Kinh tế Nhật trải qua những gì trong triều đại Heisei (1989-2019) – một trong những triều đại gắn liền với những khoảnh khắc thăng trầm nhất của nước Nhật.
Triều đại này đã đi qua thời kỳ đỉnh cao của nền kinh tế Nhật vào những năm 1989-1991. Nhưng cũng đã từng chứng khiến một giai đoạn đầy “mất mát”, trì trệ của đất nước này trong suốt gần 20 năm sau đó.
Mục lục
Đôi nét về triều đại HEISEI
Heisei (hay còn gọi là Bình Thành) là một niên hiệu ở Nhật Bản đánh dấu thời gian trị vì của Akihito – vị thiên hoàng thứ 125 của nước Nhật. Thời kỳ này chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 1 năm 1989. Khi Thiên hoàng Akihito đăng cơ. Sau khi Thiên hoàng Chiêu Hòa (Hirohito) băng hà 1 ngày trước đó.
Triều đại Heisei đã kéo dài trong suốt 30 năm từ 1989. Cho đến 2019 khi Thiên hoàng Chiêu Hòa nhường ngôi và trở thành Thượng hoàng. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2019. Triều đại Hesei đã chứng kiến nhiều thời khắc thăng trầm của nước Nhật. Có cả thăng hoa, có cả mất mát. Trong đó nổi bật là hai giai đoạn:
Thời kỳ kinh tế tăng trưởng thần tốc mà đỉnh điểm là khoảng thời gian xảy ra bong bóng kinh tế 1989 – 1991.
Thời kỳ “mất mát”, trì trệ của kinh tế Nhật trong khoảng 20 năm sau đó. Đây cũng là thời kỳ chứng kiến khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Và cả cuộc động đất Đông Bắc Nhật Bản lớn nhất lịch sử cùng sóng thần cao tới hơn 10m – với con số thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nước Nhật và thế giới: hơn 18,000 người chết và mất tích.
Thời kỳ phồn vinh của nền kinh tế Nhật
Sự trỗi dậy thần kỳ của kinh tế Nhật và tiếng vang của hàng “Made in Japan”
Vào những năm 1980, khi mà kinh tế Nhật vẫn tiếp tục tăng trưởng cao tiếp nối những năm 1960, phải nói Nhật như một một quốc gia Châu Á trỗi dậy thần kỳ – không có đối thủ. Hàng hoá Nhật được nhập khẩu ồ ạt. Đặc biệt là đồ điện tử, sản phẩm công nghệ cao, ô tô, chất bán dẫn. Tràn vào áp đảo thị trường Mỹ và thế giới.
Hàng hoá Nhật nổi tiếng là “xịn và bền”, với kỹ thuật cao và độ bền vượt trội, tạo được tiếng vang cho những sản phẩm mang thương hiệu Made in Japan trên toàn thế giới. Những năm 90 của thế kỷ trước, cái tivi Sony, chiếc xe máy Honda hay chỉ là 1 chiếc xe đạp mini Nhật cũng đã được người Việt Nam coi là một tài sản cực kỳ giá trị.
Thời kỳ bong bóng kinh tế Nhật – Dòng tiền thế giới ồ ạt đổ về đầu tư tại Nhật
Đặc biệt vào thời kỳ kinh tế Nhật bong bóng (1986 – 1991). Thị trường bất động sản và chứng khoán Nhật tăng nóng chưa từng có. Vào đúng năm Heisei đầu tiên – 1989, giá cổ phiếu trung bình đạt ngưỡng cao kỷ lục 38,915 yên.
Cho đến nay vẫn chưa có thời kỳ nào vượt được ngưỡng này. Cũng trong năm này, giá 1 tsubo (3.3m2) đất ở Ginza vượt ngưỡng 1 oku yên (hơn 20 tỉ VND). Đây là một con số mà đến nay vẫn chưa thể lấy lại được.
Các công ty Nhật Bản hồi đó xếp thứ hạng cao trên thế giới về giá trị thị trường. Có thể nói, thời kỳ đó dòng tiền của thế giới hầu hết đổ dồn về đầu tư tại Châu Á. Trong đó, phần lớn tập trung rót vào các công ty Nhật như: NTT, Toyota, Hitachi, Toshiba. Cũng như các ngân hàng Nhật như Mitsubishi, Sumitomo …
Hồi đó, túi tiền người Nhật rủng rỉnh. Người Nhật giàu lên tương đối so với Mỹ và các nước khác. Họ đi du lịch tiêu tiền không tiếc tay. Khi ấy, người Châu Âu cứ thấy người Châu Á tóc đen mua hàng hiệu là biết ngay, đó chỉ có thể là người Nhật.
20 năm trì trệ sau giai đoạn đỉnh cao của kinh tế Nhật thời HENSEI
Sự trì trệ sau những năm tăng trưởng vượt bậc
Triều đại Heisei ngay sau đó cũng đã chứng kiến bong bóng kinh tế nổ vào năm 1991. Thời điểm này, trên thế giới cũng đã diễn ra những biến động mạnh như sự kiện Liên xô sụp đổ hay chiến tranh lạnh kết thúc.
Sau khi nổ bong bóng, Kinh tế Nhật bước vào thời kỳ trì trệ trong khoảng 20 năm. Thời gian này, kinh tế hầu như không tăng trưởng. Thậm chí còn giảm phát nghiêm trọng. GDP của Nhật lúc này chỉ tăng trưởng dưới 1%. Các nhà kinh tế gọi khoảng thời gian này là “20 năm mất mát”.
Nhật lui về vị trí thứ 3 cường quốc thế giới
Ở thời kỳ này, dù kinh tế Nhật hướng nội nhưng nhu cầu trong nước lại không tăng. Nguyên nhân là do người dân tiết kiệm không tiêu dùng. Trong khi đó, đồng yên cũng tăng giá quá độ. Điều này khiến hàng Nhật trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới, một phần vì giá tương đối cao mà lại thiếu sự đột phá về công nghệ.
Trong những năm Hensei đầu tiên, khoảng cách giữa nền kinh tế đứng thứ hai Thế giới là Nhật Bản và nền kinh tế đứng thứ nhất là Mỹ là không đáng kể. Nhưng 20 năm trì trệ này đã khiến cho sự cách biệt giữa hai cường quốc này ngày càng tăng.
Có lúc, quy mô GDP Mỹ dần gấp đôi quy mô GDP Nhật; dù Nhật đứng thứ hai thế giới. Cuối cùng, sau 42 năm đứng ở vị trí thứ hai, kinh tế Nhật đã phải nhường lại vị trí này cho Trung Quốc vào năm 2010. Đồng nghĩa, chấp nhận trở thành cường quốc thứ 3 trên thế giới.
Cảm nghĩ về thời đại HEISEI đã qua
Khi tinh thần “Hungry Spirit” được thay thế bằng tinh thần Yutori
Niên hiệu Heisei (Bình Thành) gợi cho ta cảm giác về sự bình an, yên ổn. Nhưng đối với những ai kỳ vọng vào kinh tế Nhật Bản; thì có lẽ phải gọi là “bình bình bậc trung”. Thế hệ thanh niên sinh thời Heisei giờ lớn nhất đã 30 tuổi. Hiện nay, họ đang là lực lượng lao động trẻ cho Nhật Bản.
Nhưng họ lại sinh ra trong thời kỳ mà nước Nhật đã hết đói nghèo. Và người Nhật đã không còn có “Hungry spirit” nữa. Lúc này tinh thần Yutori – thời kỳ thong thả, ít đấu tranh, đa dạng hoá nhân sinh quan và phong cách sống đang được nâng cao hơn.
Thanh niên trẻ của Nhật trong thời kỳ này, theo mình, đang mắc phải những căn bệnh như “tiểu đường”. Bởi do có cuộc sống quá đầy đủ và lười vận động. Vốn dĩ họ là thế hệ hưởng thành quả cố gắng của cha ông đi trước – lớp người đã hi sinh cho sự tăng trưởng thần tốc từ những năm 1950.
Tuy nhiên giờ đây, xung quanh họ mọi cơ sở vật chất đã sẵn có, hoàn thiện và không còn cảm giác thiếu thốn trong cuộc sống như trước! Vì thế, động lực cố gắng của lớp thanh niên trẻ cũng trở nên phai nhạt dần. Điều này đã dẫn đến việc nhiều bạn trẻ đang trở nên sống thiếu mục đích hơn.
Dù rằng cũng có nhiều thanh niên trẻ tiếp nối được truyền thống cần cù chăm chỉ của thế hệ cha ông. Nhưng nhìn chung ,mình thấy họ cần mạnh mẽ hơn, khao khát hơn và tìm được mục tiêu sống vực dậy nước Nhật! Hơn là chủ nghĩa thong thả và hưởng thụ!
Những khởi sắc tích cực nhờ hiệu ứng Abenomics
Cuối thời Heisei, bắt đầu từ năm 2012, nền kinh tế Nhật đã có những chuyển biến khởi sắc. Một trong những kết quả được tạo ra từ hiệu ứng Abenomics của chính quyền Abe khi họ tiếp quản chính phủ sau những bất ổn về chính trị (7 năm liên tục cứ mỗi năm 1 thủ tướng).
Kinh tế Nhật những năm cuối Heisei bắt đầu có những chuyển biến mới tích cực. Ví dụ như GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại và tiền lương của người lao động cũng nhúc nhích tăng.
Nước Nhật hiện đang hoạch định phát triển kinh tế với việc tập trung vào các ngành sản xuất công nghệ cao AI, IoT, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, các ngành công nghiệp mới.
Ngoài ra, Nhật cũng đang tăng cường dân số đi làm bằng việc tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc đồng thời tiếp nhận tích cực lao động từ nước ngoài. Tại Tokyo, vai trò của người nước ngoài đã dần len lỏi vào từng hoạt động kinh tế. Và sẽ là một xu hướng tất yếu trong tương lai.
Hiện tại, thời đại Hensei đã qua. Triều đại Reiwa vừa mới bắt đầu được hơn 1 năm đã gặp phải không ít trở ngại. Nhưng hy vọng rằng, những khó khăn này sẽ khiến những người trẻ lấy lại được sức mạnh tiềm ẩn vốn có để vượt qua, đưa kinh tế Nhật lên 1 tầm cao mới.
Ý kiến