Các thông tin do Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho thấy, Nhật Bản sẽ là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông thủy sản – thực phẩm nước ngoài. Năm 2022 này chính là thời điểm phù hợp để Việt Nam thúc đẩy hơn nữa các chính sách liên quan đến việc xuất khẩu Nhật Bản và khắc phục các khó khăn về kinh tế. Xuất khẩu Nhật Bản 2022 của Việt Nam đã và đang được triển khai ra sao với kết quả như thế nào?
Mục lục
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm
Trải qua hai năm đại dịch cùng với nhiều vấn đề chính trị nóng hổi của toàn thế giới, tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, theo thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, xứ sở Phù Tang vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng với thị trường xuất khẩu của nước ta nhờ duy trì được mức độ tăng trưởng rất đáng khích lệ.
Tổng kim ngạch thương mại Việt – Nhật năm 2021
Theo đó, trong năm 2021 vừa qua, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt mức 42,7 tỷ USD, tương đương với tăng 7,8% so với năm 2020. Trong đó, riêng việc xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt đến 20,1 tỷ USD, tăng 4,4% và nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy khó khăn, thậm chí tăng trưởng ở mức âm.
Kim ngạch xuất khẩu Việt – Nhật 8 tháng đầu năm 2022
Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đã thể hiện nhiều số liệu về kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD, với hơn 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%).
Chỉ riêng trong tháng 8/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta đã ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%.
Xuất khẩu Nhật Bản 2022 – Cơ hội rộng mở cho Việt Nam
1. Cơ hội nào cho việc xuất khẩu Nhật Bản 2022 của Việt Nam?
Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022 với sự tham gia của 15 thành viên, gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng mở và lớn nhất trên thế giới. Các nước thành viên đặt kỳ vọng to lớn với sự phát triển của các nước tham gia hiệp định nhờ có tổng GDP khoảng 30% GDP toàn cầu và một thị trường với 1/3 dân số thế giới.
Các quy định trong Hiệp định thương mại này được kỳ vọng sẽ tạo ra các quy tắc về xuất xứ và tạo thuận lợi thương mại cho các nước tham gia hiệp định này. Việc cùng nhau hợp tác trong việc sản xuất, cung ứng và thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài. Trong đó, Nhật Bản được định hướng là thị trường trọng điểm giúp tạo ra những lợi ích thương mại đáng kể cho Việt Nam nhờ mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên trong nhiều phương diện.
Những điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại Việt – Nhật
Có nhiều lý do để các chuyên gia tin tưởng vào kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản:
- Nhật Bản và Việt Nam từ lâu đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược ở nhiều phương diện khác nhau, trong đó kinh tế và xuất nhập khẩu luôn được chú trọng.
- Nhật Bản là thị trường gẫn gũi và có mối quan hệ thân thiện với Việt Nam cả về địa lý và văn hóa do cùng nằm trong khu vực châu Á.
- Nhật Bản là quốc gia và đối tác mà Việt Nam đã thực hiện ký kết rất nhiều các vấn đề trong Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhờ đó, đã xóa bỏ được các rào cản về thương mại, thuế quan,… đối với các loại hàng hóa xuất khẩu.
- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước mang tính chất bổ sung hàng hóa cho nhau một cách khá rõ rệt, thay vì mang tính chất cạnh tranh trực tiếp với nhau nhiều hơn.
- Việt Nam luôn xem Nhật Bản là đối tác đầu tư nước ngoài hàng đầu của quốc gia.
Với các nhân tố đầy quan trọng này, không có gì quá khó hiểu khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã, đang và sẽ ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhật Bản chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
2. Tăng cường xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nhật Bản
Những thành tựu của quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được chứng minh trên nhiều phương diện nhờ kết quả thực hiện giữa hai bên. Nhật Bản và Việt Nam vẫn tiếp tục đặt kỳ vọng trở thành những đối tác chiến lược trong hành trình phát triển kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu của hai quốc gia nói riêng.
Nhật Bản là quốc gia có nhu cầu rất cao trong việc nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm từ nông sản và thủy sản, đây cũng chính là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam – một quốc gia có tiềm năng phát triển nông, thủy sản đầy lớn mạnh. Các sản phẩm Việt Nam có thể xuất khẩu Nhật Bản 2022 có thể kể đến như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến cà phê.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cho biết, quốc gia này đang phải đối mặt với những khủng hoảng liên quan đến nhu cầu thủy hải sản. Lượng khai thác thủy sản của Nhật Bản đang có xu hướng giảm dần theo thời gian và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Vì vậy cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản càng lớn, bao gồm cả nhóm hàng thủy hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản và một số thị trường khó tính nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối của Hiệp định RCEP.
Tuy nhiên, để việc xuất khẩu Nhật Bản 2022 diễn ra một cách thuận lợi và lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa vào việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của chính phủ và người dân Nhật Bản. Đối với hàng thủy sản, phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đòi hỏi phải được sản xuất nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP. Đây là điều kiện cơ bản để thiết lập các mối quan hệ xuất nhập khẩu với Nhật Bản cũng như đảm bảo uy tín của thị trường hàng hóa Việt Nam với người dân Nhật Bản.
Bên cạnh yếu tố chất lượng, người Nhật cũng rất coi trọng hình thức của sản phẩm. Chính vì thế, các công ty doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú trọng hơn nữa các yếu tố về bao bì thiết kế để có thể đảm bảo thu hút và chinh phục được người Nhật Bản. Để xuất khẩu thành công ở một thị trường nước ngoài là một vấn đề nhiều khó khăn, nhưng để duy trì được việc xuất khẩu trong lâu dài càng khó khăn hơn khi doanh nghiệp cần phải nắm bắt chính xác nhu cầu và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người tiêu dùng.
Xuất khẩu Nhật Bản 2022 là một thị trường nhiều tiềm năng và là cơ hội hấp dẫn cho những doanh nghiệp đang muốn vươn ra trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đang tạo nhiều điều kiện để có thể kết nối các doanh nghiệp và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Tham khảo thêm:
Ý kiến