Với những người yêu thích Anime của Nhật thì đã quen thuộc với nhiều tuyến nhân vật khác nhau trong truyện. Trong số đó, chuunibyou cũng là một kiểu phổ biến mà nhiều người đã nghe qua. Vậy chuunibyou là gì? Thuật ngữ này tại sao lại được nhiều người quan tâm như vậy? Cùng Japanbiz tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
1. Chuunibyou là gì?
Chuunibyou là một từ lóng tiếng Nhật đang rất phổ biến trên internet hiện nay. Nó dùng để chỉ những người có xu hướng thể hiện hành vi ảo tưởng, nhất là những người hay có suy nghĩ rằng mình có một khả năng đặc biệt mà không ai khác có. Chuunibyou là viết tắt từ cụm từ “chuugakkou ni-nen Byou”, tức hội chứng năm thứ hai trung học cơ sở hay hội chứng tuổi teen.
Khi được nhắc đến lần đầu, thuật ngữ này dùng để chỉ xu hướng ảo tưởng ở những học sinh đang học trung học năm thứ hai. Nhưng đến hiện tại thì khái niệm này dùng để mô tả tất cả những người có hành vi ảo tưởng nói chung. Những người đó cho rằng mình có thể làm được những việc mà trên thực tế không có ai có thể làm được. Hoặc cho rằng mình là người siêu năng lực làm được những điều đặc biệt.
Ở Việt Nam, người ta thường dùng từ “trung nhị”, “hội chứng tuổi teen”, “hội chứng tuổi dậy thì” để chỉ về thuật ngữ này.
2. Thuật ngữ Chuunibyou có nguồn gốc như thế nào?
Khái niệm chuunibyou được biết đến lần đầu tiên là vào năm 1999, khi nghệ sĩ Hikaru Ijuin dùng từ này để phát trên trên sóng radio. Sau hiệu ứng này, thuật ngữ Chuunibyou được sử dụng rộng rãi trong nhiều blog, nhật ký chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Từ đó, cụm từ này trở thành thuật ngữ phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Ban đầu chuunibyou chỉ dùng để ám chỉ về sự biến đổi tâm lý của học sinh trung học năm thứ hai. Nhưng khi đã được sử dụng như một từ ngữ phổ biến, cụm từ này được nhiều người dùng để chỉ chung những thanh thiếu niên (chủ yếu là những người đang trong độ tuổi dậy thì) mắc bệnh ảo tưởng về khả năng của bản thân.
Thực tế thì đây không phải là một căn bệnh y học nên chủ yếu chỉ xuất hiện ở các đối tượng đang trong độ tuổi dậy thì, khi mà cơ thể đang trải qua những thay đổi rất lớn về mặt tâm sinh lý. Trong một số trường hợp do ảnh hưởng của môi trường xung quanh nên sinh ra sự ảo tưởng này. Và khi tuổi dậy thì đi qua thì người trẻ cũng sẽ vượt qua được các vấn đề này nếu có sự thay đổi kịp thời và được định hướng đúng đắn từ những người thân hay bạn bè xung quanh mình.
Sau này tại Nhật Bản cũng xuất hiện khác nhiều biến thể khác nhau của thuật ngữ chuunibyou như “Kounibyou” – nghĩa là bệnh trung học năm hai, hay “Shounibyou” – nghĩa là bệnh tiểu học năm hai.
3. Biểu hiện thường gặp ở những người mắc triệu chứng chuunibyou là gì?
Hội chứng chuunibyou cũng thường được gọi một cách dễ hiểu là hội chứng tuổi dậy thì. Một số biểu hiện thường gặp ở những người này như:
- Họ thường là những người có kỹ năng giao tiếp xã hội khá kém và nhút nhát trong các mối quan hệ xã hội. Họ luôn sống khép kín và tách biệt với cuộc sống xung quanh. Với những người này, việc có thể chia sẻ hay trò chuyện với những người xung quanh như gia đình, bạn bè là rất khó khăn.
- Một biểu hiện khác khá phổ biến là họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự phát triển hay các xu hướng của cuộc sống xung quanh. Họ sùng bái và dành sự quan tâm cho nền văn hóa ngoại lai.
- Họ có niềm tin rất mãnh liệt vào sự tồn tại và sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến họ luôn ảo tưởng về bản thân mình và cho rằng mình đang mang một sứ mệnh vĩ đại với loài người và thế giới.
- Không quá phổ biến nhưng một biểu hiện khác cũng thường gặp ở người mắc chứng chuunibyou là không thích bị mọi người đối xử như một đứa trẻ con. Vì sống với niềm tin mình là người vĩ đại, mang những sứ mệnh to lớn nên việc ghét bị xem là trẻ con có lẽ cũng là điều đương nhiên.
Đây chắc chắn không phải là một căn bệnh y khoa đáng lo ngại, nhưng đối với những người có biểu hiện mắc bệnh, chắc chắn cần có sự can thiệp kịp thời để tránh dẫn đến các tình huống xấu có thể xảy ra. Một số người có biểu hiện thái quá của chứng này có thể gây ra các hành động mang tính kích động và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Đây là một triệu chứng tâm lý của tuổi dậy thì nên các bạn trẻ rất cần sự quan tâm và theo dõi từ phía phụ huynh. Tâm lý con trẻ trong giai đoạn này luôn thay đổi nhanh chóng qua mỗi khoảng thời gian ngắn nên cha mẹ cần là người gần gũi và dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến con trẻ và có những tác động nhất định để tránh trẻ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc.
Bên cạnh đó, ngày nay việc tư vấn và điều trị tâm lý đã trở nên phổ biến với xã hội nên phụ huynh cũng có thể dẫn trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu kịp thời. Can thiệp càng sớm thì việc vượt qua các triệu chứng chuunibyou càng nhanh chóng hơn.
4. Một số nhân vật anime mắc triệu chứng chuunibyou
Để hiểu rõ hơn về những biểu hiện thực tế của chứng chuunibyou, bạn có thể tìm hiểu về một số nhân vật trong anime như:
- Kobato Hasegawa trong Boku wa Tomodachi ga Sukunai: Đây là nhân vật hoạt hình rất dễ thương luôn sống với suy nghĩ mình là một nhân vật phản diện trong một bộ phim mà cô ấy thường xem. Và để giống nhân vật này, Kobato thường đeo kính áp tròng khi ra ngoài. Đây chính là biểu hiện của chuunibyou.
- Rikka Takanashi trong Chuunibyou demo Koi ga Shitai: Đây là nhân vật trong bộ truyện Chuunibyou demo Koi ga Shitai, truyện này sau đó đã được chuyển thể thành anime. Rikka là nhân vật chính và mắc hội chứng chuunibyou, cô luôn ảo tưởng rằng mình là Tà Vương Chân Nhãn. Để giống với hình ảnh tưởng tượng, Rikka luôn mặc chiếc váy màu đen, coi chiếc ô là thanh kiếm và luôn che mắt bên phải.
Tâm lý học cho rằng, triệu chứng chuunibyou bắt nguồn từ việc một người đang ngưỡng mộ hay sùng bái quá mức một nền văn hóa hay một người nào đó. Việc sùng bái này khiến họ đi đến các suy nghĩ rằng phải ăn mặc, cư xử và thể hiện cá tính giống với hình tượng đó. Với các thông tin về chuunibyou là gì, chuunibyou có những biểu hiện như thế nào sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về hội chứng này.
Ý kiến