142 công ty Nhật Bản tăng giá cổ phiếu gấp 10 lần trong ‘thập kỷ mất mát’ là con số đầy ấn tượng của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong thời kì kinh tế khó khăn, một số các công ty lớn và được giới trẻ ở Nhật yêu thích đã có sức bật rất tốt khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Hãy cùng JapanBiz tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Mục lục
Các chỉ số tăng trưởng tốt của chứng khoán Nhật Bản
Chỉ số trung bình của chứng khoán Nikkei đã ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại sau 34 năm, với giá cổ phiếu của 142 công ty đã tăng hơn 10 lần. Điều này một phần nhờ sự hỗ trợ gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Edinburgh, Scotland, nơi tập trung một số nhà đầu tư có ảnh hưởng, một quỹ đầu tư cổ phần Nhật Bản đã sống sót sau “ba thập kỷ mất mát” với lợi nhuận vượt trội. Đó chính là quỹ tương hỗ Shin Nippon, bắt đầu hoạt động vào năm 1985. Đây cũng là năm Hiệp định Plaza được ký kết, mà nhiều nhà quan sát cho rằng đã đưa Nhật Bản vào nền kinh tế bong bóng và những thập kỷ mất mát sau đó.
Shin Nippon: Chiến lược đầu tư dẫn đến hiệu suất vượt trội
Shin Nippon đã tăng giá trị tài sản ròng của mình lên khoảng 5 lần kể từ cuối năm 1989. Thay vì đầu tư vào những tên tuổi lớn, quỹ này đã phát triển danh mục đầu tư vào các công ty như M3, công ty vận hành các trang web thông tin y tế, và MonotaRO, một công ty cung ứng công nghiệp, ngay sau khi họ thực hiện IPO.
Praveen Kumar, giám đốc đầu tư tại Baillie Gifford, cho biết: “Chúng tôi bị thu hút bởi cơ hội tăng trưởng lớn; mô hình kinh doanh thực sự độc đáo và khác biệt; người sáng lập năng động, có tầm nhìn và đầy tham vọng; mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng và lợi nhuận cao”. Kumar và nhóm của anh ấy đến Nhật Bản hàng năm để tìm kiếm các công ty đang phát triển cao. Việc đưa các doanh nghiệp nhỏ vào danh sách ngay sau khi họ niêm yết đã dẫn đến hiệu suất vượt trội của quỹ.
Chiến lược này đã cho phép Shin Nippon phát triển thịnh vượng trong suốt nhiều thập kỷ khi chứng khoán Nhật Bản bị ám ảnh bởi nhận thức về một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài. Hóa ra thị trường Tokyo đã bị hoen ố bởi một số tên tuổi lớn trong các tập đoàn Nhật Bản, bao gồm cả các ngân hàng lớn của đất nước, một lĩnh vực có tỷ lệ giá trên sổ sách giảm xuống dưới 1,0 khi những người cho vay xử lý hàng núi nợ khó đòi và những mảnh vụn khác do vụ nổ bong bóng mạnh mẽ của Nhật Bản để lại.
Trong khi các ngân hàng và các công ty biểu tượng khác của Nhật Bản phải giải quyết “đống đổ nát”, các công ty khởi nghiệp lại đặt mục tiêu đạt được mức tăng trưởng cao bằng cách gạt bỏ những phướng thức công nghiệp cũ dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của những người sáng lập.
Những công ty thành công vượt qua khó khăn nhờ thích nghi nhanh chóng với cái mới
Zensho Holdings
Chuỗi nhà hàng Zensho Holdings được thành lập vào năm 1982 và niêm yết trên sàn chứng khoán Nhật Bản vào năm 1997. Các nhà hàng của nó bao gồm chuỗi quán ăn cơm thịt bò Nhật Bản – Sukiya, sushi băng chuyền Hama Sushi và chuỗi nhà hàng cà ri Nhật Bản – Coco’s hay chuỗi quán đồ ăn Ý – Jolly Pasta. Giá cổ phiếu năm 1997 của nó ở mức khoảng 27 yên (0,18 USD) theo giá trị thực tế đã tăng cao hơn 236 lần. Vào cuối năm 2023, vốn hóa thị trường của công ty đạt 1 nghìn tỷ yên. Đây được xem như là con số cao lần đầu tiên đối với ngành nhà hàng Nhật Bản.
Fast Retailing và Nitori
Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo, được niêm yết vào năm 1994, và nhà bán lẻ đồ nội thất Nitori Holdings (1989), nằm trong số những cái tên mới trong số các công ty đã tăng giá cổ phiếu của họ hơn 10 lần.
Lasertec
Khả năng cạnh tranh về chi phí và các mô hình kinh doanh toàn diện của nhiều công ty vẫn tỏ ra kiên cường ngay cả khi lạm phát đã được dự đoán từ lâu. Các công ty dẫn đầu thế giới với công nghệ vượt trội vẫn đang được thành lập ở Nhật Bản. Ví dụ, Lasertec có trụ sở tại Yokohama, ra mắt công chúng vào năm 1990, gần như độc quyền về hệ thống kiểm tra và đánh giá các tấm bán dẫn và đã liên tục tung ra các sản phẩm mới để theo kịp tiến bộ công nghệ của các nhà sản xuất chip.
Osamu Okabayashi, chủ tịch Lasertec cho biết: “Chúng tôi đã gieo hạt giống công nghệ trong khi luôn chú ý đến phản hồi của khách hàng”. Trong số những người đã trung thành ủng hộ các doanh nghiệp tăng trưởng cao trong suốt nhiều thập kỷ mất mát có các nhà đầu tư nước ngoài như Baillie Gifford. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 30% cổ phần của các công ty niêm yết Nhật Bản – nhiều hơn cả ngân hàng và cá nhân – theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Con số này đã tăng hơn 4 lần kể từ năm 1985, khi các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 7%.
Quá trình tăng trưởng của chứng khoán Nhật Bản ghi nhận điều gì?
Sự gia tăng này trùng với thời kỳ mà các nhà đầu tư dài hạn như các quỹ hưu trí của Mỹ và châu Âu đang tăng cường quản lý tài sản nước ngoài. Trong khi đó, Nhật Bản đã khởi xướng cải cách kế toán doanh nghiệp vào cuối những năm 1990 để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó, các nhà đầu tư toàn cầu có thể xem kết quả tài chính của các công ty Nhật Bản bằng cách sử dụng các thông số tương tự như các công ty phương Tây và đây là điểm thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi các tổ chức tài chính và tập đoàn Nhật Bản thoái vốn cổ phần chéo, các nhà đầu tư nước ngoài thường mua vào. Năm 1985, có ba loại cổ đông chính – các tập đoàn, ngân hàng và công ty bảo hiểm nắm giữ 66% tổng số cổ phần của Nhật Bản. Đây đều là những khoản lỗ ghi nhận sau khi bong bóng kinh tế Nhật Bản sụp đổ khiến chứng khoán lao dốc. Tỷ lệ cổ phiếu do ba công ty này nắm giữ đã giảm một nửa trong 30 năm qua.
Sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến các công ty Nhật Bản minh bạch hơn và giúp thúc đẩy ý tưởng về hiệu quả sử dụng vốn. Disco, một nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip, đã tăng cường tiết lộ để thu hút ý kiến bên ngoài. Kazuma Sekiya, Chủ tịch Disco cho biết: “Quan điểm khách quan của các nhà đầu tư nước ngoài có lợi cho việc quản lý”. Ghi nhận sự tăng trưởng của nó, các nhà đầu tư nước ngoài càng được khuyến khích đầu tư bởi tính minh bạch của Disco. Vốn hóa thị trường của nó hiện vượt quá 5 nghìn tỷ yên với khoảng 40% cổ phần thuộc sở hữu nước ngoài.
Các công ty liên kết với Toyota Motor hiện đang giải thể các cổ phần nắm giữ chéo trong tập đoàn. Sompo Holdings đang vướng vào bê bối đã thông báo rằng họ sẽ loại bỏ hoàn toàn số cổ phiếu trị giá 1,3 nghìn tỷ yên do các công ty dưới sự bảo trợ của họ nắm giữ. Người ta kỳ vọng rằng số tiền thu được từ việc bán bớt số cổ phiếu này sẽ được thanh toán dưới dạng hoàn trả cho các cổ đông hoặc được sử dụng để đầu tư.
Toby Rodes, người đồng sáng lập Kaname Capital có trụ sở tại Boston, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ. Ông cho rằng tấm gương của Toyota Motor có sức ảnh hưởng. Rodes bổ sung thêm ít cổ phiếu chéo hơn sẽ khiến ý kiến của các nhà đầu tư nói chung, bao gồm cả người nước ngoài, dễ tiếp cận hơn với ban quản lý, trong khi lợi nhuận của cổ đông từ việc mua lại dự kiến sẽ tăng lên.
Trên đây là một số thông tin về sự tăng trưởng của các công ty Nhật Bản mà cụ thể là các công ty đã lên sàn giao dịch chứng khoán. Sự có mặt của các công ty quốc tế góp phần đáng kể vào sự thay đổi nhịp độ phát triển của các công ty nội địa ở đất nước này.
Ý kiến