Số lượng người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Nhật Bản đang đạt mức hơn 400.000 người (tính tới thời điểm 12/2021 theo số liệu của Cục xuất nhập cảnh).
Với sự gia tăng dân số tại Nhật như vậy, số lượng những gia đình Việt Nam quan tâm tới việc dạy dỗ, đào tạo con cái tại Nhật cũng gia tăng, và dần dần trở thành những đề tài quan trọng.
Japanbiz xin giới thiệu đôi nét khái quát về các loại trường học tại Nhật Bản hiện nay, và nêu ra một số ưu – nhược điểm của nền giáo dục của đất nước từng đạt vị trí thứ 2 thế giới này.
Mục lục
Khái quát về hệ thống giáo dục Nhật Bản
Ý nghĩa của 2 chữ “Giáo dục” theo quan điểm người Nhật
Tại Nhật Bản, “Giáo dục” không chỉ giới hạn ở nghĩa hẹp là giáo dục học đường mà còn bao gồm cả giáo dục tại gia đình và giáo dục xã hội (học tập suốt đời). Từ nguyên của “giáo dục” trong tiếng Anh là “Education” và “giáo dục” trong tiếng Nhật là ”教育” có nghĩa là “khuyến khích và bắt chước”, và “giáo dục” có nghĩa là “để có một đứa trẻ” hoặc “để nuôi một đứa trẻ”.
Giáo dục ở Nhật Bản thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Bộ Giáo dục cũ trước khi tổ chức lại các bộ và cơ quan của chính phủ trung ương) và tuân thủ Luật Giáo dục cơ bản. Từ thời Minh Trị, tương đối sớm trên thế giới sau Châu Âu và Hoa Kỳ, Nhật Bản đã thiết lập các cơ sở và hệ thống giáo dục trường học hiện đại từ thời Taisho, thời Showa đến thời đại Heisei, và sau thời kỳ Minh Trị Duy tân, cung cấp giáo dục công lập, giáo dục phổ thông và giáo dục bắt buộc.
Chính sách giáo dục
Về chính sách giáo dục, Nhật Bản đã xác định tầm quan trọng của giáo dục như một chiến lược quốc gia với tư cách là quốc gia sáng tạo khoa học và công nghệ (còn gọi là quốc gia khoa học và công nghệ), mở rộng học tập suốt đời và giáo dục chuyên môn cao, công nhận các đặc khu giáo dục trong cải cách cơ cấu. , và các trường đào tạo sau đại học cho các chuyên gia. Nhiều chính sách khác nhau đã được thông qua, chẳng hạn như thành lập, nâng cao năng lực nghiên cứu quốc tế trong giáo dục đại học và mở rộng việc chấp nhận sinh viên nước ngoài.
Trong xã hội thời hậu Minh Trị, sự phân biệt giai cấp còn nặng nề hơn ngày nay rất nhiều. Có thể thấy chủ yếu tầng lớp trung- thượng lưu mới có thể có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục kiểu mới. Sau chiến tranh, chế độ mới được thiết lập giúp cho ai cũng có khả năng được tiếp nhận giáo dục phổ cập. Và từ đó, giáo dục được xem là con đường duy nhất dẫn đến cơ hội bình đẳng. Hiện nay, tại Nhật Bản vẫn có khuynh hướng chú trọng tới tiêu chí là đánh giá ứng viên xin việc bằng việc người đó xuất thân từ trường đại học nào. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một tập đoàn lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng, và sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học.
Lịch sử của nền giáo dục Nhật Bản
Hệ thống giáo dục đầu tiên ở Nhật Bản được thành lập vào năm 701 (năm đầu tiên của Taiho) theo Bộ luật Taiho. Sau đó là sự ra đời nơi để giáo dục quý tộc và samurai, và vào thời Edo, đã có thêm nơi được thành lập để cung cấp việc học tập cho người dân thông thường, còn gọi là Terakoya – Tự Tử Ốc. Đến thời Minh Trị, một hệ thống trường học hiện đại từ giáo dục tiểu học đến trung học và có những cấp cao hơn áp dụng theo hệ thống của phương Tây đã được thiết lập (hệ thống trường học). Giáo dục sau Thế chiến II bắt nguồn từ việc cải cách hệ thống trường học và dựa trên Hiến pháp Nhật Bản, Luật Giáo dục Cơ bản và Luật Giáo dục Trường học.
Phân loại trường học
Về cơ bản, chế độ giáo dục tại Nhật Bản theo dạng 6-3-3-4, tức là Tiểu học 6 năm, Trung học cơ sở 3 năm, Trung học phổ thông 3 năm, Đại học 4 năm. Trong đó, giáo dục bắt buộc là 9 năm ( từ tiểu học tới trung học cơ sở). Tuy nhiên, do Nhật Bản cũng có chấp nhận trường hợp “Tobikyuu” – Nhảy cấp hoặc các trường học liên kết Cấp 2 – Cấp 3 nên thời gian học có thể được rút ngắn hơn. Chính sách giáo dục bắt buộc là 9 năm, tức là từ tiểu học tới hết trung học cơ sở, và trong thời gian này thì những học sinh học ở trường quốc/ công lập sẽ được miễn học phí và tiền sách giáo khoa.
Hiện này, tại Nhật Bản có 3 loại trường chính là: Trường Quốc lập, Trường Công lập, và trường Tư lập. Ở các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông, còn có loại hình Trường quốc tế nhằm đào tạo những đối tượng có dự định du học hoặc thi vào những trường đại học danh tiếng tại nước ngoài. Dưới đây, Japanbiz xin đưa ra sự khác biệt giữa hình thức của từng loại trường học.
Trường quốc lập
- Học phí thấp
- Phải thi đầu vào và tỷ lệ cạnh tranh cao
- Xa nhà
- Áp dụng từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học.
- Các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Nhật
Trường công lập
- Học phí thấp
- Chỉ trẻ em sinh sống ở khu vực đó mới được đăng ký học, hay Việt Nam còn gọi là “ đúng tuyến”.
- Không có thi đầu vào hoặc thi đầu vào dễ hơn ( trừ cấp đại học phải thi tuyển)
- Các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Nhật
- Áp dụng từ trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học.
Trường tư lập
- Học phí gấp khoảng 5 đến 7 lần so với các trường công lập
- Có nhiều lựa chọn vì không bị giới hạn khu vực
- Có kỳ thi đầu vào
- Một số trường có các lớp học bằng tiếng Anh
- Các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Nhật và tiếng Anh ( tỷ lệ tùy trường và khóa học).
- Có trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học.
Trường quốc tế
- Chủ yếu dành cho người nước ngoài, trẻ em nước ngoài và đa văn hóa, nhưng cũng có những trường có nhiều người Nhật
- Học phí cao hơn đáng kể so với các trường tư thục
- Có nhiều lựa chọn vì không bị giới hạn khu vực
- Các lớp học được thực hiện bằng tiếng Anh
- Có trường mầm non, mẫu giáo, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3
Những ưu điểm và vấn đề của nền giáo dục Nhật Bản hiện đại
Một số ưu điểm và nhược điểm của nền giáo dục Nhật Bản hiện tại đã và đang được nhiêu nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đưa ra. Dưới đây, Japanbiz xin đưa ra một số điểm đang được đề cập nhiều nhất.
Ưu điểm
Coi trọng và rèn luyện tính đoàn thể và tinh thần hợp tác
Trong nền giáo dục Nhật Bản, tính đoàn thể và tinh thần hợp tác rất quan trọng.
Chúng ta có thể thấy được điều này rõ ràng qua một số hoạt động cố định được giáo dục như:
- Lời chào khi bắt đầu buổi học
- Xếp hàng ngay ngắn
- Tập thể dục tập thể
- Cùng dọn dẹp vệ sinh trường
Có thể thấy tại Nhật Bản, việc giáo dục hướng tới tinh thần tập thể luôn được coi trọng. Có thể lý giải được ở góc độ như do đất nước này có nhiều thiên tai như động đất, sóng thần,… nên tinh thần hợp tác cũng như ưu tiên tập thể ở mức cao. Và việc làm việc theo nhóm hay hợp tác cũng rất được coi trọng ngay cả khi đã ra ngoài xã hội.
Tập thói quen học bài sớm
Ở Nhật Bản, trẻ em có thói quen bắt đầu học tập từ khá sớm. Nhiều gia đình hiện đã bắt đầu cho con cái đi học thêm, học năng khiếu,..từ những năm tháng mẫu giáo – tiểu học.
Nếu nhìn sang chế độ giáo dục ở Âu Mỹ, việc học thêm hay học bổ túc từ sớm là điều khá hiếm. Học sinh chủ yếu sẽ học trên lớp với nội dung học tập tương đối phổ thông.
Không có chế độ “Học lại”
Ở Nhật Bản, giáo dục bắt buộc được yêu cầu cho đến cấp trung học cơ sở, và hệ thống này là để học sinh tiếp tục được đi học lên các cấp cao hơn. Dù điểm của bạn thấp đến đâu, dù tỷ lệ đi học có thấp đến đâu, bạn cũng sẽ không bị lưu ban một năm.
Trong trường hợp của Hoa Kỳ hay như tại Việt Nam, bạn có thể học lại một năm do các điều kiện khác nhau như điểm số không đủ đạt.
Xét về điều này, có thể nói rằng nền giáo dục của Nhật Bản khá theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng nó cũng sẽ khiến nhiều học sinh ỷ lại. Tuy nhiên, sự phân hóa khi lên đại học và khi đi làm sẽ phân loại tương đối rõ ràng với những học sinh có ý định học cao hay định hướng chỉ học hết phần chương trình giáo dục bắt buộc.
Nhiều câu lạc bộ/ hoạt động ngoại khóa
Ở Nhật Bản, có rất nhiều câu lạc bộ ở các trường từ cấp tiểu học, và trẻ em có thể tham gia các câu lạc bộ yêu thích của mình. Do đó, bạn có thể tìm thấy những câu lạc bộ học thuật, hay môn thể thao yêu thích của mình từ giai đoạn tương đối sớm. Những điều đó giúp rèn luyện:
- Nâng cao kỹ năng
- Thêm bạn bè
- Tăng mức độ tự tin
Vấn đề
Không dạy dỗ trẻ em về vấn đề tài chính từ sớm
Trước hết, việc dạy về vấn đề tài chính, tại Nhật Bản vẫn chưa đưa vào chương trình dạy phổ thông. Ví dụ như:
- Làm thế nào để kiếm tiền
- Làm thế nào để tích kiệm tiền
- Làm thế nào để đầu tư
Nhật Bản không có chương trình dạy những điều như vậy.
Vì vậy, dù biết đến tiền nhưng nhiều người sau khi trưởng thành sẽ gặp rắc rối vì không biết xử lý những vấn đề liên quan tới tiền bạc.
Ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước Âu Mỹ đã nghiên cứu về đầu tư và quản lý tài sản từ những năm cấp dưới tiểu học, và tỷ lệ những người đang đầu tư cao hơn ở Nhật Bản.
Điển hình, các bạn có thể tham khảo từ phong cách dạy dỗ trẻ em của người Do Thái để thấy nhiều nước đã áp dụng cách thức dạy dỗ trẻ em hiểu biết và nắm rõ được cách thức quản lý tài chính của cá nhân từ sớm.
Chế độ đào tạo nhằm trở thành “Nhân viên”
Một điểm đang trở thành vấn đề tại Nhật Bản đó là đang giáo dục để trở thành một nhân viên văn phòng nhiều hơn là sáng tạo và khởi nghiệp.
Ví dụ, khi bạn tham gia những buổi hướng nghiệp ở trường cấp 3 hoặc đại học, hay những buổi hội thảo của doanh nghiệp, các bạn có thể dễ dàng được nhà tuyển dụng hay thầy cô cung cấp những thông tin như:
- Danh sách nghề nghiệp
- Mức lương cụ thể theo ngành
Thế nhưng, những buổi hội thảo hay thông tin về:
- Làm thế nào để bắt đầu một doanh nghiệp
- Cách kiếm tiền của riêng bạn
- Khái niệm cơ bản về kinh doanh
Lại vô cùng ít.
Việc đề cao tính tập thể và hy sinh cái tôi cá nhân vì tập thể đã và đang mang lại nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội Nhật hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực. Vậy nên giáo dục của Nhật Bản đang cần cải thiện hơn để giúp cho thế hệ tiếp theo dễ dàng hội nhập với thế giới và có chính kiến, tự tin vào bản thân mình nhiều hơn.
Nguồn: Japanbiz tổng hợp
日本の教育って一体どんな特徴がある?良い特徴と悪い特徴を徹底解説!│にほんごのぶろぐ (nihongonoblog.com)
Ý kiến