Mục lục
- Vài nét về Tỷ phú Masayoshi Son
- Về Softbank
- Softbank – Qũy Vision Fund đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
- Thay vì đầu tư truyền thống, Vision hầu hết lựa chọn doanh nghiệp Unicorn
- Lý do nào khiến quỹ Vision của Softbank gây sốt như vậy ?
- Quy mô của quỹ Vision 2 chính thức ra mắt trong bối cảnh Uber và WeWork đầy bất ổn
- Uber và WeWork – những “cú đấm” trực diện vào quỹ Vision đầu tiên
- Quy mô của quỹ Vision 2
Vài nét về Tỷ phú Masayoshi Son
Masayoshi Son – “Bill Gates của Nhật Bản”
Son Masayoshi sinh ngày 11 tháng 8 năm 1957 là một tỷ phú công nghệ, nhà phát minh, lập trình viên, nhà kinh tế học, nhà đầu tư, doanh nhân người Nhật gốc Hàn. Ông được biết đến với vai trò là nhà sáng lập và Tổng Giám đốc điều hành của công ty Viễn thông đa quốc gia Nhật Bản SoftBank. Son Masayoshi hiện tại vừa giữ chức CEO của SoftBank Mobile, đồng thời cũng là Chủ tịch đương nhiệm của Sprint Corporation – một trong những nhà đầu tư quyền lực nhất trong giới công nghệ.
Vào năm 2013, Son Masayoshi được Tạp chí danh giá Forbes bình chọn là người quyền lực thứ 45 thế giới. Năm 2018, với tài sản ước tính hơn 30 tỷ USD, Son Masayoshi đã vượt mặt ông chủ Uniqlo để trở thành người đàn ông giàu nhất đất nước mặt trời mọc. Người ta vẫn gọi ông là “Bill Gates của Nhật Bản”.
Masayoshi Son trở thành tỷ phú nhờ sự liều lĩnh
Sau vài năm thành lập, khi công việc kinh doanh ở SoftBank ổn định; Son Masayoshi bắt đầu lấn sân sang các dự án đa dạng lĩnh vực; từ thiết bị truyền dẫn điện thoại, xuất bản tạp chí, hội chợ triển lãm Comdex đến dịch vụ Internet băng thông rộng. Sau thất bại lớn trong thương vụ với Công ty Kingston Technologies vào cuối những năm 1990; Son Masayoshi lại đưa ra một quyết định mà hầu như không ai ủng hộ. Đó là việc mua lại 40% cổ phần của Yahoo vào thời điểm năm 1995, khi Yahoo chỉ vừa mới thành lập. Thế nhưng, khoản đầu tư này của ông sau đó đã đưa lại món lời gấp hàng chục lần. Thương vụ với Alibaba vào năm 2000 cũng là một phi vụ đặt cược “liều lĩnh” tương tự của ông chủ SoftBank.
Về Softbank
Softbank và tham vọng phát triển
Tập đoàn SoftBank (tiếng Anh: SoftBank Group Corp.) là một công ty viễn thông đa quốc gia và tập đoàn Internet của Nhật Bản, được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1981, có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản. SoftBank ban đầu được thành lập với duy nhất 2 nhân viên và văn phòng đầu tiên được đặt tại khu phố nhỏ hẹp ở tỉnh Fukuoka. Khi nghe đến tham vọng đưa SoftBank đứng số 1 tại Nhật về cung cấp phần mềm của Son Masayoshi, 2 nhân viên duy nhất của công ty lúc đó lập tức đã xin nghỉ việc vì tính bất khả thi của mục tiêu đó.
Sự phát triển không ngờ của Softbank
Hợp đồng từ công ty bán lẻ máy tính lớn nhất của Nhật Joshin Denki chính là một cơ hội lớn cho Son Masayoshi và Softbank lúc bầy giờ. Ông đã thuyết phục công ty này để SoftBank phân phối độc quyền phần mềm. Chỉ sau 1 năm đi vào hoạt động, doanh thu của SoftBank đã tăng từ 10 nghìn USD/ tháng lên 2,3 triệu USD/ tháng.
Theo dữ liệu của Nikkei, năm 2020 SoftBank có lợi nhuận cao thứ ba thế giới chỉ sau Apple và Saudi Aramco.
Softbank – Qũy Vision Fund đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Quỹ Vision Fund đầu tiên được thành lập vào tháng 10/2016, nhưng mất 7 tháng để hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên. Chính phủ Ả Rập Saudi (PIF) là nhà đầu tư lớn nhất, đóng góp 45 tỷ USD, theo sau là 28 tỷ USD của SoftBank và 15 tỷ USD của Mubadala. Qualcomm Inc, và Sharp Corp. cũng rót vốn cho quỹ này.
Thay vì đầu tư truyền thống, Vision hầu hết lựa chọn doanh nghiệp Unicorn
Qũy đã tập trung đầu tư vào những doanh nghiệp trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) đang ở trong nhóm Unicorn (những doanh nghiệp chưa niêm yết, có giá trị trên 1 tỷ USD). Tính đến nay quỹ đã đầu tư vào 82 công ty thuộc nhóm Unicorn, trong đó có những công ty nổi tiếng như Bytedance của Trung Quốc (đang cung cấp dịch vụ video ngắn Tik Tok), ứng dụng gọi xe Didi (đang chiếm 90% thị trường gọi xe của Trung Quốc), công ty Wework của Mỹ đang cung cấp dịch vụ Co-working.
Lý do nào khiến quỹ Vision của Softbank gây sốt như vậy ?
Một thực tế là hiện nay ở Nhật chưa có quỹ đầu tư nào đang đầu tư vào các công ty Unicorn như quỹ Vision. Họ khá ưa chuộng những hình thức đầu tư truyền thống, chắc chắn về lợi nhuận. Thực sự không có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt là đầu tư vào doanh nghiệp Unicorn.
Một phần lý do cũng là quỹ Vision đầu tiên được góp vốn bởi quỹ đầu tư của Chính phủ Ả Rập Saudi (PIF), do đó quỹ này sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chỉ tập trung vào các doanh nghiệp Unicorn. Quỹ đầu tư Vision đầu tiên có tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) tính theo năm lên đến 45%. Tỷ lệ này của các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) trên toàn thế giới trung bình là 13%.
Quy mô của quỹ Vision 2 chính thức ra mắt trong bối cảnh Uber và WeWork đầy bất ổn
Uber và WeWork – những “cú đấm” trực diện vào quỹ Vision đầu tiên
Các nhà đầu tư đang lo lắng cho số phận của quỹ Vision thứ 2 trong bối cảnh một số thất bại đáng kể mà quỹ đầu tiên gặp phải. Quỹ khổng lồ của SoftBank đã mất khoảng 600 triệu USD cho khoản đầu tư vào Uber sau thương vụ IPO đáng thất vọng và sự sụt giảm giá cổ phiếu của startup ứng dụng gọi xe công nghệ này.
Trong khi đó, tình hình với WeWork cũng không sáng sủa hơn là bao. SoftBank đã đầu tư tổng cộng 10,65 tỷ USD vào startup chia sẻ không gian làm việc, thế nhưng hiện WeWork đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư cho đợt IPO của mình.
Quy mô của quỹ Vision 2
Vào ngày 7/8/2019, Softbank Group đã có buổi họp báo giới thiệu chính thức về quỹ Vision 2. Giống như quỹ Vision 1, quỹ Vision 2 này cũng tập trung đầu tư vào các công ty Unicorn trong lĩnh vực AI. Chỉ tính những dự án đã cơ bản được thông qua để đầu tư, con số đã lên đến 108 tỷ USD (11,7 nghìn tỷ Yên). Những công ty cùng góp vốn cho quỹ phải kể đến Apple, Microsoft, Foxconn và các tập đoàn tài chính lớn của Nhật. Bản thân Softbank Group cũng góp 38 tỷ USD (4 nghìn tỷ Yên) cho quỹ này.
Ngoài ra, quỹ còn đang tiếp tục kêu gọi thêm vốn từ những nhà đầu tư đã góp vốn cho quỹ Vision 1 như chính phủ Ả Rập Saudi. Tổng số tiền góp vốn của cả 2 quỹ Vision dự kiến khoảng 22 nghìn tỷ Yên. Con số này bằng tổng số tiền mà các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đầu tư vào các công ty mới thành lập ở thung lũng Silicon tính từ năm 1995 đến nay.
Tham khảo:
Ý kiến