Đến ngày 13/09/2021, Takemitsu Takizaki, người sáng lập hãng sản xuất cảm biến điện tử Keyence Corp, đã vượt qua tỷ phú Tadashi Yanai của Uniqlo để trở thành người giàu nhất Nhật Bản với khối tài sản trị giá 38,2 tỉ USD. Không chỉ có những chỉ số tài chính tốt hơn hẳn những công ty khác, KEYENCE còn nổi tiếng ở Nhật là 1 trong những công ty đang trả lương cho nhân viên cao nhất Nhật.
Mục lục
Lý tưởng và ý chí kiên cường dù hai lần thất bại.
Cậu học sinh trung học tìm cách “thay đổi thế giới”
Ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1945 tại thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo. Nền tảng học vấn cao nhất của ông là tốt nghiệp trung học phổ thông (Trường trung học công nghiệp Amagasaki). Khi còn trên ghế nhà trường, ông đã giữ vị trí dẫn đầu trong phong trào học sinh. Tuy nhiên, Takemitsu Takizaki cho rằng “chủ nghĩa duy tâm” không thay đổi thế giới. Do đó, ông tìm cách “thay đổi thế giới” thông qua kinh doanh.
Hai lần khởi nghiệp thất bại không làm chàng thanh niên nhụt chí
Sau khi tốt nghiệp trung học, Takemitsu Takizaki làm việc cho một nhà máy sản xuất thiết bị điều khiển. Sau đó, ông cố gắng khởi nghiệp lần đầu tiên. Ý tưởng lúc đó của ông là “sản xuất thiết bị điện tử”. Tuy nhiên, đáng tiếc lại bị phá sản. Sau đó, ông cố gắng khởi nghiệp lần thứ hai, nhưng phá sản cũng như lần đầu. Doanh nghiệp thứ hai là nhà thầu phụ lắp ráp của nhà sản xuất.
Qủa ngọt sẽ đến với người kiên trì nhất!
Việc thành lập Keyence năm 1974 là một thách thức đối với Takemitsu Takizaki khi khởi nghiệp lần thứ ba. Ông vượt qua rất nhiều khó khăn, rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, sửa chữa sai lầm. Cuối cùng ông đã thành công. Takizaki từng bước xây dựng công ty và phát triển nó thành công ty đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa trong sản xuất công nghiệp với các thiết bị như cảm biến, các thiết bị đo lường và hệ thống quang học. Công ty khá kín tiếng đặt trụ sở ở Osaka. Tuy nhiên, nó được biết đến với mức lợi nhuận thặng dư cao và trả lương cho nhân viên khá hậu hĩnh.
Câu chuyện về Keyence Corp
Vài nét về tập đoàn Keyence
Keyence được thành lập năm 1974 và phát triển một cách vững chắc để trở thành một công ty đi đầu sáng tạo trong việc phát triển và sản xuất thiết bị tự động hóa công nghiệp và thiết bị kiểm tra trên toàn thế giới. Sản phẩm của Keyence bao gồm thiết bị đọc mã vạch, máy khắc laser, hệ thống thị giác máy, hệ thống đo lường, kính hiển vi, cảm biến, và thiết bị khử tĩnh điện.
Hiện nay, Keyence đang phục vụ hơn 300.000 khách hàng tại hơn 110 quốc gia trên toàn thế giới.
Nguồn gốc tên công ty Keyence
Nguồn gốc của tên công ty vẫn là ẩn số. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng, nó được ghép lại từ “Key of Science”. Ý nghĩa đó là Tập đoàn Keyence sẽ là một chìa khóa của nền công nghệ, khoa học; tiên phong trong ngành sản xuất công nghệ cao.
Ông lão 76 tuổi, mới học hết cấp 3 trở thành tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.
Hưởng lợi từ đại dịch Covid 19.
Đại dịch khiến nhu cầu tự động hóa trong các nhà máy tăng vọt trong bối cảnh các nước trên khắp thế giới đồng loạt áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Nhà phân tích Takeshi Kitaura của Bloomberg Intelligence cho rằng nhờ đó hoạt động kinh doanh của Keyence đạt hiệu quả rất cao Biên lợi nhuận hoạt động của Keyence lên tới hơn 50%.
Có thể thấy môi trường kinh doanh và làm giàu đang dịch chuyển như thế nào trong đại dịch Covid-19. Một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa lại có thể vượt mặt ông trùm bán lẻ. Đó thực sự là một điều đáng để tâm.
Gía trị công ty tăng vọt
Giá cổ phiếu công ty tăng vọt, một phần nhờ việc được đưa vào chỉ số Blue-chip Nikkei 225 Stock Average của thị trường chứng khoán Nhật. Cổ phiếu Keyence đã tăng 96% kể từ đầu năm 2020, giúp giá trị vốn hóa đạt khoảng 167 tỷ USD. Theo thước đo này, Keyence trở thành công ty lớn thứ 2 ở Nhật Bản (chỉ đứng sau Toyota). Tài sản của tỷ phú Takizaki phình to sau khi giá cổ phiếu Keyence Corp tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm ngoái đến ngày 13/9. Ông Takizaki sở hữu khoảng 21% cổ phần Keyence. Tính từ đầu năm đến nay, tài sản của ông Takizaki tăng thêm 5,9 tỷ USD và hiện là người giàu thứ 9 ở châu Á.
Với tổng số tài sản ước tính 38,2 tỷ USD, ông Takizaki đã vượt qua doanh nhân Tadashi Yanai, Chủ tịch Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo), để trở thành người giàu nhất Nhật Bản. Ông Yanai có trong tay 35,5 tỷ USD. Tài sản của ông Yanai sụt giảm 9,7 tỷ USD tính từ đầu năm đến nay (tương đương 22% tổng tài sản). Giá cổ phiếu Fast Retailing lao dốc 18% trong quãng thời gian này vì tác động của đại dịch COVID-19.
Tổng kết
Ông Takizaki đã trở thành một tấm gương sáng cho các thanh thiếu niên Nhật Bản bằng tài năng điều hành cũng sự kiên trì bền bỉ. Ông hiện là chủ tịch danh dự của Keyence sau khi thôi giữ chức chủ tịch vào năm 2015. Ngoài ra, với khối tài sản của mình, ông rất tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, cổ vũ ước mơ của thế hệ trẻ trở thành hiện thực.
Tham khảo:
Ý kiến