Các bạn quan tâm tới thị trường nông sản tại Nhật Bản , nhu cầu thị trường Nhật Bản cũng như cơ hội nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật Bản ra sao ?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung đó tại bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tình hình xuất khẩu nông sản Việt tại Nhật Bản
Giới thiệu chung về xuất khẩu nông sản Việt
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của nông sản Việt với 45.19% vào năm 2021. Tiếp đến là thị trường Mỹ (35.24%), châu Âu (15.9%), châu Đại Dương (2.17%), và châu Phi (1.49%).
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của xuất khẩu nông sản Việt, với giá trị xuất khẩu đạt 586 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2022. Các sản phẩm nông sản chủ lực bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ . Nhóm sản phẩm gỗ chiếm 44.8% tổng giá trị xuất khẩu. Các nhóm mặt hàng còn lại cũng có mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%; hàng rau quả tăng 20%.
Về các loại rau quả, hiện nay Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chuối, xoài, thanh long và vải sang Nhật Bản. Ngày càng có nhiều sản phẩm Việt đã bắt đầu được bày bán tại các chuỗi cửa hàng và siêu thị lớn tại Nhật Bản. Có thể kể đến như cà phê Việt Nam được bày bán tại chuỗi siêu thị OK. Năm 2020, những quả vải Việt Nam đầu tiên được bán ở AEON. Không những thế, mặt hàng chuối của Việt Nam cũng bắt đầu tìm được chỗ đứng tại thị trường Nhật, cạnh tranh với chuối nhập khẩu từ Ecuador, Philippines và Đài Loan.
Ảnh: Vải thiều Việt Nam được bày bán tại siêu thị Nhật Bản
Cơ hội nông sản Việt tại thị trường Nhật
Nhu cầu thị trường Nhật Bản lớn
Từ lâu, Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tình hình thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp do dân số già và thế hệ lao động trẻ không gắn bó với nghề nông, diện tích đất nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 12.13%) cũng như thiên tai thường xuyên làm ảnh hưởng đến năng xuất và giá thành sản phẩm nông nghiệp nội địa. Nhu cầu về các loại hoa quả tươi cũng như các sản phẩm nông sản khác tại Nhật rất lớn, tuy nhiên sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Do đó, Nhật Bản phải phụ thuộc vào những nguồn nông sản nhập khẩu, và là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.
Số lượng người Việt tại Nhật
Trong những năm gần đây, số lượng người Việt tại Nhật tăng lên, mở ra cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt. Theo thống kê của bộ Tư pháp Nhật Bản năm 2021, số người Việt đang sinh sống tại Nhật nhiều thứ hai (450,046 người), chỉ xếp sau Trung Quốc , và được dự đoán sẽ tăng nhanh chóng trong khoảng 5 năm gần đây. Với mục tiêu người Việt dùng hàng Việt được tuyên truyền mạnh mẽ, ngành nông sản Việt hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường Nhật trong tương lai.
Các hiệp định đối tác
Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do cũng đem lại một số lợi thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Đầu tiên, đó là hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ tháng 12/2008. Thứ hai, đó là Hiệp định tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của tôm Việt Nam ở thị trường Nhật Bản. Hiệp định này quy định đa số mặt hàng thủy sản Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% như cà phê, tiêu, điều, một số loại hoa quả tươi và đã qua chế biến. Các mặt hàng như cà chua, khoai tây sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 6, năm thứ 11 sẽ bỏ thuế nhập khẩu dứa, hoa quả ôn đới vào năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Cùng với đó là những dự báo tích cực về tình hình ổn định kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 đã mở ra những hi vọng phát triển cho ngành xuất khẩu nông sản trong tương lai gần.
Thách thức
Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật là không hề dễ dàng. Vì các sản phẩm nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, các điều kiện để nhập khẩu trái cây của Nhật Bản cũng rất nghiêm ngặt.
Các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật phải đáp ứng được quy tắc 5S bao gồm sàng lọc (整理), sắp xếp (整頓), sạch sẽ (清掃), săn sóc (清潔), and sẵn sàng (躾). Ngoài ra, xuất khẩu sang Nhật còn liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và các quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Không những chất lượng sản phẩm, Nhật Bản có những quy định khắt khe về nội dung in trên bao bì đóng gói của nông sản như thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, thành phần có thể gây dị ứng, hạn sử dụng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các quy định xuất nhập khẩu, Nhật Bản sẽ là thị trường rất tiềm năng cho nông sản Việt. Việc được tiêu thụ tại thị trường khó tính như Nhật Bản sẽ làm tăng độ tin cậy và giá trị của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh ở thị trường nội địa và mở ra nhiều cơ hội tại những thị trường rộng lớn hơn như Mỹ hoặc EU.
Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ càng về mặt thủ tục, vạch ra những yêu cầu cần phải thực hiện từ thị trường mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Hiện tại, công ty ONE-VALUE có dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tư vấn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật, tìm kiếm đối tác Nhật để phát triển kinh doanh. Nếu bạn có nhu cầu hỏi đáp hoặc cần trợ giúp, xin liên hệ japanbiz@onevalue.jp để được tư vấn.
Ý kiến