Giấy Washi là một trong những sản phẩm nghệ thuật độc đáo bậc nhất tại xứ sở anh đào. Trong suốt 1.300 năm tồn tại, nó đã trở thành xương sống của nhiều loại hình nghệ thuật khác tại Nhật Bản. Trên thực tế, giấy Washi đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản, hình thành nên các làng nghề truyền thống. Cùng tìm hiểu câu chuyện “giấy Nhật” nhé!
Mục lục
Câu chuyện lịch sử
Theo thuật ngữ cơ bản nhất, giấy washi chỉ đơn giản có nghĩa là giấy truyền thống của Nhật Bản. wa (和) có nghĩa là Nhật và shi (紙) có nghĩa là giấy . Giấy washi gắn liền với lịch sử Nhật Bản và bạn có thể dễ dàng bắt gặp nó ở bất kì một triển lãm hay bảo tàng nào đó. Tuy nhiên, có thể vẫn còn những bí ẩn đằng sau tờ giấy mỏng manh nhưng tinh tế này.
Mặc dù ngày nay nó là biểu tượng của Nhật Bản nhưng nguồn gốc của giấy washi bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào khoảng năm 610 sau Công nguyên, kỹ thuật làm giấy thủ công đã được các nhà sư Phật giáo mang đến Nhật Bản. Giấy washi đã được chính phủ Nhật cải tiến trong quá trình sản xuất. Có nhiều vật liệu dệt được thêm vào quy trình sản xuất như kozo (dâu tằm) và sợi gampi để tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ và tăng tính linh hoạt của giấy.
Giấy Washi được làm như thế nào?
Thời điểm lý tưởng nhất trong năm để làm Washi là mùa đông lạnh giá. Khi đó, nước đóng băng tự nhiên và không có tạp chất. Nhà sản xuất sẽ không tốn quá nhiều công sức trong khâu làm sạch nước. Các phương pháp và nguyên liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào phong cách Washi bạn sẽ làm bởi vì mỗi vùng của Nhật Bản sẽ có một kỹ thuật khác nhau.
Lấy nguyên liệu
Đầu tiên bạn cần nguyên liệu cho giấy. Hầu hết giấy washi sử dụng Kozo, và Mitsumata (hai loại cây bụi thường được trồng) và Gampi (thường mọc hoang dã). Thông thường, chúng được thu hoạch trong khoảng từ tháng mười hai đến tháng một.
Hấp, tước và chọn
Để tách các bộ phận của cây, đầu tiên bạn cần hấp chín chúng. Khi nào mềm là sẵn sàng cho giai đoạn tước. Sau đó, vỏ cây sẽ được lấy ra và phơi khô. Vỏ đã khô sẽ được đun sôi tạo thành dung dịch tráng giấy. Tuy nhiên yếu tố tiên quyết là phải làm sạch nước đun, không được để lẫn tạp chất. Tiếp theo, dung dịch tráng giấy vừa đun sẽ được đánh bằng tay để làm lỏng các sợi tơ trước khi nó được dệt thành tờ.
Tráng thành tấm
Đây có lẽ là phần dễ nhận biết nhất trong quá trình làm Washi. Trước tiên, bột giấy được trải ra một tấm chiếu, lắc đều để các sợi được quấn vào nhau. Khi đạt được kích thước và độ dày mong muốn lượng nước dư thừa sẽ được loại bỏ ra khỏi dung dịch. Đây là lúc định hình được tờ giấy, mặc dù rất lỏng lẻo
Hoàn thiện
Sau khi để khô qua đêm, giấy sẽ được ép để loại bỏ hết nước. Sau đó được tách ra, chải và tiếp tục phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Những tấm giấy đã phơi khô này sẽ tiếp tục được cắt ra tạo thành từng tấm Washi nhỏ.
Washi được sử dụng để làm gì?
In và viết
Nhờ kết cấu dày hơn, thấm hút hơn; Washi là chất nền tuyệt vời để in linoblock, in thạch bản màu, ép chữ, in nổi, in kỹ thuật số. Ví dụ như thiệp và thiệp mời đám cưới sẽ hấp dẫn hơn khi được in trên giấy Washi.
Nghệ thuật
Có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống ở Nhật Bản cần sử dụng đến giấy washi. Ví dụ, nếu biết về tranh Nihonga, bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng Washi thay vì canvas hoặc giấy hiện đại là một trong những yếu tố xác định phong cách Nhật Bản đặc trưng này.
Đóng sách
Nhật Bản là một quốc gia yêu thích văn học. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Washi và xuất bản đi đôi với nhau. Thay vì được sử dụng trong toàn bộ cuốn sách, Washi thường được sử dụng cho bìa sách do độ bền và tính linh hoạt của nó.
Origami
Với kết cấu chắc chắn, dễ uốn hơn, giấy Washi là một công cụ tuyệt vời trong nghệ thuật origami. Nó giữ được hình dạng tốt hơn so với các loại giấy origami thông thường. Vẻ ngoài độc đáo của Washi sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Thiết kế nội thất
Do kết cấu thú vị, chất lượng độc đáo, Washi tạo ra ánh sáng mờ nhẹ nhàng. Vì thế mà từ lâu nó đã được công nhận là vật liệu lý tưởng cho đèn, màn hình trong nhà, cửa chớp và rèm. Cảm giác tự nhiên, gần gũi của nó hấp dẫn về mặt thị giác hơn nhiều so với các loại giấy khác.
Kết lại
Sau quá trình dài tồn tại, Washi đã được sử dụng cho mọi lĩnh vực. Vì đây là một sản phẩm thủ công, nên Washi đắt hơn so với giấy thông thường. Do đó đến ngày nay, nó không còn quá thông dụng nữa. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công việc cần đến sự tinh tế, và ý nghĩa của tờ giấy Washi này.
Ý kiến