Chuỗi series “Megabanks – Các Ngân hàng khổng lồ và những câu chuyện lịch sử” sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành và những câu chuyện thú vị của 3 định chế tài chính lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, chuỗi series sẽ không đề cập đến Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản (Japan Post Bank) vì sự đặc thù trong mô hình kinh doanh và các yếu tố liên quan đến chính phủ, Bưu điện Nhật Bản.
Trong kỳ 1, Japanbiz đã giới thiệu về Mitsubishi UFJ Financial Group, tập đoàn tài chinh lớn nhất Nhật Bản, đứng thứ 6 thế giới về quy mô tổng tài sản. Trong kỳ 2 lần này, Japanbiz sẽ giới thiệu về ngân hàng thứ 2 thuộc nhóm Mega Banks và có lịch sử lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trái ngược với những sóng gió lớn đến từ việc sát nhập các ngân hàng nhỏ như Mitsubishi UFJ tại kỳ 1, việc sát nhập và hình thành của SMBC diễn ra khá êm đềm. Do đó, tại kỳ viết này, Japanbiz sẽ giới thiệu về hành trình sóng gió và tốn nhiều giấy mực của báo chí của ngân hàng này tại Việt Nam.
Mục lục
Định nghĩa về MegaBank
Tại Nhật Bản, Megabank được định nghĩa là những ngân hàng khổng lồ, có tổng tài sản từ 1 nghìn tỷ đô la trở lên, những ngân hàng này thường hình thành từ việc sát nhập hàng loạt những ngân hàng lớn lại với nhau. Trong bối cảnh buộc phải tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, các megabank như Citigroup ở Hoa Kỳ, Deutsche Bank ở Đức và BNP Paribas ở Pháp lần lượt xuất hiện vào những năm 1990. Tại Nhật Bản, ba ngân hàng lớn là “Tập đoàn tài chính Mizuho”, “Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ” và “Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui” ra đời dựa trên sự hợp nhất của các ngân hàng lớn đang suy yếu sau giai đoạn đổ vỡ của bong bóng tài sản và khủng hoảng kinh tế.
Trong thời kỳ bong bóng kinh tế phình to vào nửa cuối những năm 1980 tại Nhật Bản, các ngân hàng mọc lên như nấm, với tổng cộng 23 ngân hàng lớn nhỏ trên toan quốc. Trong đó có 13 ngân hàng thành phố – ngân hàng có trụ sở và hoạt động mạnh tại các thành phố (Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuji, Daiichi Kogyo, Sanwa, Yamato, Tokai, Taiyo Kobe, Kyowa, Saitama, Tokyo, Hokkaido Takushoku), 3 ngân hàng tín dụng (Nippon Kogyo, Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản, Ngân hàng Trái phiếu Nhật Bản) và 7 ngân hàng ủy thác (Mitsui Trust, Mitsubishi Trust, Sumitomo Trust, Yasuda, Toyo, Chuo, Nippon). Tuy nhiên, sau khi nền kinh tế bong bóng bùng nổ, Ngân hàng Hokkaido Takushoku và Chứng khoán Yamaichi phá sản năm 1997, Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản và Ngân hàng Nippon phá sản năm 1998. Tình trạng sụp đổ hàng loạt theo hiệu ứng Domino bắt đầu được cảnh báo nếu không có sự can thiệp của kịp thời đã khiến Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ) phải đưa ra quyết định cải cách toàn diện và xúc tiến sáp nhập các ngân hàng lớn lại với nhau.
Nhờ các đợt sát nhập lớn này, hiện nay Nhật Bản có 3 megabank là Mizuho, Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsu.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo(三菱東京フィナンシャル・グループ)
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Sumitomo (SMBC) là một trong những Megabanks và là ngân hàng lâu đời nhất tại Nhật Bản. SMBC được thành lập vào tháng 4 năm 2001 bởi sự sát nhập của ngân hàng Sumitomo và ngân hàng Sakura vào tháng 4 năm 2001.
Sakura là ngân hàng trực thuộc Tập đoàn Mitsui, được thành lập vào năm 1876 và hoạt động ngay từ thời kì Mạc Phủ Tokugawa với mảng kinh doanh chính là đổi tiền, vàng phục vụ giao thương, Tập đoàn Mitsui mang dòng máu của một trong Tứ đại tài phiệt của Nhật Bản (Shidai Zaibatsu) bao gồm Sumitomo, Mitsui, Mitsubishi và Yasuda.
Ngân hàng Sumitomo là hạt nhân của tập đòan Sumitomo (Sumitomo Group) vốn có trụ sở tại Osaka. Suimitomo Group cũng chính là hậu duệ của một trong Tứ đại tài phiệt của Nhật Bản. Ngân hàng Sumitomo được thành lập vào năm 1875 với nghiệp vụ chủ yếu là trao đổi tiền và hàng hóa tại thời điểm các tập đoàn tài phiệt bắt đầu mạnh lên và chi phối nền kinh tế Nhật Bản.
Việc sát nhập 2 ngân hàng Sakura và Sumitomo để trở thành đế chế khổng lồ SMBC diễn ra khá suôn sẻ vào thời kì tái cấu trúc nền kinh tế Nhật Bản sau khi bong bóng tài sản vỡ tung vào những năm 90.
Bài viết này sẽ chú trọng hơn vào hành trình của SMBC tại Việt Nam với những câu chuyện tại Eximbank, FE Credit và có thể là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) trong tương lai gần.
Mối duyên đầu không trọn vẹn tại Việt Nam: SMBC – Eximbank
Ngày 22/3/2022, SMBC đã công bố chính thức về việc chấm dứt thỏa thuận liên minh chiến lược với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sau gần 15 năm hợp tác. Trước đó vào tháng 2, Eximbank cũng đã ban hành nghị quyết chấm dứt Thỏa thuận liên minh chiến lược này với SMBC.
Có thể nói, mối duyên của SMBC và Eximbank đã trải qua đầy đủ những cung bật từ kỳ vọng, thành công, tranh đấu quyết liệt và cuối cùng là một kết thúc buồn cho cả 2 bên.
Đầu tư vào Eximbank chính là thương vụ lớn nhất của SMBC tại Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2020. SMBC đã đầu tư 225 triệu USD vào Eximbank vào năm 2007 và trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 15% vốn điều lệ (185 triệu cổ phần) của Eximbank – một ngân hàng được đánh giá là một trong những tổ chức tài chính có chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh tốt nhất hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 2007, Eximbank có tổng tài sản khoảng 32.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng.
Eximbank và SMBC đã có 5 năm đầu gắn bó thành công. Nhờ vào sự đồng hành của SMBC, Eximbank đã liên tục phát triển những dòng sản phẩm và dịch vụ tài chính mới, đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn quốc tế và ngày càng khẳng định vị thế mạnh mẽ vai trò trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .
Ảnh: SMBC và Eximbank đã có 5 năm đầu hợp tác rất thành công
Cuộc chiến Vương Quyền tại Eximbank và mối duyên mới
Cuộc chiến vương quyền tại Eximbank được châm ngòi từ năm 2015 và vẫn chưa có hồi kết.
Cuộc chiến ở thượng tầng của ban lãnh đạo Eximbank đã khiến cho tình hình kinh doanh của ngân hàng này sa sút rõ rệt. Mặc dù thu nhập kinh doanh vẫn tăng trưởng trong giai đoạn2013-2017, tuy nhiên, chi phí quản lý, trích lập dự phòng cũng tăng lên rất cao do yếu kém trong công tác quản lý khiến lợi nhuận của Eximbank giảm xuống mức thấp chưa từng có.
Các cuộc họp đại hội cổ đông của Eximbank trong những năm gần đây cũng đều phải tổ chức tổ chức lại nhiều lần vì lý do số lượng cổ đông tham gia đại hội không đủ theo quy định của Ủy Ban Chứng Khoán. Các vị trí chủ chốt như Chủ tịch, tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị cũng liên tục thay đổi trong thời gian ngắn vì tranh quyền đoạt vị cũng khiến nội bộ ngân hàng này chưa bao giờ được đồng lòng.
SMBC đã cho thấy những tín hiệu buông bỏ trong cuộc chiến tại Eximbank từ đầu năm 2020. Một công ty con của SMBC đã mua lại 49% cổ phần của Công ty Tài chính Tiêu dùng FE Credit với tổng giá trị thương vụ lên đến gần 1,4 tỷ USD và là thương vụ M&A lớn nhất ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến nay.
Trên thực tế, có nhiều thông tin cho rằng công ty chứng khoán Bản Việt (đơn vị tư vấn M&A của thương vụ này) cũng nắm 1% cổ phần của FE Credit, trên thực tế là sở hữu pháp lý đại diện cho SMBC nhằm giúp SMBC lách luật hạn chế sở hữu 50% vốn nước ngoài tại tổ tức tài chính tại Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều tin đồn SMBC sẽ trở thành cổ đông chiến lược của công ty mẹ của FE Credit là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB). Tin đồn này đang dần trở nên thành hiện thực khi SMBC đang quyết liệt xúc tiến quá trình thoái vốn tại Eximbank, điển hình là động thái chấm dứt Thỏa thuận liên minh chiến lược với ngân hàng này (theo luật pháp Việt Nam thì SMBC không thể tham gia chiến lược cùng lúc vào 2 tổ chức tài chính trong nước).
SMBC hiện vẫn là cổ đông lớn nhất tại Eximbank nắm giữ 185 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 15% vốn điều lệ. Đối tác thoái vốn khả dĩ nhất của SMBC tại Eximbank được nhiều người đồn đoán là Thành Công Group – ông lớn kín tiếng chiếm giữ thị phần phân phối xe hơi Huyndai tại Việt Nam, đồng thời cũng là nhóm cổ đông tham gia vào cuộc chiến tại Eximbank trong nhiều năm gần đây.
Ý kiến