Cụm từ OEM/ODM đã không còn xa lạ gì với những doanh nghiệp sản xuất. Bài viết này ONE-VALUE muốn giới thiệu cụ thể hơn tới bạn đọc về 2 hình thức sản xuất trên, và dịch vụ do ONE-VALUE cung cấp.
Mục lục
OEM là gì
OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer, có nghĩa là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Công ty A thuê công ty/công xưởng B thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật theo hợp đồng và bán lại sản phẩm cho công ty A. Nói một cách đơn giản: công ty OEM sẽ sản xuất thay cho công ty khác, và sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Đại diện tiêu biểu nhất cho sản phẩm OEM đó là các sản phẩm Iphone, Macbook,… của Apple. Apple là công ty phụ trách thiết kế, phân phối và nắm giữ thương hiệu, còn công ty sản xuất lại là Foxconn – Trung Quốc.
Ưu điểm của hình thức này là giúp công ty đặt hàng giảm thiểu nguồn lực và chi phí cho việc sản xuất, và chỉ tập trung vào khâu khác như nghiên cứu, thiết kế, phân phối hay marketing. Bên cạnh đó, công ty đặt hàng cũng có thể đặt sản xuất nhiều sản phẩm cùng lúc nhằm đa dạng hóa sản phẩm, giúp tăng khả năng và cơ hội thâm nhập thị trường hơn, hướng tới khách hàng mục đích một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Về nhược điểm, hình thức này sẽ có nguy cơ khiến công ty khách bị đánh cắp công nghệ, thiết kế… Vậy nên, việc lựa chọn đơn vị đối tác sản xuất OEM uy tín là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
ODM là gì
ODM là từ viết tắt của Original Design Manufacturer, có nghĩa là “nhà sản xuất thiết kế gốc”. Công ty A đang gặp khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm thì công ty ODM sẽ giúp xây dựng các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Có thể hiểu công ty ODM sẽ chỉ hỗ trợ trong công đoạn biến ý tưởng thành 1 thiết kế hoàn chỉnh, còn các khâu còn lại như sản xuất, phân phối, marketing,.. sẽ do công ty khách hàng đảm nhận.
ODM thường hay xuất hiện nhiêu nhất trong ngành dệt may, hoặc thời trang, vì những ngành này đòi hỏi tính sáng tạo và thiết kế liên tục và số lượng đa dạng.
Ưu điểm của hình thức này là giúp công ty khách hàng có thể cùng lúc lên kế hoạch thiết kế nhiều sản phẩm, không bị lo sợ về vấn đề bị đánh cắp bản quyền, công nghệ.
Nhược điểm của hình thức này là sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của bên thiết kế, nên đôi khi sẽ gây ra khó khăn trong khâu sản xuất. Để tránh điều này, tốt nhất hãy luôn đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế.
Sự khác nhau giữa OEM và ODM
Như đã giới thiệu ở trên, khác nhau lớn nhất giữa OEM và ODM là công đoạn thực hiện. OEM sẽ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, còn ODM sẽ tham gia vào quy trình thiết kế nên sản phẩm. Một sản phẩm có thể đồng thời “ thuê” công ty ODM thiết kế, sau đó công ty OEM sản xuất. Công ty khách hàng chỉ cần đầu tư chủ lực vào khâu phân phối, xây dựng thương hiệu… Vì vậy, bên cạnh hình thức OEM/ODM, còn có hình thức OBM – Original Brand Manufacturer, hình thức công ty bán các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng, và toàn bộ hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất bởi công ty khác. Có thể hiểu là công ty A có thương hiệu, và họ nhập sản phẩm của bên khác (theo hợp đồng) về và gắn mác thương hiệu của công ty, sau đó bán ra thị trường.
Tại sao nên là MADE IN JAPAN?
Vậy, tại sao các công ty lại ưa chuộng đặt hàng OEM/ODM với các doanh nghiệp Nhật Bản?
Đầu tiên, Nhật Bản là quốc gia phát triển công nghiệp thuộc hàng Top thế giới, vậy nên các cơ sở vật chất, thiết bị máy móc luôn đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Vậy nên, khả năng nhận làm các sản phẩm OEM/ODM với số lượng lớn là điều hoàn toàn có thể.
Tiếp đến là độ uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nhật luôn ở vị trí top cao trên thế giới, chỉ sau Âu Mỹ. Các tiêu chuẩn sản xuất tại Nhật luôn khá khắt khe, và vì thế chất lượng sản phẩm được đảm bảo ở mức cao. Nếu so với hàng MADE IN KOREA , MADE IN THAILAND hay MADE IN CHINA, thì hàng Nhật vẫn luôn được người tiêu dùng đánh giá cao nhất và ưa chuộng. Có thể so với các sản phẩm OEM, ODM tại quốc gia khác giá thành sẽ cao hơn một chút, nhưng độ đảm bảo của MADE IN JAPAN vẫn rất lớn, thu hút nhiều đối tượng khách hàng trung lưu trở lên.
Cuối cùng, văn hóa kinh doanh của Nhật Bản là coi trọng chữ tín, liên kết mật thiết và dài lâu với khách hàng nên việc xảy ra những trường hợp như giao chậm hàng, hủy hợp đồng giữa chừng thường ít hoặc không có. Bên cạnh đó, việc cam kết bảo mật thông tin ở Nhật rất được coi trọng, nên các khách hàng có thể tin tưởng hợp tác. Và đặc biệt, khi đã hợp tác thành công sau vài lần, doanh nghiệp Nhật thường có xu hướng muốn giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Dịch vụ tư vấn và kết nối sản xuất OEM/ODM của ONE-VALUE
ONE-VALUE là công ty tư vấn chuyên hỗ trợ kết nối doanh nghiệp 2 nước Việt – Nhật. Hiện nay, Japanbiz đang triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối sản xuất OEM/ODM cho khách hàng Việt Nam có nhu cầu sản xuất tại Nhật. Dưới đây là các xử lý các đơn đặt hàng của đối tác tại Việt Nam khi sử dung dịch vụ ODM/OEM qua ONE-VALUE INC:
- Tiếp nhận nhu cầu khách hàng: Bước đầu tiên là biết được khách hàng muốn gì. Công ty sẽ đón nhận các yêu cầu mà khách hàng đối tác đặt ra đối với sản phẩm. Ở bước này, công ty ONE VALUE sẽ là nơi ghi nhận và trực tiếp xử lý đối với khách hàng.
- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: ONE VALUE sẽ là cơ sở đưa ra những nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng. Từ đó có thể cung cấp những phương án phù hợp với cả đôi bên. Quá trình này sẽ được diễn ra linh hoạt đối với tất cả doanh nghiệp. Kể cả với đơn hàng số lượng ít và đối tác ở xa.
- Báo giá: Sau khi đã tìm được tiếng nói chung về mặt nhu cầu, công ty sẽ tiến hành báo giá minh bạch, rõ ràng với từng hạng mục khác nhau.
- Thử nghiệm sản xuất: Sau khi đã thỏa thuận xong về giá cả, công ty sẽ thông báo cho phía nhà máy để sản xuất thử nghiệm số lương ít dựa nhu cầu đã ký kết của khách hàng.
- Trình bày báo cáo phân tích: Phía công ty sẽ có trách nhiệm tiến hành báo cáo sau bước sản xuất thử nghiệm để nắm được tỷ lệ, thành phần, nguyên liệu đầu vào và chất lượng của sản phẩm đầu ra.
- Trình bày giấy tờ đăng ký: Giấy tờ đăng ký sản phẩm sẽ được cung cấp khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận qua sản phẩm thử nghiệm.
- Đặt hàng và chính thức sản xuất: Để có thể tiến hành sản xuất, hai bên sẽ cần tuân theo thủ tục đặt hàng. Sau đó, công ty sẽ chính thức đi vào sản xuất theo yêu cầu của khách hàng về số lượng và giá thành.
- Tiến hành giao hàng: Khi đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra về chất lượng sản phẩm đầu ra, công ty sẽ tiến hành giao hàng theo hình thức đã thỏa thuận trước đó. Thường thì chỉ mất 2 tháng sau thử nghiệm là hàng có thể được tiến hành giao đi.
Cách liên hệ và đặt hàng dành cho khách hàng, đối tác
Quý khách hàng có nhu cầu, mong muốn đặt sản xuất ODM/OEM thực phẩm chức năng, dược phẩm MADE IN JAPAN có thể liên hệ trực tiếp theo hướng dẫn sau:
Văn phòng Việt Nam
- Địa chỉ: Công ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
- Tầng 22, toà nhà Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
- Mobile/ Zalo: (+ 84)0247 306 0779 (Mr Huân/Mr Đại)
- Email: trading@onevalue.jp
- Website: https://onevalue.jp/
Văn phòng tại Nhật Bản
- Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà Towa Imasu, Kamedo 2-44-5, Koto, Tokyo, Nhật Bản
- Mobile/zalo: + 81 80 6118 9288
- Email: trading@onevalue.jp / Ms Loan: loan.pham@onevalue.jp
Bài viết này đã cung cấp cái nhìn đầy đủ về đơn vị đối tác của chúng tôi và những khách hàng và khả năng đối ứng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn trở thành đối tác của chúng tôi, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ theo phương thức ở trên. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng trả lời và tư vấn một cách nhanh nhất.
Ý kiến