Kinh doanh tại Nhật bằng cách mua lại doanh nghiệp hoặc lập công ty mới là câu hỏi đang được rất nhiều người băn khoăn hiện nay. Hãy nghe chia sẻ sau đây của chị Phi Hoa, một người vợ, người mẹ của hai thiên thần nhỏ, một doanh nhân Việt thành đạt ở Nhật Bản, người truyền cảm hứng đến các bạn trẻ đang học tập hay khởi nghiệp tại sứ xở hoa anh đào.
Hôm nay Hoa sẽ chia sẻ một cách thật nhất về quan điểm của mình trong việc lựa chọn đầu tư mới hay mua lại doanh nghiệp ở Nhật. Dựa trên những kinh nghiệm tư vấn đầu tư của Hoa trong kinh doanh Việt – Nhật nhiều năm qua.
Sẽ tùy vào từng mục đích và khả năng tài chính của một công ty hay cá nhân mà từ đó sẽ có nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này Hoa sẽ liệt kê 1 số phương hướng cơ bản. Để các bạn có thể lựa chọn cách thực hiện phù hợp nhất với tình hình của mình.
Mục lục
Kinh doanh tại Nhật bằng việc lập công ty mới
Nếu như bạn lựa chọn hình thức kinh doanh bằng cách thành lập công ty mới thì bạn sẽ có một công ty của riêng mình. Sau đó bạn có thể dùng công ty này để tiến hành xin visa kinh doanh. Việc làm này diễn ra khá nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong khoảng nửa năm là hoàn thành.
Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức này bạn cần phải lưu ý một số điều:
Việc kinh doanh bằng cách lập công ty mới giúp bạn có thể ở lại Nhật theo kỳ hạn của visa. Nhưng thông thường chỉ được khoảng 1 năm. Vì công ty mới thành lập và kết quả kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng đến thời hạn visa của bạn.
Bạn cần có số vốn tối thiểu để kinh doanh công ty, sẽ rơi vào tầm 500 man tương đương với 5.000.000 yen. Ngoài ra bạn cũng phải mất thêm một số chi phí khác để thành lập công ty. Ví dụ như xin visa, tư vấn để lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên những chi phí này là không quá lớn.
Nếu như công ty của bạn trong một thời gian dài không có lợi nhuận. Có thể bạn sẽ không được gia hạn visa. Vì thế Hoa khuyên rằng nếu bạn nào thực sự muốn kinh doanh tại Nhật thì hãy làm visa này. Còn chỉ vì muốn ở lại Nhật thì không nên làm.
Mua lại công ty của người Nhật để kinh doanh tại Nhật
Còn một cách nữa mà bạn cũng có thể thực hiện. Đó là bạn mua lại một công ty của người Nhật và triển khai việc kinh doanh từ Việt Nam qua Nhật (cho doanh nghiệp Việt Nam). Hoặc những người Việt đang du học hay làm việc ở Nhật cũng có thể mua lại doanh nghiệp Nhật để dùng nó đổi visa cho mình và tiến hành kinh doanh.
Suy nghĩ của chị Phi Hoa về hình thức này
Công ty bạn mua lại là công ty của Nhật. Do đó sẽ có nhiều khả năng bạn có những người Nhật, giám đốc Nhật (cũ) làm nhân viên của bạn. So với công ty của người ngoại quốc đứng tên làm giám đốc thì công ty của Nhật có thời gian tồn tại lâu nên đây là một điểm cộng khi bạn xin visa hoặc làm việc với ngân hàng, đối tác kinh doanh.
Tuy nhiên khi bạn mua lại công ty của người Nhật thì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Đặc biệt là phí thuê các M&A Advisory chuyên nghiệp vì không phải ai cũng có thể làm được việc kinh doanh này. Ngoài ra bạn cũng cần phải có cố vấn để kiểm tra xem doanh nghiệp có ổn không, còn nợ vốn ngân hàng không, đã nộp thuế đầy đủ chưa.
Doanh nghiệp mà phá sản do không có người kế nghiệp rất nhiều, giá cũng rẻ dao động từ 500-1000 man tức 5.000.000 yên – 10.000.000 yên (1,030 tỷ đồng – 2,060 tỷ đồng). Tuy nhiên các chi phí bên ngoài mà bạn phải chi trả thì sẽ rất tốn kém.
Ngoài ra quá trình mua lại công ty sẽ phải đàm phán nhiều lần với bên bán. Vì thế thủ tục sẽ không nhanh như lập công ty mới, có thể phải mất đến cả năm. Tuy nhiên nếu bạn gặp được một chủ công ty có ấn tượng với bạn, muốn bán cho bạn vì thấy bạn có năng lực nâng đỡ công ty thì có thể bạn sẽ mua được với giá hời.
Trường hợp thực tế Hoa đã tư vấn:
Hoa đã từng làm việc một dự án kiểu như thế. Công ty sản xuất thực phẩm chức năng ở Kanagawa. Công ty này có máy móc và có diện tích khoảng 3000m2 nhưng giá bán thỏa thuận chỉ có hơn 600man tương đương với . Một phần vì người chủ cũ rất ấn tượng người hỏi mua. Họ bán cũng không phải vì tiền mà vì muốn công ty mình tồn tại vững bền sau khi họ mất đi.
Cũng công ty đó, dù có bên hỏi mua 1000man (tương đương với 1.000.000 yên tức 206 triệu đồng) nhưng họ không bán. Tìm được mấy công ty tốt như này quả thực rất khó khăn và hiếm. Vì vậy phí trả cho người thực hiện thỏa thuận thành công này không nhỏ nhưng khách vẫn rất hài lòng và nhà đầu tư thường tính cả phí này vào tổng chi phí cần đầu tư để mua lại doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Hoa dựa trên những kinh nghiệm khi tư vấn thực tế cho các khách hàng muốn đầu tư, khởi nghiệp kinh doanh tại Nhật. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm phương án phù hợp khi có ý định lập nghiệp ở Nhật.
Chia sẻ thêm về dịch vụ nhân lực công ty của Hoa
Gambadeki là trang web tuyển dụng dành riêng cho cộng đồng người Việt tại Nhật. Đây là một nền tảng cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp và người tìm việc gặp nhau.
Từ “GambaDeki” là viết tắt của từ tiếng Nhật “Gambareba Dekiru”, có nghĩa “nếu cố gắng bạn sẽ thành công”. Đây cũng là triết lí sống muốn truyền tải đến tất cả người Việt muốn làm việc tại Nhật. Trong tương lai, Gambadeki cũng hi vọng có thể mở rộng đến các đối tượng người nước ngoài khác tại Nhật.
Gambadeki là platform thuộc ONE-VALUE INC – Đơn vị tư vấn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam, cung cấp các giải pháp nhân sự cho doanh nghiệp Nhật. Vì thế, Gambadeki cũng có rất nhiều điểm khác biệt.
Tự tin trở thành một trong những nền tảng tìm việc dành cho người Việt vào công ty Nhật hữu ích nhất hiện nay. Ngôn ngữ là một lợi thế lớn. Hiện, trang web có 3 ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Anh. So với nhiều website tuyển dụng khác dành cho người nước ngoài (Global Leader, NINJA, Jobs In japan, GaijinPot jobs,…) chỉ có tiếng Nhật hoặc Anh là chủ yếu.
Sau khi đăng ký tài khoản, tạo CV và ứng tuyển. Ứng viên sẽ được trải qua sơ vấn tại ONE-VALUE INC. Vì vậy khả năng được công ty tiếp nhận càng cao. Ngoài hỗ trợ tìm kiếm việc làm thêm, Gambadeki còn hỗ trợ tim việc fulltime chất lượng cao và nhân sự hình thức Kỹ năng đặc định.
Ý kiến