Những năm trở lại đây, có rất nhiều bạn trẻ tài năng Startup khởi nghiệp. Có không ít câu chuyện Startup đậm mùi “drama” khiến dân tình ngỡ ngàng. Phải nói, để 1 Startup có thể thành công, chỉ ý tưởng thôi là chưa đủ. Có rất nhiều ý tưởng “chất” nhưng lại thất bại khi triển khai vào thực tiễn.
Định giá startup bong bóng – Lỗ nặng vẫn được định giá lên đến 100 tỷ VND
Một công ty còn đang lỗ nặng sau 3 năm khởi nghiệp. Tại thời điểm 2019 sau 3 năm tài chính, được mua lại 51% cổ phần với giá 2.3 oku yen ( Gần 2.3 triệu USD, khoảng 50 tỷ VND), tương đương định giá công ty tầm 100 tỷ VND. Rồi chỉ sau 1 năm công ty phá sản và định giá còn lại con số gần 0. Tất nhiên nhà đầu tư lỗ nặng; còn anh Founder đã đút trọn khoản tiền 50 tỷ VND bán cổ phần vào túi và đi làm ở một chân trời mới.
Đó chính là trường hợp của JapanWork – một trong những Startup về nhân sự lao động nước ngoài ở Nhật. Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già. Lượng người dân trong độ tuổi lao động giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, lao động nước ngoài đang được bù vào lượng lao động thiếu hụt. Các Startup liên quan tới nhân sự được định giá khá là “bong bóng”.
Người sáng lập JapanWork là 1 bạn trẻ tên Suzuki dưới 30 tuổi. Năm 2016, sau khi du học từ Mỹ trở về Nhật, ngay lập tức mở công ty này. Tới 2019, mặc dù đã hoạt động được 3 năm; nhưng đội ngũ công ty vẫn chưa có hệ thống, doanh thu không ổn định. Doanh thu lúc cao nhất được 2300 man ( tầm 5 tỷ VND) và lúc được mua vẫn đang lỗ gần 2000 man ( 4 tỷ VND). Với tầm nhìn chiến lược tốt, bạn ấy đã định giá công ty lên tới 100 tỷ VND nhưng công ty mới chỉ dừng lại ở tầm nhìn và mơ ước thôi. Còn giá 100 tỷ có xứng đáng hay không; thì một năm sau có câu trả lời.
Cú thoát thân ngoạn mục của Founder JapanWork
EN-JAPAN công ty Nhật đã mua Vietnamwork – nền tảng lớn nhất Việt Nam trong ngành tuyển dụng chính là công ty đã mua lại JapanWork vào tháng 7/2019.
Tháng 9/2020, khi dịch bệnh Corona khiến cho người nước ngoài mất việc ở Nhật nhiều và người nước ngoài không nhập cảnh vào Nhật nữa thì công ty quyết định đóng cửa dịch vụ. EN – JAPAN đã bán lại 51% cổ phần (lúc mua là 50 tỷ VND) với giá 10 yen (2000 VND) cho chính nhà sáng lập, để anh này dọn dẹp và giải tán công ty. Anh founder cũng đã bỏ nghề; dùng khoản tiền kiếm được (50 tỷ VND) đi làm nhà đầu tư, không còn làm gì liên quan đến nhân sự nữa.
Đây được cho là cú thoát thân ngoạn mục và cực kì may mắn vì nếu chỉ bán công ty chậm 1 năm; thì 50 tỷ VND đã sớm bốc hơi rồi.
Tổng kết
Nếu bạn gia nhập vào một thị trường bong bóng thì lúc bong bóng chưa nổ khả năng “chém gió” của bạn quyết định tất cả. Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thuyết phục của chính nhà sáng lập.
Doanh nghiệp Nhật Bản có vẻ bắt đầu đẩy mạnh chiến lược M&A chứ không tự xây mới. Rất có thể, xây công ty để bán cũng sắp trở thành xu hướng.
Startup thường hùng hồn khẳng định giá trị doanh nghiệp mình. Nhưng định giá Startup đặc biệt là Startup công nghệ hay media có thể trở nên bong bóng. Muốn bán giá cao thì chém gió với nhà đầu tư nào không hiểu gì về ngành. Vì những người có chuyên môn lĩnh vực, họ không vung tiền theo định giá của Startup.
Các công ty ngành truyền thống không có giá cao ngất như các Startup công nghệ hay media. Nhưng nói chung cứ nhìn vào dòng tiền và người thật tiền thật mà định giá.
Tham khảo thêm:
Ý kiến