Chuỗi series “Megabanks và những câu chuyện lịch sử” sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành và những câu chuyện thú vị của 3 định chế tài chính lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, chuỗi series sẽ không đề cập đến Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản (Japan Post Bank) vì sự đặc thù trong mô hình kinh doanh và các yếu tố liên quan đến chinh phủ, Bưu điện Nhật Bản.
Trong kì 1, Japanbiz sẽ giới thiệu về Mitsubishi UFJ Financial Group, tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, đứng thứ 6 thế giới về quy mô tổng tài sản.
Mục lục
Định nghĩa về MegaBank
Tại Nhật Bản, Megabank được định nghĩa là những ngân hàng khổng lồ, có tổng tài sản từ 1 nghìn tỷ đô la trở lên, những ngân hàng này thường hình thành từ việc sát nhập hàng loạt những ngân hàng lớn lại với nhau. Trong bối cảnh buộc phải tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, các megabank như Citigroup ở Hoa Kỳ, Deutsche Bank ở Đức và BNP Paribas ở Pháp lần lượt xuất hiện vào những năm 1990. Tại Nhật Bản, ba ngân hàng lớn là “Tập đoàn tài chính Mizuho”, “Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ” và “Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui” ra đời dựa trên sự hợp nhất của các ngân hàng lớn đang suy yếu sau giai đoạn đổ vỡ của bong bóng tài sản và khủng hoảng kinh tế.
Trong thời kỳ bong bóng kinh tế phình to vào nửa cuối những năm 1980 tại Nhật Bản, các ngân hàng mọc lên như nấm, với tổng cộng 23 ngân hàng lớn nhỏ trên toan quốc. Trong đó có 13 ngân hàng thành phố – ngân hàng có trụ sở và hoạt động mạnh tại các thành phố (Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuji, Daiichi Kogyo, Sanwa, Yamato, Tokai, Taiyo Kobe, Kyowa, Saitama, Tokyo, Hokkaido Takushoku), 3 ngân hàng tín dụng (Nippon Kogyo, Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản, Ngân hàng Trái phiếu Nhật Bản) và 7 ngân hàng ủy thác (Mitsui Trust, Mitsubishi Trust, Sumitomo Trust, Yasuda, Toyo, Chuo, Nippon). Tuy nhiên, sau khi nền kinh tế bong bóng bùng nổ, Ngân hàng Hokkaido Takushoku và Chứng khoán Yamaichi phá sản năm 1997, Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản và Ngân hàng Nippon phá sản năm 1998. Tình trạng sụp đổ hàng loạt theo hiệu ứng Domino bắt đầu được cảnh báo nếu không có sự can thiệp của kịp thời đã khiến Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ) phải đưa ra quyết định cải cách toàn diện và xúc tiến sáp nhập các ngân hàng lớn lại với nhau.
Nhờ các đợt sát nhập lớn này, hiện nay Nhật Bản có 3 megabank là Mizuho, Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsu.
Bài viết Kỳ 1 về các Megabank của Nhật Bản này, JapanBiz sẽ giới thiệu gã khổng lồ với tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, Tập đoàn Tài chinh Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group). Tập đoàn Tài chinh Mitsubishi UFJ (MUFG) được thành lập dựa trên sự hợp nhất của Tập đoàn Tài chinh Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings.
Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo(三菱東京フィナンシャル・グループ)
Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo(三菱東京フィナンシャル・グループ)là một tập đoàn có hạt nhân là Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi, ngân hàng được thành lập bởi sự hợp nhất của Ngân hàng Tokyo và Ngân hàng Mitsubishi vào năm 1996. Trước khi hợp nhất, Ngân hàng Mitsubishi mang hình ảnh là một cỗ máy khổng lồ với “phong cách quan liêu” với hiệu quả kinh doanh thấp, ngân hàng này luôn chú trọng đến việc tích trữ tài sản và luôn trong trạng thái đề phòng đến các biến động kinh tế. Tuy nhiên, nhờ vào sự thận trọng đó, Mitsubishi lại là ngân hàng có cấu trúc tài chính vững chắc và ổn định nhất trong hệ thống 13 ngân hàng thành phố kể cả trong cuộc khủng hoảng 1990.
Khác với sự thuận lợi trong việc sát nhập của Mitsubishi Tokyo, nhân tố còn lại là UFJ Holdings được hình thành qua rất nhiều khó khăn và tranh chấp giữa các tổ chức.
Ngân hàng UFJ (UFJ Holdings)
UFJ Holdings là tập đoàn sở hữu Ngân hàng UFJ vốn được chính phủ đính hướng thành lập dựa trên việc sát nhập Ngân hàng Tokai và Ngân hàng Asahi. Tuy nhiên, sau đó việc ngân hàng Sanwa xuất hiện trong đợt tái cấu trúc ngành ngân hàng này đã dẫn đến sự rút lui của Asahi. Vấn đề ở chỗ Sanwa với thế mạnh trong nghiệp vụ tài chinh quốc tế, ngoại hối và luôn được vận hành với triết lý “high risk – high return”, có tham vọng biến liên minh sau sát nhập trở thành một “trung tâm tiền tệ và tài chính của Nhật Bản và quốc tế”, trong khi Asahi (tiền thân của ngân hàng Saitama) và Tokai luôn hướng đến mô hình kinh doanh dựa trên tệp khách hàng bán lẻ, chủ yếu hướng đến khách hàng cá nhân trong nước. Cuối cùng, Asahi đã rút lui khỏi liên minh vì bất đồng với quan điểm định hướng của Sanwa, Ngân hàng Tín dụng Toyo (Toyo Trust Bank) đã tham gia vào kế hoạch hợp nhất này, thay thế cho Asahi, và cái tên “UFJ” đã ra đời dựa trên việc sát nhật Ngân hàng Tokai, Sanwa và Toyo Trust Bank.
Tuy nhiên, ngân hàng UFJ đã bộc phát vô số vấn đề lớn sau khi sát nhập. Chiến lược “high risk – high return” của Sanwa đã khiến ngân hàng này gánh chịu nhiều khoản nợ xấu rất lớn sau thời kì khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là khoản vay rủi ro lên đến trên 1 nghìn tỷ yên cho Daiei. Ngoài ra, UFJ còn gặp phải khó khăn nội bộ bởi sự lạnh nhạt và bất đồng liên tục giữa 2 phe Tokai – Sanwa. Điều này dẫn đến việc trong khi các ngân hàng lớn khác đang tích cực tăng vốn, cải thiện sức khỏe tài chính thí UFJ lại chìm sâu trong các cuộc nội chiến giữa các phe phái nội bộ.
Năm 2003, sóng gió trở nên dữ dội hơn tại ngân hàng UFJ khi cơ quan Thanh tra Bộ Tài Chính Nhật Bản đã phát hiện khoảng nợ xấu được che giấu tinh vi tại UFJ với giá trị lên đến 400 tỷ yên. Việc phe Tokai trong nội bộ UFJ đã tự giác tố cáo hành động sai trai của trong việc che giấu nợ xấu này (vốn chủ ý đến từ phe Sanwa) do Phó chủ tịch Okazaki, người có thế mạnh về quan hệ tại Bộ Tài Chính Nhật Bản lúc này.
UFJ đã phải bán công ty con là Ngân hàng Tín dụng UFJ (UFJ Trust Bank) cho Ngân hàng Tín dụng Sumitomo Mitsui để cải thiện cấu trúc tài chính yếu kém. Mặc dù vậy, trò chơi vương quyền tại UFJ vẫn chưa chấm dứt và ngân hàng này vẫn chưa tìm tìm được lối ra. Tuy nhiên, UFJ đã tìm được lối ra, và nó đã khiến lịch sử ngành ngân hàng của Nhật thay đổi toàn diện, “Sát nhập với Mitsubishi Tokyo”.
Sumitomo Mitsui (SMBC) đã đóng vai trò như người hùng cứu UFJ trong thời kì khó khăn, tuy nhiên hiện tại đang thất bại trong việc cạnh tranh với ưu thế tuyệt đối của Mitsubishi UFJ hiện tại.
Mitsubishi UFJ Financial Group – Định chế tài chính, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản ra đời
Kết quả của cuộc sát nhập lịch sử giữa ngân hàng Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings chinh là sự ra đời của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, thứ 6 thế giới về tổng tài sản, Ngân hàng Mitsubishi UFJ. Trong khi Mitsubishi Tokyo có thế mạnh của một ngân hàng đô thị khi bao phủ 3 khu vực đô thị lớn của Nhật Bản là vùng Kanto, Tokai và Kinki, với phong cách “ổn định và an toàn”, thì UFJ với sự dẫn đầu của một Sanwa “high risk – high return” và rất mạnh trong nghiệp vụ tài chinh quốc tế, ngoại hối. Sự kết hợp và dung hòa, phát huy thế mạnh sẵn có giữa 2 định chế tài chính khổng lồ này đã đạt được sự cân bằng tuyệt vời tại Mitsubishi UFJ. Hiện tại, Mitsubishi UFJ Financial Group có 5 trụ cột lớn bao gồm Mitsubishi UFJ Bank, Mitsubishi UFJ Trust and Banking, Mitsubishi UFJ Securities Holdings, Mitsubishi UFJ Lease và Mitsubishi UFJ NICOS đóng vài trò trung tâm trong việc đưa Mitsubishi UFJ Financial Group trở thanh tập đoàn tài tinh toàn diện số 1 Nhật Bản và đứng thứ 6 trên thế giới.
Ý kiến