Đôi điều chia sẻ từ góc nhìn của chị Phi Hoa, một doanh nhân Việt Nam thành đạt tại Nhật Bản và một người truyền cảm hứng tới các bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật, chia sẻ về một chủ đề về nước Nhật, đó chính là về chính trị ở Nhật. Là một trong những quốc gia theo chế độ Quân chủ lập hiến, tuy nhiên, người dân Nhật không thật sự quan tâm lắm đến chính trị. Đồng thời những thay đổi của chính trị Nhật cũng ít ảnh hưởng đến tình hình xã hội nước này.
Mục lục
Đôi nét về chính trị ở Nhật
Ở Nhật có vua!
Khi nói đến biểu tượng của sự thống nhất lãnh thổ hay niềm tự hào Nhật Bản, người ta nói đến Nhật hoàng. Điều đầu tiên trong Hiến pháp của Nhật nói về Nhật hoàng–Người tượng trưng cho sự thống nhất của quốc gia. Mặc dù, Nhật hoàng thực sự không có quyền điều hành kinh tế, chính trị. Theo hiến pháp Nhật thì “Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Dù vai trò của Nhật Hoàng chỉ còn mang tính biểu tượng. Tuy nhiên nhà vua Nhật Bản rất được nhân dân yêu mến và tôn kính.
Hiện nay, nước Nhật đang bước vào triều đại mới có niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa) khi Thiên hoàng Naruhito lên ngôi chính thức từ 01/05/2020. Ông là Nhật hoàng thứ 126 của Nhật Bản sau khi Nhật hoàng Akihito thoái vị, khép lại triều đại Heisei sau hơn 30 năm.
Tuy nhiên, Hiến pháp không hề đề cập đến nước Nhật phải có Đảng nào lãnh đạo cả.
Hầu như Đảng nào lãnh đạo, hay người nào lên làm thủ tướng đều không mấy ảnh hưởng đến kinh tế Nhật Bản. Vì thế kinh tế xã hội nước này vẫn ổn định dù giai đoạn trước mỗi năm thay thủ tướng một lần. Vừa qua nước Nhật đã vừa có sự thay đổi người lãnh đạo khi Cựu thủ tướng Abe Shinzo từ chức vào tháng 8/2020. Thay thế, ông Abe sẽ là Thủ tướng Suga Yoshihide. Ông là thủ tướng mới đầu tiên dưới thời Reiwa (Lệnh Hòa).
Người dân không quan tâm lắm đến chính trị ở Nhật
Nhiều người Nhật nói với tôi rằng thứ kém Nhất của nước Nhật so với thế giới là chính trị, là việc nước Nhật thiếu một người lãnh đạo thực sự đưa đất nước bứt phá. Thanh niên Nhật cũng rất ít quan tâm đến chính trị. Chủ yếu những người đi bầu cử là những người trung tuổi trở lên.
Điều này khác biệt so với ở Việt Nam
Ở Việt Nam, điều đầu tiên trong Hiến pháp đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng. Kinh tế Việt Nam chắc sẽ có bước nhảy thần kì hoặc bước lùi trì trệ nếu như có sự thay đổi lãnh đạo hay chính trị.
Vì sự khác nhau đó, người dân có thể thờ ơ với chính trị ở Nhật. Cuộc sống của họ cũng không thay đổi nhiều với sự thay đổi của chính trị. Còn người Việt Nam chúng ta thì nên quan tâm đến chính trị nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ. Vì chính trị là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và cuộc sống của mỗi người.
Ý kiến