Trải qua hơn hai năm chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch, Nhật Bản vẫn chứng kiến sự gia tăng đầy tốc độ trong việc áp dụng kỹ thuật số. Sự thay đổi này giúp tạo ra nhiều thay đổi trong việc tương tác giữa người với người cũng như cải thiện năng suất làm việc của con người. Cùng JapanBiz điểm qua những công ty công nghệ Nhật Bản phát triển mạnh nhất tại xứ sở Phù Tang.
Mục lục
TOP 10 công ty công nghệ Nhật Bản dựa vào tỷ lệ vốn hóa thị trường
Xếp hạng Công ty Doanh thu (USD)
1 Softbank Group $188.26 tỷ
2 NTT DOCOMO $114.18 tỷ
3 NTT $100.76 tỷ
4 KDDI $72.78 tỷ
5 Softbank $61.89 tỷ
6 Z Holdings Corporation $39.51 tỷ
7 Nexon $29.49 tỷ
8 FUJI Media Holdings $21.61 tỷ
9 Nomura Research Institute$19.05 tỷ
10 OBIC Corporation $18.05 tỷ
Nguồn: Strainer
Top 5 công ty hàng đầu liên tục trong nhiều năm trở lại đây là các công ty viễn thông lớn ở Nhật Bản. Các công ty thương mại điện tử (Z Holdings Corporation) và trò chơi điện tử (Nexon) theo chân các gã khổng lồ viễn thông. Bên cạnh đó, điểm nổi bật là đã có sự gia tăng số lượng các công ty tư vấn công nghệ như Viện nghiên cứu Nomura và Tập đoàn OBIC vào năm 2021.
Các thương hiệu Sony, Recruit, Nintendo, Canon, Hitachi và Mitsubishi đã phải cạnh tranh với sự đổi mới đột phá từ các công ty công nghệ mới với những người chiến thắng có khả năng mang lại sự khám phá và phát triển không ngừng cho khách hàng và đối tác của họ. Trong 2 thập kỷ qua, Microsoft với Xbox chưa thật sự đạt được thành công trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản. Điều này phần lớn là do việc bản địa hóa sản phẩm Xbox không thành công.
TOP 10 công ty công nghệ Nhật Bản dựa vào doanh thu
Xếp hạng Công ty Doanh thu (USD)
1 NTT $107.61 tỷ
2 SoftBank Group $83.52 tỷ
3 KDDI $45.98 tỷ
4 NTT Docomo $43.49 tỷ
5 NTT Data $19.31 tỷ
6 Yahoo $8.18 tỷ
7 Otsuka Corporation $6.93 tỷ
8 FUJI Media Holdings $5.90 tỷ
9 T-GAIA $5.04 tỷ
10 Nomura Research Institute, Ltd. $4.30 tỷ
Nguồn: Neri Marketing
Vào cuối tháng 9/2020, tập đoàn NTT quyết định biến NTT Docomo thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của NTT, mua lại số cổ phần mà họ chưa nắm giữ. Thỏa thuận giữa hai bên, sẽ mang lại cho NTT Docomo sự hỗ trợ tài chính vững chắc để tham gia vào cuộc chiến giá cả, có thể gây ra sự cạnh tranh thậm chí gay gắt hơn giữa các nhà mạng không dây lớn của quốc gia. NTT là nhà mạng nội địa lớn nhất về số lượng thuê bao.
Trong khi đó, cuối năm 2020, Tập đoàn SoftBank đã cứu trợ Katerra, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xây dựng với số vốn hơn 200 triệu USD. Tập đoàn Softbank là nhà đầu tư công nghệ lớn nhất thế giới. Năm 2020 là một năm tốt đẹp đối với Softbank, sau khi phục hồi sau vụ bê bối IPO của WeWork.
Còn đối với NTT Data Corporation, doanh thu của công ty vẫn liên tục cán những cột mốc vượt trội. Điều này phần lớn là do hoạt động kinh doanh thành công với các công ty tài chính và sự tăng trưởng thành công trong các hoạt động mua lại như Carlisle & Gallagher Consulting Group vào năm 2016, Sierra Systems Group Inc vào tháng 11/2018, Cognosante Consulting LLC vào tháng 4/2019, đối tác AWS Flux 7 vào tháng 12/2019 và Đối tác ServiceNow Acorio vào năm 2020.
TOP 10 công ty công nghệ Nhật Bản dựa vào lợi nhuận
Xếp hạng Công ty Doanh thu (USD)
1 FUJISOFT $1,924 triệu
2 Hitachi $1,640 triệu
3 NTT Data Corporation $1,191 triệu
4 NEC $1,128 triệu
5 Nomura Research Institute, Ltd. $769 triệu
6 Otsuka Corporation $580 triệu
7 OBIC Corporation $419 triệu
8 TIS $419 triệu
9 SCSK Corporation $391 triệu
10 ITOCHU Techno-Solutions Corporation $378 triệu
Nguồn: 業界動向サーチ.com
Cho đến giữa năm 2020, lợi nhuận ròng của Hitachi đã tăng hơn 5 lần lên 3,5 tỷ USD so với năm trước. Lợi nhuận hoạt động giảm 28,9% xuống còn 2,936 tỷ USD và doanh thu là 55,4 tỷ USD, giảm 5,8%. Nguyên nhân là do nhu cầu đối với thang máy Hitachi và phụ tùng ô tô tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần phục hồi.
Trong khi đó, các báo cáo tài chính của NEC cho thấy trong năm 2020, công ty đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước về cả doanh thu và lợi nhuận hoạt động sau khi cải cách cơ cấu vào năm 2019. Tổng lợi nhuận ròng đạt 926 triệu USD, mức cao nhất trong 23 năm do lợi nhuận hoạt động được cải thiện và hiệu quả thuế từ hoàn tất thủ tục thanh lý các tổng công ty trước đó.
Dựa vào các thông tin thống kê trên có thể thấy, những công ty nằm trong top doanh thu thực tế lại không có mức lợi nhuận cao như mong đợi. Chẳng hạn như các công ty lớn như NTT và Softbank đã gây chú ý trong năm 2020 khi họ thực hiện các thương vụ mua lại đáng chú ý, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ. Hay như từ năm 2014, FUJISOFT và Hitachi đã vượt qua NTT Data Corporation về lợi nhuận.
TOP 10 công ty công nghệ Nhật Bản dựa vào quy mô
Xếp hạng Công ty Số lượng nhân viên
1 Fujitsu 32,568
2 Hitachi 31,442
3 NEC 20,125
4 NTT Data Corporation 11,515
5 FUJISOFT 7,840
6 SCSK Corporation 7,384
7 Otsuka Corporation 7,272
8 Nomura Research Institute, Ltd. 6,353
9 TIS 5,680
10 Nihon Unisys, Ltd. 4,355
Nguồn:業界動向サーチ.com
Từ năm 2018, Hitachi đã cắt giảm 11% các khâu công việc cũng như số lượng nhân công. Trong khi đó, từ tháng 3/2018, Mitsubishi Electric đã không nằm trong danh sách các công ty có quy mô lớn. Hitachi, Fujitsu, NEC và NTT Data Corporation đã có số lượng việc làm ổn định, kể cả thời điểm dịch Covid-19 hoành hành.
Việc làm trọn đời (Shūshin koyō) từ lâu đã là một khái niệm quen thuộc với người dân Nhật Bản và là nền tảng của quản trị doanh nghiệp Nhật Bản. Những sinh viên mới tốt nghiệp đại học sẽ ứng tuyển vào một công ty hơn là vào một vị trí cụ thể và được kỳ vọng sẽ ở lại với công ty cho đến khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, ngày nay, các công ty đang thay đổi quy trình tuyển dụng của họ bằng cách tuyển dụng các vị trí chuyên biệt do sự thiếu hụt lực lượng lao động và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu. Khảo sát kinh tế mới nhất của OECD cho thấy tỷ lệ việc làm trọn đời của nhân viên ở độ tuổi 30 và 40 tại các công ty lớn đã giảm xuống lần lượt là 15% và 9,4%. Trong khi đó 40% lực lượng lao động hiện nay là lao động bán thời gian và lao động hợp đồng.
Sự phát triển lớn mạnh của các công ty công nghệ Nhật Bản là rất rõ ràng và mang đến cơ hội kinh tế hấp dẫn hơn cho quốc gia này. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền công nghệ nước này và mang lại nhiều cơ hội cho việc hội nhập toàn cầu.
Ý kiến