Mục lục
- Giới thiệu
- Vùng Hokkaido (Tỉnh Hokkaido)
- Vùng Tohoku (tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima)
- Khu vực Kanto (tỉnh Ibaraki, Tochigi, Gunma, Chiba, Tokyo, Kanagawa)
- Vùng Chubu (tỉnh Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Gifu, Shizuoka, Aichi)
- Vùng Kinki (tỉnh Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Hyogo, Nara, Wakayama)
- Vùng Chugoku (tỉnh Tottori, Shimane, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa)
- Vùng Shikoku (Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi)
- Vùng Kyushu (Fukuoka, Shiga, Nagasaki, Kumamoto, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa)
Giới thiệu
Nhìn trên bản đồ, có thể thấy Nhật Bản là đảo quốc bao gồm 4 đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, phân bổ trải dài theo chiều Đông Bắc – Tây Nam với chiều dài khoảng 2.800 km. Tổng diện tích đất của các đảo này rơi vào khoảng 377.915 km vuông, lớn hơn một chút so với Phần Lan và Ý, gần bằng với diện tích bang Montana của Hoa Kỳ.
Vùng Hokkaido (Tỉnh Hokkaido)
Vùng này bao gồm Hokkaido, hòn đảo cực bắc của Nhật Bản và là hòn đảo lớn thứ hai trong bốn đảo lớn tại Nhật Bản và một số hòn đảo xung quanh. Hokkaido được ngăn cách với Honshu, nằm ở phía nam, bởi eo biển Tsugaru (nhưng hai hòn đảo được nối với nhau bằng một tuyến đường sắt thông qua một hầm chui dưới biển).
Khí hậu của Hokkaido rất khác so với phần còn lại của đất nước. Khu vực này thường có mùa hè mát mẻ và mùa đông rất lạnh. Hokkaido nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên như rừng nguyên sinh, núi lửa đang hoạt động, hồ nước rộng lớn với những dãy núi chạy ngang dọc khắp đảo.
Đặc biệt, vùng đầm lầy Kushiro ở phía đông được biết đến là thiên đường cho các loài chim di cư như sếu Nhật Bản, và một phần của bán đảo Shiretoko ở phía đông bắc đã được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2005.
Những người Nhật đầu tiên đã di cư từ phía nam (Đảo Honshu) lên Hokkaido và bắt đầu giao thương với người Ainu bản địa vào thế kỷ 16. Tuy nhiên, Hokkaido chỉ bắt đầu thịnh vượng từ thời chính phủ Minh Trị vào nửa sau thế kỷ 19.
Ngư nghiệp và lâm nghiệp là 2 ngành nghề chủ lực của người dân tại khu vực này. 2 ngành nghề chủ lực này cũng là nền tảng cho hầu hết các ngành công nghiệp khác của Hokkaido như chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, bột giấy và chế tạo giấy.
Sapporo, thành phố thủ đô, nổi tiếng với lễ hội tuyết được tổ chức vào đầu tháng Hai, và nhiều tác phẩm điêu khắc làm từ băng tuyết được triển lãm hàng năm là những nét đặc trưng nổi tiếng của vùng này.
Vùng Tohoku (tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima)
Có thể thấy trên bản đồ, Honshu là hòn đảo lớn nhất Nhật , được chia thành 5 vùng, bao gồm Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki và Chugoku.
Vùng Tohoku, phần lớn là núi, bao gồm toàn bộ vùng đông bắc của đảo Honshu của Nhật Bản. Dân cư tại vùng này tập trung chủ yếu ở khu vực bờ biển phía đông (phía biển Thái Bình Dương), khu vực bờ biển phía Tây (phía biển Nhật Bản) và một số lưu vực đồng bằng tại vùng trung tâm.
Vùng Tohoku có mùa hè ngắn và mùa đông kéo dài, xen giữa là mùa xuân và mua thu có khí hậu dễ chịu, đây cũng là 2 mùa du lịch chính của các tỉnh trong vùng. Dãy núi Shirakami trải dài phía nam tỉnh Aomori đến khu vực Akitta có một khu rừng sồi nguyên sinh rộng lớn, đã được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1993.
Nông nghiệp là ngành công nghiệp chính ở vùng Tohoku. 65% diện tích đất canh tác tại khu vực Tohoku được sử dụng để canh tác lúa nước, và diện tích gieo trồng, canh tác lúa nước tại khu vực này chiếm 1/4 diện tích đất canh tác lúa nước của toàn nước Nhật. Tuy nhiên, có không ít vụ mùa gặp phải mùa hè giá lạnh, khiến phần lớn nông sản không thể thu hoạch hoặc bị suy giảm chất lượng. Do đó, bên cạnh nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và lâm nghiệp cũng được người dân tại vùng Tohoku coi trọng. Ngoài ra, ngành công nghiệp của khu vực này cũng phát triển mạnh với các nhà máy lọc dầu và khí tự nhiên, nhà máy điện, hóa chất, chế biến bột giấy, xi măng, v.v.
Khu vực Matsushima thuộc tỉnh Miyagi bao gồm hơn 260 hòn đảo nhỏ và là một trong ba danh lam thắng cảnh đẹp nhất Nhật Bản, từ Sendai (Thành phố lớn nhất của vùng Tohoku, thuộc tỉnh Miyagi) đến Matsushima mất khoảng 30 phút đi tàu. Ở vùng Tohoku, có ba lễ hội lớn và đầy màu sắc được tổ chức vào mùa hè, Lễ hội Nebuta ở Aomori và Hirosaki, Lễ hội Tanabata ở Sendai và Lễ hội Kanto ở Akita.
Khu vực Kanto (tỉnh Ibaraki, Tochigi, Gunma, Chiba, Tokyo, Kanagawa)
Vùng Kanto nằm ở phía đông nam của đảo Honshu với phần lớn diện tích là đồng bằng. Đồng bằng Kanto, là vùng đồng bằng lớn nhất tại Nhật Bản. Khí hậu của vùng Kanto khá ôn hòa và có bốn mùa rõ ràng trong năm. Các thành phố tại vùng Kanto như Thủ đô Tokyo, thành phố Yokohama, thành phố Kawasaki, tỉnh Saitama và tỉnh Chiba, là khu vực đông dân nhất Nhật Bản, đồng thời thuộc top các thành phố có mật độ dân số cao hàng đầu thế giới.
Khu vực Tokyo-Yokohama (tỉnh Kanagawa), trung tâm của vùng Kanto, là trung tâm của thương mại, công nghiệp, văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản. Ngoài ra, khu công nghiệp Keihin và khu công nghiệp Keiyo kéo dài dọc theo bờ biển của Vịnh Tokyo đi qua khu vực Tokyo-Yokohama này cũng tạo thành cụm công nghiệp lớn nhất ở Nhật Bản.
Các thành phố vệ tinh (thuộc bán kính hai giờ di chuyển từ trung tâm Tokyo) đang tiếp tục mở rộng và phần lớn khu vực Kanto đang được đô thị hóa nhanh chóng bởi tình trạng gia tăng dân số tại khu vực này.
Tokyo là thủ đô của Nhật Bản. Hầu hết các công ty lớn của Nhật Bản, trụ sở của các công ty nước ngoài tại Nhật Bản, trụ sở của các công ty truyền thông hàng đầu đầu được đặt tại Tokyo. Tokyo cũng là trung tâm giáo dục với với 716 trường cao đẳng cơ sở và 119 trường đại học, đồng thời thành phố này cũng là trung tâm giải trí, văn hóa lớn nhất của Nhật Bản.
Vùng Chubu (tỉnh Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Gifu, Shizuoka, Aichi)
Nhìn trên bản đồ có thể thấy, Chubu là vùng trung tâm của đảo Honshu hướng ra cả 2 phía biển Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản. Do đó, hí hậu thay đổi rất nhiều giữa các khu vực tại vùng này.
Khu vực phía Tây về phía biển Nhật Bản thường có khí hậu lạnh giá và tuyết rơi tuyết rơi dày tại nhiều thời điểm trong năm, nhưng phía Đông của khu vực Chubu hướng về phía Thái Bình Dương thường ấm áp quanh năm với những thị trấn nằm trên cao nguyên mát mẻ vào mùa hè và một trong những địa điểm có nhiều khu nghỉ mát mùa hè nổi tiếng tại Nhật Bản.
Dãy núi Alps của Nhật Bản cao vút với những ngọn núi cao kéo dài theo hướng bắc-nam tại Chubu được gọi là là “nóc nhà Nhật Bản”. Có nhiều con sông lớn nhất Nhật Bản ở vùng Chubu, và cánh đồng lúa lớn nhất Nhật Bản kéo dài dọc theo bờ biển Nhật Bản.
Chubu là vùng công nghiệp số 1 Nhật Bản. Tại đây có ba khu công nghiệp khổng lồ với các nhà máy lớn nhất của các tập đoàn sản xuất, chế tạo, công nghiệp hàng đầu Nhật Ban. Trong đó có khu công nghiệp Chukyo, nơi đặt các nhà máy chính của Toyota Motor, Khu công nghiệp Tokai, nơi đặt trụ sở chính của Yamaha và Khu công nghiệp Hokuriku.
Trong nông nghiệp, ngoài trồng lúa nước, khu vực Chubu còn là vùng sản xuất lớn của các loại nông sản như chè, cam, dâu, nho, đào, táo,…. Về du lịch, vùng Chubu sở hữu ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản, núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ là đỉnh núi cao nhất Nhật Bản (3.776 mét), là ngọn núi được hầu hết người Việt Nam biết đên, và đối với một số người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ còn là một biểu tượng được tôn thờ. Có rất nhiều khách tham quan đến leo núi và ngắm cảnh tại núi Phú Sĩ trong mùa leo núi từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 8 hàng năm. Một điểm thu hút khách du lịch khác ở vùng Chubu là bán đảo Izu ở tỉnh Shizuoka. Bán đảo Izu được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu cận nhiệt đới ấm áp, có nhiều bãi biển đẹp và có nhiều suối nước nóng. Chùa Zenkoji ở tỉnh Nagano là một ngôi chùa nổi tiếng được rất nhiều du khách từ khắp nơi đến thăm tại Nhật Bản.
Vùng Kinki (tỉnh Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Hyogo, Nara, Wakayama)
Vùng Kinki, nằm ở khu vực trung tâm phía tây của Honshu, là khu vực công nghiệp quan trọng thứ hai ở Nhật Bản. Thành phố cổ kính Kyoto, thành phố kinh tế năng động Osaka và Kobe (một trong những thành phố cảng hàng đầu của Nhật Bản) cũng nằm trong khu vực Kinki này, biến vùng miền trung tây Nhật Bản thành một trung tâm du lịch, văn hóa, thương mại – dịch vụ lớn thứ 2 của Nhật Bản sau vùng Kanto.
Vùng Kinki nổi tiếng về ngành công nghiệp du lịch – dịch vụ. Kyoto là thủ đô của Nhật Bản từ năm 794 đến năm 1868, được biết đến với vô số đền chùa và di tích lịch sử, nơi đây lưu giữ một kho tàng bảo vật quốc gia và tài sản văn hóa quan trọng. Nhiều di sản văn hóa của cố đô Kyoto đã được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1994, đồng thời là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng, Kyoto đón hàng triệu lượt khách du lịch từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Ngoài ra, thành phố Osaka là trung tâm tài chính – kinh tế của miền Tây Nhật Bản và là trung tâm công nghiệp, chủ yếu sản xuất hóa chất, máy móc, thép và kim loại. Osaka cũng là trung tâm giao thông lớn nhất miền Tây Nhật Bản, các tuyến Shinkansen (Tàu tốc hành có vận tối tối đa trên 300 km/h) khơi hành từ ga Shin-Osaka (Thành phố Osaka) với 2 tuyến Tokaido Shinkansen và Sanyo Shinkasen kết nối thành phố Osaka với Tokyo và vùng Kyushu chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Khu vực miền Trung Tây nước Nhật này còn được gọi với một cái tên là vùng “Kansai”(関西:Quan Tây). Theo nghĩa rộng, cái tên Kansai dùng để chỉ khu vực tập trung ba thành phố Osaka, Kyoto và Kobe. “Kinki” là sự phân chia địa lý chính thức với ranh giới rõ ràng, trong khi “Kansai” được sử dụng trong bối cảnh văn hóa và lịch sử và trái ngược với vùng Kanto(関東:Quan Đông). Ví dụ, những người sống trong khu vực này được cho là nói bằng “phương ngữ Kansai.”
Vùng Chugoku (tỉnh Tottori, Shimane, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Kagawa)
Vùng Chugoku bao gồm toàn bộ phần phía tây nam của đảo Honshu. Khu vực Chugoku có nhiều núi, bồn địa nhỏ và nhiều đồng bằng ven biển. Bờ biển của biển nội địa Seto là một khu vực thương mại và công nghiệp quan trọng và là khu vực đông dân nhất trong khu vực. Các cánh đồng lúa quy mô lớn tập trung ở các đồng bằng bên bờ biển phía Tây (phía biển Nhật Bản) và đồng bằng Okayama.
Khí hậu ấm và khô của biển Seto rất thích hợp cho việc sản xuất các loại cây ăn quả như cam, quýt. Itsukushima (còn được gọi là Miyajima), đứng thứ ba trong ba danh lam thắng cảnh đẹp nhất ở Nhật Bản, là một hòn đảo thuộc tỉnh Hiroshima, vùng Chugoku. Đền Itsukushima đã được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1996 vì có cổng torii (cổng đền thờ màu đỏ) nổi trên mặt nước tại vùng vịnh biển này. Bom nguyên tử đã được Mỹ thả xuống Hiroshima ở vùng Chugoku và Nagasaki ở vùng Kyushu trong Thế chiến thứ hai, một ngôi nhà máy vòm bị bom nguyên tử tàn phá, nằm gần Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima là một Di sản Văn hóa thế giới nổi tiếng của Nhật Bản.
Vùng Shikoku (Tokushima, Kagawa, Ehime, Kochi)
Shikoku là vùng nhỏ nhất trong số các đảo chính của Nhật Bản. Những ngọn núi cao và dốc đã hạn chế việc canh tác và sinh sống của người dân sinh sống tại vùng này, đồng thời có rất ít ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất quy mô lớn được khai thác ở khu vực Shikoku này. Tuy nhiên, với việc hoàn thành cây cầu hai tầng (Cầu Setoo) nối Shikoku và Honshu (1988) sự phát triển mới đang được thúc đẩy. Phía Thái Bình Dương của Shikoku (Phía đông) có khí hậu cận nhiệt đới giống với khu vực đảo Kyushu. Eo biển Naruto giữa tỉnh Tokushima và đảo Awaji ở tỉnh Hyogo nổi tiếng với những xoáy nước lớn và nguy hiểm đối với giao thông hàng hải.
Vùng Kyushu (Fukuoka, Shiga, Nagasaki, Kumamoto, Oita, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa)
Vùng Kyushu là vùng cực nam của Nam của bản đồ Nhật Bản với với hơn 1.400 hòn đảo xung quanh nó. Đảo chính của vùng Kyushu phần lớn có địa hình đồng bằng và núi, với các đồng bằng dọc theo bờ biển, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
Với khí hậu cận nhiệt đới, vùng Kyushu có nền nông nghiệp, chăn nuôi (đặc biệt là nuôi lợn) và đánh bắt thủy hải sản phát triển mạnh. Các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng và hóa chất tập trung ở khu vực công nghiệp phía Bắc của vùng.
Kyushu được kết nối với Honshu bằng đường bộ và đường sắt thông qua các cây cầu đường bộ và tàu điện ngần. Ga Hakata ở tỉnh Fukuoka (Trung tâm Kinh tế – Văn Hóa lớn nhất vùng Kyushu) là điểm cuối cùng của tuyến tàu siêu tốc Sanyo Shinkansen. Thành phố Beppu ở tỉnh Oita được khách du lịch biết đến như một khu nghỉ mát suối nước nóng nổi tiếng, và núi Aso ở tỉnh Kumamoto và Sakurajima ở tỉnh Kagoshima cũng nổi tiếng với những du khách yêu thích cảnh quan thiên nhiên và núi rừng. Okinawa là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Kyushu, với 60 hòn đảo lớn nhỏ và nằm gần như tách biệt với đảo lớn Kyushu. Okinawa từng được gọi là Ryukyu và là từng là một vương quốc độc lập cho đến thế kỷ 17, vì vậy Okinawa đã phát triển độc lập với văn hóa Nhật Bản cổ xưa, với một phương ngữ và truyền thống văn hóa độc đáo riêng biệt. Ngoài ra, Okinawa có đặc trưng với nhiều hòn đảo xinh đẹp như đảo Ishigaki và đảo Miyako, nổi tiếng với những rặn san hô và ngành du lịch biển phát triển mạnh mẽ.
Trên đây là đặc trưng về địa lý và khí hậu của các tất cả các vùng trên bản đồ Nhật Bản. Có thể thấy, khí hậu và hình của các vùng phân hoá rõ rệt và có những đặc trưng riêng phải không nào. Ngoài khí hậu đặc trưng từng vùng miền, bạn có thể khám phá bản đồ các món đặc sản hải sản và nông sản của Nhật Bản.
Nếu có cơ hội ghé thăm Nhật Bản, bạn muốn đến vùng nào nhất? Hãy để lại suy nghĩ của bạn tại ô bình luận bên dưới nhé!
Ý kiến