Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến một đất nước với nền văn hóa đặc sắc, một đất nước với những con người hiền hòa nhưng cũng là một đất nước phải chịu nhiều khắc nghiệt của tự nhiên. Núi lửa, động đất, sóng thần dường như đã giúp người Nhật vươn lên từ nghịch cảnh một cách ngoan cường hơn và tạo ra những nét đẹp tự nhiên hùng vĩ hơn. Núi Phú Sĩ chính là một biểu tượng thiêng liêng và thú vị như thế!
Mục lục
Núi Phú Sĩ – biểu tượng thiêng liêng của con người và đất nước Nhật Bản
1. Núi Phú Sĩ nằm ở đâu?
Núi Phú Sĩ hay còn được gọi là núi Fuji, là một ngọn núi được hình thành từ miệng núi lửa nằm trên đảo Honshu của Nhật. Lần phun trào cuối cùng của ngọn núi này được ghi nhận là vào những năm đầu của thế kỷ XVIII. Và cho đến nay thì núi đã ngưng hoạt động, được đánh giá là an toàn và để lại cho thế hệ sau một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Núi Fuji có độ cao lên đến 3.776m so với mực nước biển. Với con số này, núi Phú Sĩ trở thành đỉnh núi cao thứ 2 tại châu Á và cao thứ 7 trên toàn thế giới. Núi nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 100km về phía tây nam, nhưng nhờ độ cao lý tưởng này mà mọi người dễ dàng chiêm ngưỡng được khung cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi từ xa, đặc biệt là trong những ngày thời tiết thuận lợi.
Từ bất cứ đâu tại đất nước Nhật Bản, du khách có thể nhìn ngắm ngọn núi từ nhiều góc độ khác nhau. Nếu đang ở tại Tokyo, bạn có thể lên các tòa nhà cao tầng như tòa nhà Bunkyo hay cao ốc Tokyo Skytree để ngắm cảnh núi phủ bóng trên nền những tòa nhà. Có thể bạn đã biết, vẻ đẹp của núi Phú Sĩ nổi tiếng nhất là vào những ngày mùa đông khi mà băng giá phủ kín đỉnh núi, để lại những khung cảnh thật sự “hiếm có khó tìm”. Nếu lựa chọn đến Nhật Bản du lịch, bạn nên cân nhắc đến vào thời điểm lý tưởng nhất từ tháng 5 đến tháng 11.
2. Sơ lược về lịch sử hình thành của núi Fuji
Tại Nhật, cùng với núi Haku và núi Tate, núi Fuji kết hợp trở thành ba ngọn núi linh thiêng và được đánh giá vô cùng quan trọng trong nét đẹp văn hóa và tôn giáo của đất nước này.
Theo các thông tin được ghi nhận, ngọn núi Phú Sĩ được hình thành bởi trận động đất xảy ra vào năm 286 TCN. Vì nguồn gốc hình thành từ ngọn núi lửa nên trận phun trào đầu tiên của ngọn núi được ghi nhận xảy ra vào khoảng 600.000 năm trước, và trận phun trào mới nhất đến thời điểm hiện nay là vào năm 1708. Theo cơ chế hoạt động lúc trước thì cứ 30 năm núi lửa Fuji sẽ phun trào một đợt. Nhưng từ năm 1708 đến nay, núi lửa gần như đã ngưng hoạt động và chưa ghi nhận vụ phun trào dung nham nào nữa.
Dung nham phun trào đã tạo sự liên kết giữa hai bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón cho đỉnh núi mà ngày nay chúng ta nhìn thấy. Đường kính của miệng núi lửa rộng hơn 50 mét và sâu khoảng 250 mét. Cũng nhờ dung nham sau nhiều lần phun trào của núi lửa để lại, xung quanh đỉnh núi Fuji còn có nhiều đỉnh núi khác: Komagatake, Osahidake, Izudake, Hukusandake, Kengamme, Mushimatake,…
Và nhắc đến đỉnh núi hình thành sau khi núi lửa phun trào chắc chắn không thể nào bỏ qua sự hình thành của các hồ nước xung quanh đó. Xung quanh núi Fuji có rất nhiều các hồ đẹp như hồ Tanuki thuộc tỉnh Shizuoka, hồ Ashinoko thuộc tỉnh Kanagawa. Đặc biệt là “Phú Sĩ Ngũ Hồ” gồm hệ thống các hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu tạo thành một chuỗi các hồ rất nên thơ mà du khách không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản.
TOP 15 sự thật thú vị của núi Fuji có thể bạn chưa biết
Đã tìm hiểu qua về núi Fuji thì chắc chắn chúng ta không thể nào bỏ qua những sự thật hay ho về nó để làm phong phú thêm thông tin:
1. Núi Phú Sĩ là một núi lửa có chóp đỉnh hình trọn. Đỉnh núi được hình thành từ miệng núi lửa đã ngưng hoạt động với chu vi miệng rộng 3000m và sâu 237m.
2. Tại sao núi lại có tên là núi Fuji? Vì Fuji là ngôn ngữ của người dân tộc Hạ Di mang nghĩa là “núi lửa”. Bộ tộc này rất tôn sùng ngọn núi Phú Sĩ và còn tự lập ra một “Hội người leo núi Phú Sĩ” với tên gọi trong tiếng Nhật là “Hội Fujiko”. Họ đã duy trì hoạt động của hội này trong suốt 106 năm với tổng cộng 128 lần leo núi.
3. Duy trì truyền thống leo núi từ lâu đời này và ngày nay việc leo núi Fuji gần như đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Nhật. Được chinh phục ngọn núi hùng vĩ này là điều mà bất cứ người Nhật Bản nào cũng muốn thử một lần trong đời.
4. Theo số liệu được ghi nhận từ năm 782 đến năm 1707, núi Fuji đã phun trào tổng cộng 18 lần và đến hiện tại vẫn chưa hoàn toàn là một núi lửa chết. Trên đỉnh ngọn núi vẫn còn hiện tượng phụt hơi như đang hoạt động.
5. Nếu bạn là một người không thể sống thiếu công nghệ và lo lắng leo núi có thể khiến bạn phải rời xa chiếc điện thoại thì đừng lo lắng, hiện tại toàn bộ khu vực núi Phú Sĩ đã được phủ sóng internet từ năm 2015. Đến leo núi hay tham quan, du khách có thể sử dụng wifi hoàn toàn miễn phí.
6. Đối với người Nhật, ngọn núi Fuji chính là biểu tượng đầy thiêng liêng và tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành. Người Nhật có một nét tín ngưỡng rất thú vị, rằng vào đêm mùng 1 Tết đầu năm mới, nếu ai nằm mơ thấy thấy núi Fuji sẽ cực kỳ may mắn trong suốt cả năm đó. Tại Nhật thì có ba thứ trong giấc mơ tượng trưng cho sự may mắn là núi Fuji, chim ưng và cà tím.
7. Núi Fuji là một điểm tập kết và huấn luyện cho các chiến sĩ Samurai Nhật Bản trong thời xưa.
8. Cũng vì từng là nơi tập kết huấn luyện Samurai nên ngọn núi này cũng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường và không ngại gian khó của người Nhật Bản. Trong các tác phẩm văn học và việc giáo dục người trẻ tại học đường luôn được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố này như một cách nhắc nhớ và giáo dục.
9. Bức tranh cổ xưa nhất vẽ hình núi Fuji được thực hiện bởi Thái tử Shotoku vẽ vào năm 1069. Bức tranh được đặt tên là “Bảo vật tặng chùa Horyu” (Chùa Horyu ở cố đô Nara).
10. Một số thông tin cho rằng núi Fuji đã thuộc về tư nhân, nhiều người vẫn băn khoăn đây có phải là sự thật? Theo đó, từ trạm thứ 1 đến trạm thứ 7 của núi là toàn bộ khu vực đất thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng từ trạm thứ 8 trở đi là phần đất thuộc tư nhân.
Khu vực này thuộc sở hữu của Đền Fujisan Hongu Sengen Taisha – ngôi đền thờ thần Asamano Okami, vị thần được cho là có khả năng chế ngự những đợt phun trào núi lửa. Hiện nay, vị trí từ trạm thứ 7 của núi cũng được tính là một ranh giới giữa tỉnh Yamanashi và tỉnh Shizuoka.
11. Đền Fujisan Hongu Sengen Taisha nằm ở lưng chừng núi Fuji với một nét đẹp tựa sơn hướng thủy cực kỳ hiếm có, chính vì thế mà bất cứ ai tại Nhật cũng mong muốn được một lần tổ chức đám cưới tại đây.
Bạn có thể tự do tổ chức đám cưới ở đây mà không bị ràng buộc gì nhưng vì ngôi đền này không lớn nên cần tính toán cẩn thận về quy mô tổ chức. Số lượng tham gia chỉ có thể khoảng 10 người và tất cả những người tham dự đám cưới chắc chắn phải tự mình leo núi để đến đền. Nếu thực hiện được đây chắc chắn là trải nghiệm khó quên với tất cả những người tham gia và cô dâu chú rể.
12. Nếu đã tìm hiểu nhiều về núi Phú Sĩ chắc hẳn bạn đã nghe qua về biệt danh “Công chúa tuyết”. Tại sao lại có cái tên này? Phía đông nam của núi Fuji là ngọn núi Hoei. Và vào mùa đông khi mà sương giá phủ kín lên sườn tây của đỉnh Hoei, người ta nhìn nó trông giống như hình bóng mái tóc dài của một người phụ nữ. Và như thế hình ảnh về một công chúa tuyết đã ra đời.
13. Núi Fuji chính là ngọn núi bất tử trong tâm hồn của con người Nhật Bản. Cách đọc tiếng Fuji trong tiếng Nhật có cách phát âm gần giống với từ “Fushi – bất tử”. Và bên cạnh đó, nhắc đến thuyết bất tử của núi Fuji chắc chắn không thể bỏ qua một truyền thuyết nổi tiếng.
Câu chuyện này được cho là ra đời vào thời kỳ Heian (794 – 1185). Truyện kể về một cô công chúa Kaguya xinh đẹp được sinh ra từ ống tre. Cô đã từ chối lời cầu hôn của Thiên Hoàng và quay trở về Mặt trăng nơi mình sinh ra. Thiên Hoàng sau đó quá đau buồn đã sai binh lính đem đốt thuốc trường sinh công chúa tặng trên đỉnh núi Phú Sĩ. Từ đó, ngọn núi này được biết đến với tên gọi “núi bất tử”.
14. Nếu là người say mê tìm kiếm những hình ảnh về ngọn núi Fuji chắc hẳn bạn đã không còn cảm thấy xa lạ với hình “núi Phú Sĩ lộn ngược”. Bên cạnh các ảnh góc cạnh khác của núi thì ảnh núi lộn ngược cũng nổi tiếng không kiếm. Sở dĩ có hình ảnh tuyệt đẹp này là gì hình ảnh bóng núi Phú Sĩ được phản chiếu trên bề mặt hồ phẳng lặng tạo nên khung cảnh này. Một điều thú vị nữa là khung hình này đã được in lên mặt sau của tờ tiền 1,000 yên.
Có rất nhiều góc độ khác nhau để bạn có thể chiêm ngưỡng núi Fuji lộn ngược nhưng để có góc nhìn hoàn hảo nhất thì bạn nên đến vào những ngày có điều kiện tự nhiên thuận lợi như trời không có gió, không có sương mù và mặt hồ không gợn sóng.
15. Đây chắc hẳn là thông tin cực kỳ hay ho cho những ai yêu thích cà phê, đó là cà phê được pha trên đỉnh núi Fuji rất ngon. Theo nguyên tắc vật lý mà chúng ta đã biết, nhiệt độ sôi của nước sẽ thay đổi theo độ cao và phụ thuộc vào áp suất không khí. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, và theo các nhà pha chế cà phê chuyên nghiệp, nhiệt độ thích hợp nhất của nước để pha ra một ly cà phê hoàn hảo là khoảng 90℃.
Khi pha chế vào lúc những giọt cà phê đã nhỏ hết xuống cốc bạn sẽ được thưởng thức một ly cà phê với chất lượng và vị ngon tuyệt vời mà hiếm nơi đâu có được. Nếu có cơ hội được một lần trải nghiệm leo núi tại đây, bạn đừng quên tự pha cho mình một ly cà phê và thưởng thức để cảm nhận một hương vị hoàn toàn khác nhé.
Tầm quan trọng của núi Phú Sĩ với người Nhật Bản?
Với những điểm thú vị về ngọn núi Fuji đã được chia sẻ ở trên, có thể thấy ngọn núi này là một nét đẹp thiêng liêng và không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm hồn và tín ngưỡng của người dân xứ sở Phù Tang. Đây là một biểu tượng đẹp đẽ, ý nghĩa cả về mặt thiên nhiên lẫn sử sách của một quốc gia.
1. Núi Phú Sĩ chính là địa điểm hành hương nổi tiếng nhất tại Nhật Bản
Mỗi năm cứ đến mùa hè là người dân tại Nhật lại bắt đầu hành trình đi hành hương trên ngọn núi này. Rất nhiều người dân đổ về đây để tìm một nơi thư giãn đầu óc và hướng về những vị thần trong truyền thuyết để tìm kiếm sự thoải mái, an nhiên. Cũng chính vì thế mà nơi đây đã dần dần hình thành nên rất nhiều các đền thờ khác nhau cũng như nhiều trạm dừng chân để phục vụ cho người hành hương thực hiện các nghi lễ và có nơi để nghỉ ngơi.
Thậm chí đã có một giai đoạn tại núi Fuji xuất hiện những con người cuồng tín sùng bái ngọn núi này một cách mê muội. Niềm tin tôn giáo là yếu tố cần thiết giúp chúng ta có điểm tựa về mặt tinh thần nhưng quá tôn sùng ngược lại sẽ gây ra những hệ lụy cực kỳ đáng tiếc. Dưới thời của chính quyền mạc phủ Tokugawa, các quan trên đã phải ban bố lệnh cấm với các giáo phái do sự mê muội không nên có này.
2. Địa điểm du lịch nổi tiếng và là chìa khóa phát triển kinh tế quốc gia
Nhắc đến ngọn núi Phú Sĩ chắc chắn không thể nào bỏ qua việc đây là một địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng và thu hút với các du khách từ trong đến ngoài nước. Với nét đẹp hùng vĩ hiếm có mà thiên nhiên ban tặng, núi Fuji đã trở thành nét đẹp văn hóa của Nhật Bản và được nhiều người kéo đến tìm hiểu và lưu giữ lại những khoảnh khắc bên cạnh một di sản thiên nhiên này.
Có rất nhiều các sáng tác từ ca nhạc, thơ văn,… truyền thống của Nhật Bản từ ngày xưa luôn xuất hiện dấu ấn của ngọn núi Fuji. Nói vậy mới thấy được tầm quan trọng và sự len lỏi của vẻ đẹp núi Fuji vào tận sâu trong đời sống con người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ mùa hè năm 2019, chính quyền khu vực núi Fuji đã triển khai hình thức đóng góp với người dân leo núi. Kể cả những người leo núi không có ý định chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản cũng sẽ phải đóng góp 1.000 yen (9 USD) khi đặt chân đến ngọn núi cao nhất nước này. Số tiền đóng góp dùng để tăng thêm nguồn kinh phí bảo vệ môi trường và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho tuyến leo núi.
3. Biểu tượng của một nền văn hóa giàu và đẹp
Núi Fuji như là một biểu tượng cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước Nhật Bản. Những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của ngọn núi này đã có từ thời Edo, tức thế kỷ XVII tại Nhật. Núi Phú Sĩ xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật có thể kể đến như:
- Loạt tác phẩm mộc bản của họa sĩ Ando Hiroshige. Họa sĩ Ando Hiroshige đã khắc họa những hình ảnh về ngọn núi Phú Sĩ dưới nhiều góc nhìn và khung cảnh khác nhau. Bởi vậy nên khi nhìn vào các tác phẩm của ông bạn dường như có thể cảm nhận một cách rõ ràng và chân thật nhất hình ảnh của ngọn núi, cả về khu vực và địa thế của ngọn núi.
- Các tác phẩm mộc bản nổi tiếng của họa sĩ bậc thầy Katsushika Hokusai về núi Phú Sĩ cũng là một trong chuỗi các tác phẩm góp phần tạo nên tiếng vang cho Nhật Bản. Các bức tranh của Katsushika Hokusai thậm chí đã tạo những ảnh hưởng nhất định đến họa sĩ phương Tây vô cùng nổi danh – Vincent Van Gogh hay nhà soạn nhạc Claude Debussy.
Cảnh sắc đẹp như tranh vẽ của núi Phú Sĩ được phổ biến trong thời Edo là một nguồn di sản tuyệt vời mà Nhật Bản sở hữu, góp phần giúp củng cố di sản của ngọn núi và mang tiếng tăm của của Nhật Bản trở thành một điểm du lịch thu hút trên toàn cầu.
Núi Phú Sĩ nói riêng và thiên nhiên Nhật Bản nói chung đã chinh phục lòng người từ khắp nơi trên thế giới và trở thành một nguồn di sản bất tận. Hy vọng các thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có thêm nguồn thông tin hay ho về nơi đây và thêm yêu thiên nhiên, con người Nhật Bản.
Ý kiến