ ăn kèm: gồm có các nguyên liệu như thịt heo, rau tươi, rau củ khô, trứng luộc, chả cá. Trong đó, thịt heo cho món ramen có khá nhiều loại khác nhau, với 3 loại chính là Chashu, Kakuni, Bacon. Chashu – được hầm với nước tương và rượu mirin là loại thịt đặc biệt được ưa chuộng trong những loại thức ăn dùng kèm với mì.
3. Đâu là những loại mì ramen nào nổi tiếng nhất tại Nhật?
3.1. Shio Ramen
Shio ramen là loại mì lâu đời và khá kén người ăn so với các mì khác. Shio trong tiếng Nhật có nghĩa là “muối”, điều này cũng đồng nghĩa với việc loại ramen này được nấu từ sự kết hợp của rất nhiều loại khác nhau, bên cạnh thịt gà và cá hay xương heo. chính vì vậy loại Ramen này được nấu từ rất nhiều loại muối khác nhau kết hợp cùng thịt gà hoặc cá, đôi khi cũng sử dụng thêm xương heo.
Nước dùng của ramen này thường khá trong với màu vàng nhẹ, nhưng sự đậm đà của món Shio ramen là điều không thể bàn cãi. Shio ramen thường đi kèm với Chashu hoặc có thể thay thế bằng mận ngâm hoặc chả cá, trứng luộc và một số loại rau.
3.2. Shoyu Ramen
Shoyu ramen so với các món ramen khác là loại mì phổ biến và được nhiều người yêu thích, kể cả là người ngoại quốc cũng có thể dễ dàng thưởng thức món mì này. Shoyu là xì dầu vậy nên ramen Shoyu cũng có nước dùng màu nâu dịu nhẹ rất ngon mắt. Đó là chưa kể ramen này còn có mùi thơm thanh nhẹ nhờ được chế biến từ đậu nành.
Sợi mì thường là loại sợi nhỏ giúp cho nước dùng mau thấm vào trong hoặc khi ăn dễ dàng thưởng thức được cả sợi mì lẫn vị của nước dùng. Trong một tô mì Shoyu Ramen thường có măng khô, hành lá, chả cá, rong biển, trứng luộc, chasu,…
3.3. Tsukemen
Hay còn được gọi là mì lạnh, là loại mì cực kỳ được ưa chuộng tại Nhật khi đến những ngày hè có thời tiết oi bức. Sẽ có 2 tô riêng biệt khi bạn ăn mì Tsukemen, là một tô nước dùng và một tô mì. Khi ăn, người dùng sẽ chấm mì cùng nước dùng rồi thưởng thức.
Nước dùng của loại ramen này được hầm nhiều giờ với xương heo hoặc cô đặc từ hương vị hải sản, thậm chí là nấu với rau củ tùy vào từng nơi chế biến. Chính vì vậy nó sẽ khá sánh đặc, màu sậm và vị đậm đà hơn các loại Ramen khác.
Ramen dù là loại mì được xuất phát từ Trung Hoa nhưng phải đến thời du nhập vào Nhật Bản và được bản địa hóa mới thật sự thu hút và trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Nhắc đến ramen người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản với những ngày đông bên tô mì nghi ngút khói. Thống kê hiện tại chỉ riêng tại Nhật đã có hơn 30.000 cửa hàng mì ramen khác nhau. Đây chính là cơ hội để bất cứ ai trên thế giới đều có cơ hội được thưởng thức hương vị trọn vẹn của mì ramen.
Tham khảo thêm:
Ý kiến