Có thể nói năm 2022 hầu như các quốc gia đã dần hồi phục lại sau những biến động căng thẳng mà đại dịch gây ra. Đây được xem là thời cơ nhưng cũng là thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt để có thể phục hồi. Vậy trong năm qua, kinh tế Nhật Bản 2022 đã có những biến chuyển như thế nào? Nền kinh tế Nhật Bản sẽ phát triển ra sao trong năm 2023 này?
Mục lục
- Khó khăn của kinh tế Nhật Bản 2022
- Nền kinh tế Nhật phục hồi năm 2022
- 1. GDP bắt đầu tăng trưởng từ năm 2021
- 2. Những mối lo ngại liên quan khi Covid-19 giảm dần
- 3. BOJ Tankan chỉ ra sự phục hồi dần dần của nền kinh tế Nhật Bản 2022
- 4. Sự can thiệp của các nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ giá trị đồng yên
- 5. Những cải tiến trong sản xuất trong thời gian ngắn
- 6. Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng trong thời gian gần đây
- Dự đoán kinh tế Nhật Bản 2023
- Kết luận
Khó khăn của kinh tế Nhật Bản 2022
Vào những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản là “niềm ghen tị” của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế Nhật Bản trong thời điểm này thật sự đã có bước phát triển nhảy vọt, dường như sẵn sàng vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng đáng tiếc là thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế vào những năm 1980 – 1990 khiến nền kinh tế Nhật Bản suy thoái.
Chính điều này đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào một thời kỳ trì trệ và giảm phát kéo dài, “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản chính thức bắt đầu và kéo dài cho đến hiện tại. Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và chính phủ Nhật Bản đã thử một loạt các biện pháp khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế chuyển động trở lại.
Chẳng hạn, BOJ là ngân hàng trung ương đầu tiên từng thực hiện Nới lỏng định lượng (QE), một chính sách tiền tệ mua tài sản, tìm cách đẩy lãi suất dài hạn xuống mức gần bằng không. Chính quyền thứ hai của cố Thủ tướng Shinzo Abe, nhậm chức vào năm 2012, đã đưa ra ba chương trình “Abenomics” để cố gắng vực dậy nền kinh tế. Đây là một chính sách tiền tệ mở rộng mạnh mẽ, tăng chi tiêu của chính phủ và thay đổi quy định để tăng cường thương mại và tăng trưởng.
Mặc dù các chính sách này đã giữ cho nền kinh tế Nhật Bản không rơi vào suy thoái kéo dài nhưng thật sự chưa thể đưa nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi tình trạng trì trệ.
Điều đáng tiếc là trong khi nền kinh tế vẫn chưa thật sự khá hơn thì sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 càng khiến cho tình hình thêm ảm đạm. GDP thực tế đã giảm với tốc độ hàng năm hơn 32% trong quý II năm 2020, trước khi chỉ phục hồi hơn 20% trong quý tiếp theo với mức tăng và giảm lặng lẽ hơn trong vài quý tiếp theo. GDP của Nhật Bản, tính đến quý III năm 2021, vẫn ở dưới mức trước đại dịch.
Vào trong suốt năm 2022 vừa rồi, nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với một số thách thức, như duy trì đà phục hồi kinh tế, đa dạng hóa đầu tư tránh sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và giải quyết các vấn đề nhân khẩu học.
1. Duy trì đà phục hồi của nền kinh tế
Như trường hợp của các nước phát triển khác trên thế giới, các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng duy trì đà phục hồi nền kinh tế Nhật Bản bằng các biện pháp kích thích tài chính. Một trong những chính sách điển hình là gói kích thích trị giá 1 nghìn tỷ đô la được chính phủ Nhật Bản đưa ra vào mùa xuân năm 2021. Thủ tướng Nhật Bản đã đồng ý tiếp tục và bổ sung ngân sách mới trị giá 944 tỷ đô la cho chính sách tài khóa 2022.
Tuy nhiên, việc duy trì sự phục hồi nền kinh tế diễn ra không hề dễ dàng trên toàn thế giới do các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng và xung đột thị trường lao động, tạo ra sự chênh lệch tạm thời giữa cung và cầu của nền kinh tế. Kết quả là tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, trong khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng.
Trong khi giá lương thực và năng lượng tăng cao là một vấn đề đối với mọi quốc gia, thì đây thậm chí còn là vấn đề nghiêm trọng hơn đối với nền kinh tế Nhật Bản trong 2022 – một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu cho nhu cầu năng lượng của mình. Giá dầu cao chiếm một khoản lớn trong ngân sách hộ gia đình, làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng hơn nữa, yếu tố chính đứng sau tình trạng trì trệ kéo dài ba thập kỷ của đất nước.
Tuy nhiên, lạm phát nói chung vẫn được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, đang cận kề giảm phát. Giá tiêu dùng tăng với tốc độ hàng năm là 0,1% trong tháng 10, bằng với mức của tháng 9 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản mà ngân hàng này đã phải vật lộn để đạt được trong nhiều năm.
2. Đa dạng hóa chính sách đầu tư
Trong nhiều năm, Trung Quốc là trọng tâm đầu tư sản xuất của Nhật Bản. Lực lượng lao động giá rẻ của Trung Quốc đã cung cấp một giải pháp quan trọng cho tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản, giúp các nhà sản xuất của nước này duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm của Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, mọi thứ đã thay đổi vì một vài lý do. Một trong số đó là lao động của Trung Quốc không còn rẻ nữa khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động của chính mình, làm xói mòn lợi thế cạnh tranh. Năm 2018, chi phí lao động sản xuất của Trung Quốc là 5,51 USD mỗi giờ, cao hơn nhiều so với 4,45 USD ở Mexico và 2,73 USD ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, yếu tố chính trị cũng làm ảnh hưởng đến quyết định này của Nhật Bản. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước về việc Trung Quốc bành trướng hung hăng ở Biển Đông và tập trận quân sự gần Đài Loan khiến Nhật Bản có điều hướng về việc đa dạng hóa đầu tư, tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
3. Giải quyết vấn đề nhân khẩu học của Nhật Bản
Nhân khẩu học là một vấn đề kinh tế và xã hội kéo dài đối với Nhật Bản. Kể từ những năm 1970, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản đã giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có ít thanh niên tham gia lực lượng lao động hơn dẫn đến tiềm năng sản xuất của đất nước bị suy giảm.
Việc thiếu những người trẻ tuổi, kết hợp với tuổi thọ rất dài, tạo ra một tỷ lệ phụ thuộc mang tính chất rất bất lợi cho đất nước. Đó là tỷ lệ số người đóng tiền vào quỹ an sinh xã hội của đất nước so với số người về hưu nhận được từ quỹ đó có sự chênh lệch đáng kể. Kết quả là, quỹ an sinh xã hội bị thâm hụt, mà chính phủ Nhật Bản phải trang trải từ ngân sách tài chính của mình.
Chẳng hạn, ngân sách tài khóa năm 2022 phân bổ 660 tỷ yên để bù đắp sự thiếu hụt trong quỹ an sinh xã hội, tăng so với ước tính ban đầu là 480 tỷ yên. Sự thiếu hụt này được bù đắp bằng việc phát hành nợ và nợ quốc gia của Nhật Bản hiện ở mức 266% GDP, tỷ lệ cao nhất trong thế giới phát triển. Nhưng giải quyết các vấn đề nhân khẩu học không phải là điều có thể giải quyết nhanh chóng hoặc dễ dàng trong thời gian ngắn. Nó đòi hỏi những thay đổi về cấu trúc đối với nền kinh tế Nhật Bản và hệ thống nhập cư.
Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức cả về chu kỳ và cấu trúc kinh tế khi bắt đầu năm mới. Những thách thức mang tính chu kỳ của nó là sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột thị trường lao động, những điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá lên nền kinh tế khi mọi thứ đang cố gắng phục hồi sau suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những thách thức về cơ cấu liên quan đến suy thoái kinh tế kéo dài ba thập kỷ liên quan đến sự bùng nổ của nhiều bong bóng tài sản vào năm 1990 và tỷ lệ sinh giảm, tạo ra tình trạng thiếu lao động và tỷ lệ phụ thuộc không thuận lợi là các áp lực rất lớn cho nền kinh tế xứ sở Phù Tang.
Nền kinh tế Nhật phục hồi năm 2022
1. GDP bắt đầu tăng trưởng từ năm 2021
Kinh tế Nhật Bản trong năm 2022 về cơ bản đã có những dấu hiệu phục hồi đáng mừng. Đại dịch tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2021. GDP thực tế tăng trưởng theo từng đợt, giảm 2,9% hàng năm so với quý trước từ tháng 1 – 3/2021, sau đó tăng 2,0% vào tháng 4 – 6 và giảm 3,6% vào tháng 7 – 9.
Chỉ số sản xuất công nghiệp đã giảm 3,7% so với quý trước tính từ tháng 7 – 9/2021, lần đầu tiên giảm trong 5 quý do tình trạng thiếu chất bán dẫn và thiếu nguồn cung linh kiện do sự lây lan của đại dịch ở châu Á.
Cả GDP thực tế và chỉ số sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ phục hồi vào tháng 10 – 12/2021. Đây là thành quả của việc số ca mắc Covid-19 mới ở Nhật Bản giảm dần, việc dỡ bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 9 và tình trạng thiếu linh kiện dần được cải thiện. Những xu hướng này đã tiếp tục vào năm 2022 và giúp tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản.
Trong Dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản năm 2022, dựa trên dự đoán trung bình của khoảng 40 nhà kinh tế khu vực tư nhân, GDP thực tế được dự báo sẽ tăng 6,39% hàng năm so với quý trước từ tháng 10 – 12/2021 và sẽ tăng trưởng 2,72% trong cả năm tài chính 2021.
Trong năm tài khóa 2022, GDP thực tế được dự đoán sẽ tăng trung bình 3,03%. Sau khi giảm 4,5% trong năm tài chính 2020 do đại dịch Covid-19, GDP thực tế được dự đoán sẽ tăng trong hai năm liên tiếp cho đến năm tài chính 2022.
2. Những mối lo ngại liên quan khi Covid-19 giảm dần
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cũng đưa ra một số Dự báo ESP đặc biệt. Trong những tháng lẻ kể từ tháng 9/2020, JCER đã yêu cầu các nhà kinh tế lựa chọn và xếp hạng ba rủi ro đối với nền kinh tế Nhật Bản. Xếp hạng rủi ro đầu tiên cho đến dự báo tháng 9/2021 là tình hình lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, phản ánh sự sụt giảm mạnh của các trường hợp mới, các ca nhiễm trùng đã giảm xuống vị trí thứ hai trong dự báo tháng 11, với sự xấu đi của nền kinh tế Trung Quốc đã thay thế nó ở vị trí đầu tiên.
Yếu tố rủi ro khác là giá dầu thô tăng và thay vào đó là tình trạng xấu đi của nền kinh tế Mỹ. Giá dầu thô và các tài nguyên khác tăng, chi phí vận tải tăng là những yếu tố cần quan tâm trước mắt.
3. BOJ Tankan chỉ ra sự phục hồi dần dần của nền kinh tế Nhật Bản 2022
Trong Khảo sát kinh tế ngắn hạn về doanh nghiệp tháng 12 của Ngân hàng Nhật Bản, đánh giá về tác động bất lợi của chi phí nguyên vật liệu cao dẫn đến đánh giá của các nhà sản xuất lớn về điều kiện kinh doanh hầu như không thay đổi ở mức +18. Tuy nhiên, đây vẫn là một sự cải thiện 4 điểm so với triển vọng tương lai được báo cáo vào tháng 9.
Điều kiện kinh doanh DI của các nhà sản xuất lớn dự kiến sẽ xấu đi đến +13 trong thời gian tới. Trong khi các nhà sản xuất lớn báo cáo các điều kiện không thuận lợi đã giảm thì những nhà sản xuất báo cáo các điều kiện hơi bất lợi lại tăng mạnh, điều này có thể phản ánh sự không chắc chắn liên quan đến đại dịch.
Trong khi đó, điều kiện kinh doanh DI của các doanh nghiệp phi sản xuất lớn tăng 7 điểm lên +9, mức cao kỷ lục kể từ mức +20 được ghi nhận vào tháng 12 năm 2019 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Điều kiện kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp và ngành đã tăng lên +2 từ –2 trong cuộc khảo sát trước đó. Các DI này tiết lộ kỳ vọng rằng sự phục hồi kinh tế dần dần sẽ tiếp tục.
4. Sự can thiệp của các nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ giá trị đồng yên
Lí do đồng Yên tụt giá
Lí giải cho sự suy yếu về giá trị của đồng yên khi mất khoảng 20% giá trị so với đồng đô la Mỹ vào đầu năm 2022, chủ yếu cho sự chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu do chính phủ Nhật Bản ban hành (JGB) và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mới đây đã cam kết sẽ tiếp tục duy trì lập trường về chính sách nới lỏng tiền tệ trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất tương đối nhanh trong năm 2022. Bởi khoảng cách ngày càng lớn giữa lập trường của hai quốc gia này đã đẩy vốn ra khỏi các tài sản bằng đồng yên như trái phiếu chính phủ Nhật mà hướng tới các tài sản được tính bằng đồng đô la Mỹ như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
Các chính sách của các nhà hoạch định
22/9/2022, lần đầu tiên các nhà hoạch định chính sách tại Bộ Tài chính đã quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng giá trị của đồng yên kể từ năm 1998. Qua đó thể hiện sự lo ngại của họ trước sự trượt giá nhanh của đồng yên và mong muốn cứu lấy kinh tế Nhật Bản năm 2022.
Theo lệnh của Bộ Tài chính, BoJ đã sử dụng dự trữ ngoại hối của mình để mua đồng yên với nỗ lực đẩy giá trị đồng yên. Trong 2 tuần sau khi can thiệp, tỷ giá hối đoái vẫn chủ yếu giữ vững giá trị. Tuy nhiên, đến ngày 21/10, đồng yên tiếp tục bị trượt giá, dẫn đến sự can thiệp vào thị trường ngoại hối và đặt ra câu hỏi về mức độ mất giá mà các nhà hoạch định chính sách sẽ chấp nhận.
Chi phí can thiệp ban đầu dự kiến tốn khoảng 20 tỷ đô la Mỹ. Với việc BoJ nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ đô la Mỹ dự trữ ngoại hối, chính phủ Nhật thừa khả năng để tiếp tục mua đồng yên. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể không muốn rút cạn một phần nguồn dự trữ ngoại hối mà họ đang nắm giữ. Vậy nên có thể họ sẽ đưa ra những chính sách can thiệp khác nhằm tăng giá trị của đồng yên mà không cần động vào nguồn dự trữ ngoại hối.
Một trong những chính sách đó là BoJ nới lỏng đường cong lãi suất, vốn giữ cho lợi suất trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm quanh mức 0%. Việc tăng lãi suất cho trái phiếu có thể phần nào hỗ trợ tỷ giá hối đoái của đồng yên. Tuy nhiên, BoJ cho rằng nền kinh tế trong nước quá yếu và lạm phát vẫn ở mức thấp để có thể thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể đúng, đặc biệt là khi lạm phát cơ bản của phương Tây, loại trừ mảng năng lượng và lương thực, chỉ tăng 0.7% so với tháng 8 năm 2021.
Những dự đoán trong năm 2023
Thay vào đó, có vẻ như các nhà hoạch định chính sách đang câu giờ cho họ bởi các thị trường đều dự đoán rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, vẫn có khả năng FED sẽ phải xoay trục ra khỏi con đường tăng lãi suất nếu lạm phát giảm nhiều hơn so với dự đoán hiện tại.
Các thị trường ấn định xác suất khoảng 25% rằng FED sẽ đảo ngược lộ trình vào năm tới. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản chỉ cần hỗ trợ đồng yên cho đến khi FED xoay trục, khi đó thì chênh lệch lãi suất giữa đồng yên và đồng đô la Mỹ sẽ thay đổi. Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể cho phép đồng yên giảm giá thêm, giả định rằng các động thái này diễn ra từ từ hơn so với những gì đã xảy ra vào tháng 9 vừa rồi.
5. Những cải tiến trong sản xuất trong thời gian ngắn
Môi trường hoạt động cho các nhà sản xuất Nhật Bản đã được cải thiện tương đối. Sản xuất công nghiệp đối với tất cả các ngành sản xuất đã tăng 3,4% so với cùng kỳ trong tháng 8, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 9 năm 2019. Một phần của sự cải thiện này đến từ sự phục hồi của ngành sản xuất động cơ xe khi ngành tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là dấu hiệu tích cực đầu tiên được ghi nhận kể từ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch.
Các nhà sản xuất ô tô đã phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng kể từ khi đại dịch xảy ra nhưng các điều kiện đã được cải thiện rõ rệt trong năm 2022. Tuy nhiên, sự cải thiện về sản lượng sản xuất không chỉ bị giới hạn trong lĩnh vực ô tô mà cả sang lĩnh vực thiết bị máy móc như sản xuất màn hình phẳng hay chất bán dẫn đã tăng đáng kể (38,7%) so với một năm trước đó.
Các đơn đặt hàng máy móc cốt lõi đã tăng 5,3% trong tháng 7 cho thấy rằng những đầu tư trong kinh doanh sản xuất sẽ tăng mạnh mẽ cho đến cuối 2022. Đầu tư kinh doanh bổ sung cũng rất cần thiết vì nó vẫn thấp hơn 7,1% so với mức ba năm trước đó vào Q2 và các điều khoản được điều chỉnh theo lạm phát. Tuy nhiên tâm lý kinh doanh đã giảm đáng kể. Ví dụ chỉ số Reuters Tankan đã giảm xuống 10 vào tháng 9 khi so với mức 13 của các tháng trước do áp lực chi phí đè nặng lên các doanh nghiệp của Nhật Bản. Việc gia tăng những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu trong 2023 có thể ảnh hưởng nhiều tới các quyết định đầu tư kinh doanh.
Về mảng xuất nhập khẩu, từ đầu năm nay xuất khẩu tăng trưởng rất mạnh. Xuất khẩu hàng hoá đã tăng 22% so với một năm trước đó. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô khi tăng đến 37,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả sau khi trừ đi phần trăm của mặt hàng ô tô đã qua sử dụng, xuất khẩu ô tô vẫn đạt tới 37,4%. Mặt khác, cũng do sự gia tăng hoạt động kinh tế tại thị trường Trung Quốc khi lượng xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 13,4% so với năm 2021.
Bất chấp sự phục hồi trong xuất khẩu sang Trung Quốc và sự cải thiện chất lượng trong chuỗi cung ứng, xuất khẩu của Nhật Bản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu tiên, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ chậm lại đáng kể vào các quý tiếp theo. Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ suy thoái cao làm giảm lượng xuất khẩu sang các thị trường này. Chưa kể giá trị đồng yên có thể sẽ tăng giá nếu giảm phát đi kèm với suy thoái kinh tế ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi sự tụt giá của đồng yên đã phần nào hỗ trợ sự tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2022 thì khả năng đồng yên tăng giá trong 2023 sẽ có tác dụng ngược gây áp lực lên ngành xuất khẩu.
6. Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng trong thời gian gần đây
Người tiêu dùng đã chi tiêu mạnh trong năm nay bất chấp những khó khăn trong kinh tế. Ví dụ chi tiêu tiêu dùng thực tế của hộ gia đình tăng với tốc độ hằng năm là 4,9% trong quý 2 khi so với quý 1. Tuy nhiên, do lạm phát tăng cao, đặc biệt là chi phí nhiên liệu đang bào mòn sức mua của người tiêu dùng. Ví dụ doanh số bán lẻ nhiên liệu đã tăng 10,8% so với tháng 8 năm ngoái trong khi doanh số bán lẻ chỉ tăng khiêm tốn, khoảng 4,7%. Ngay cả khi giá dầu thô phục hồi cũng khó có thể giúp ích.
Thu nhập của nhân viên thường chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ nên người tiêu dùng khó có thể chi tiêu mạnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số can thiệp chính sách có thể hỗ trợ chi tiêu, ít nhất là trong thời gian tới. Ví dụ như trợ cấp nhiên liệu và trần giá đối với mặt hàng, nguyên liệu như lúa mì và thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ các hộ gia đình đang phải vật lộn với chi phí nhiên liệu tăng cao. Ngoài chính sách hỗ trợ ra, chính phủ đã công bố chương trình giảm giá du lịch, cung cấp tới 77,000 yên trong 7 ngày để trang trải chỗ ở và chi phí đi lại.
Trong khi du lịch nội địa sẽ được thúc đẩy bởi chính sách mới này của chính phủ thì du lịch quốc tế có vẻ cũng sẵn sàng để phục hồi mạnh mẽ. Nhật Bản đã mở cửa lại hoàn toàn biên giới sau 2 năm đóng cửa vì đại dịch, loại bỏ hoàn toàn giới hạn đối với khách du lịch nước ngoài. Ngoài ra, việc đồng yên giảm giá trị cũng là một phần lí do thu hút khách du lịch nước ngoài đến và chi tiêu tại Nhật.
Nhưng việc đưa lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại đạt mốc trước khi xảy ra đại dịch là rất khó. Trước đại dịch, Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng số du khách quốc tế tại Nhật Bản. Ngay cả khi Trung Quốc loại bỏ chính sách “Zero-COVID”, lượng khách Trung Quốc đến Nhật vẫn giảm so với chỉ tiêu đặt ra. Không chỉ du khách Trung Quốc mà các du khách từ các quốc gia khác cũng không có dấu hiệu tăng trở lại. Xét cho cùng, số lượng khách quốc tế trong tháng 8/2022 vẫn thấp hơn 93% so với 2019.
Môi trường lạm phát tương đối thấp của Nhật Bản có thể sẽ giúp quốc gia tránh khỏi những tác động thu hẹp mà các quốc gia khác gặp phải khi tăng lãi suất cao hơn. Trong thời gian tới, các chương trình và cải tiến của chính phủ trong lĩnh vực ô tô sẽ tương ứng hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng và sản xuất. Sự tiếp xúc của Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hỗ trợ xuất khẩu trong năm tới nhưng có vẻ suy thoái toàn cầu dự kiến cuối cùng sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong năm 2023.
Dự đoán kinh tế Nhật Bản 2023
Nền kinh tế Nhật Bản có thể bước vào suy thoái khi tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, đó là nhận định nhà kinh tế cấp cao của Nhật Bản tại Capital Economics. Suy thoái kinh tế sẽ chủ yếu diễn ra do xuất khẩu giảm và các quốc gia trở nên thận trọng hơn, đó là những gì bạn thường thấy khi xuất khẩu bắt đầu giảm.
Gần đây nhất, Nhật Bản đã báo cáo mức thâm hụt thương mại lớn hơn dự kiến là 15 tỷ USD trong tháng 10. Xuất khẩu tăng 25,3%, chậm hơn so với mức tăng 28,9% của cùng kỳ năm ngoái trong tháng 9. Trong khi đó, nhập khẩu tháng 10 tăng 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm ngoái của tháng trước.
Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự đoán mức giảm của GDP hàng năm là 1,1% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, sau khi báo cáo trước đó giảm 1,2%. Điều đó có nghĩa là nó đã hướng tới giai đoạn thường được phân loại là suy thoái kỹ thuật, được định nghĩa là hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, có thể Ngân hàng Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa và sẽ không bắt đầu tăng lãi suất cơ bản, đặc biệt là trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Haruhiko Kuroda được cho là đã bác bỏ khả năng xem xét lại lập trường hiện tại của BOJ về việc duy trì lãi suất thấp. Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 11 ở mức 3,6%, cao nhất trong 40 năm và cao hơn mục tiêu 2% của BOJ.
Bất chấp những dự báo về sự sụt giảm ngày càng tăng, chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản vẫn tăng liên tục và tăng 1,2% trong tháng 10 so với một năm trước. Nó đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp kể từ khi giảm 0,5% vào tháng 5. Điều này cũng sẽ cho thấy một số tình trạng chậm chạp, người cho biết tiền lương thực tế trong nước cuối cùng sẽ tác động đến hoạt động tiêu dùng rộng lớn hơn.
Kết luận
Việc phục hồi nền kinh tế Nhật Bản 2022 cũng như các xu hướng trong năm 2023 chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình chung thế giới. Chính phủ Nhật Bản vẫn đang rất nỗ lực trong việc cải thiện các vấn đề khó khăn và mang đến cho người dân Nhật một cuộc sống tích cực hơn.
Ý kiến