Những năm gần đây, số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật tăng cao. Theo số liệu của Cục xuất nhập cảnh, tính đến năm 2021, Việt Nam đã trở thành quốc gia có số lượng người tại Nhật đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc. Từ đây, nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Nhật cũng trở nên tăng cao, đặc biệt trong ngành nhà hàng. Trong những bài viết trước, Japanbiz đã giới thiệu tới những thủ tục về việc thành lập công ty và xin visa kinh doanh.
Tuy nhiên, với một start-up, vấn đề duy trì hoạt động kinh doanh và vay vốn cũng trở thành một việc khó khăn. Không phải lúc nào cũng có thể tự huy động vốn từ gia đình bạn bè, hay thế chấp ngân hàng,… Trong bài viết này, Japanbiz xin giới thiệu tới bạn đọc 1 chương trình vay vốn khởi nghiệp khá hữu ích tại Nhật của 日本政策金融公庫 (Japan Finance Corporation), dịch sang tiếng Việt gọi là Tập đoàn tài chính Nhật Bản.
Mục lục
Tập đoàn tài chính Nhật Bản (JFC) là gì?
Mọi người có thể thấy, Nhật Bản có rất nhiều chính sách trợ cấp hay hỗ trợ cho người dân. Ngoài những cơ quan chính phủ chuyên đảm nhận việc cho vay, hay các ngân hàng tư nhân, thì có nhiều công ty với mục đích hỗ trợ bổ sung cho các cơ quan/ tổ chức trên trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận vay vốn cho người dân tại Nhật. Và Tập đoàn tài chính Nhật bản (JFC) là một trong số đó.
JFC thành lập vào 1/10/2008, trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. JFC có sứ mệnh quan trọng trong việc gây quỹ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ, nông, lâm, ngư nghiệp,… dựa trên các chính sách quốc gia với mục đích “bổ sung nguồn tài chính cung cấp từ các tổ chức “. Một trong những “nguyên tắc cơ bản” của Japan Finance Corporation là “thực hiện chính xác tài chính chính sách”. Dựa trên triết lý này, Japan Finance Corporation đáp ứng nhu cầu của khách hàng với ý thức sứ mệnh “kết nối” “chính sách” với những người hoạt động kinh doanh như một tổ chức tài chính chính sách.
Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội chưa từng có do ảnh hưởng của đợt lây nhiễm COVID-19 kéo dài, nhiều doanh nghiệp vẫn lâm vào tình cảnh khó khăn.
Khoản vay liên quan đến Coronavirus là hoạt động lớn nhất trong lịch sử tài chính chính sách của Nhật Bản kể từ khi ban tư vấn được thành lập. Ngoài ra, để tăng cường nền tảng tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, JFC đang thúc đẩy hỗ trợ thông qua “Khoản vay phụ vốn đối ứng với Corona”.
Mặc dù còn khó khăn trong việc dự báo tương lai, nhưng để hỗ trợ thuận lợi cho việc cấp vốn cho các doanh nghiệp, JFC vẫn tiếp tục hợp tác với các tổ chức tài chính tư nhân, các phòng thương mại và hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung.
Các lĩnh vực của JFC
JFC có 3 bộ phận cho vay vốn chính đó là:
- 国民生活事業: Cho vay vốn sinh kế (dành cho người dân)
- 農林水産事業: Cho vay vốn liên quan đến ngành Nông- Lâm- Thủy sản
- 中小企業事業: Cho vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong đó, có 3 loại hình cho vay chính đó là:
- 融資業務: Đầu tư (cho vay vốn)
- 危機対応円滑化業務: Hỗ trợ ứng phó khủng hoảng
- 特定事業等促進円滑化業務 :Thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc ngành đặc biệt
Trong bài viết này, Japanbiz muốn giới thiệu chi tiết hơn về loại hình “Cho vay vốn khởi nghiệp” – 融資業務.
Chương trình vay vốn khởi nghiệp (融資業務)
Vì có nhiều chế độ cho vay vốn khởi nghiệp, nên Japanbiz sẽ tập trung giới thiệu về chế độ cho vay vốn lãi suất thấp và không cần thế chấp/ bảo đảm mà cả người nước ngoài cũng có thể đăng ký. Đó là 新創業融資制度
Link thông tin: 新創業融資制度|日本政策金融公庫 (jfc.go.jp)
Đối tượng
Bộ phận cho vay vốn sinh kế của JFC có thành lập quỹ cho vay vốn khởi nghiệp KHÔNG CẦN NGƯỜI BẢO LÃNH, KHÔNG CẦN THẾ CHẤP đối với người mới khởi nghiệp lĩnh vực mới hoặc doanh nghiệp chưa quyết toán thuế quá 2 kỳ tính từ lúc thành lập.
Tuy nhiên, chế độ này có giới hạn là chỉ dành cho những người đã lập một kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mới và được công nhận là có đủ năng lực để thực hiện kế hoạch đó. Phía JFC sẽ xác nhận các nội dung của kế hoạch kinh doanh bằng xem xét kỹ lưỡng bản kế hoạch thành lập của người vay vốn, và phỏng vấn cụ thể tới người vay vốn.
Hạn mức vay
Hạn mức tối đa có thể vay là 3000 man yên, trong đó nếu vay vốn lưu động thì hạn mức 1500 man yên.
Về vấn đề bảo lãnh/thế chấp
Về nguyên tắc, đây là chế độ cho vay không cần bảo đảm và không cần bảo lãnh, cá nhân người đại diện không bị ảnh hưởng trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu khách hàng doanh nghiệp muốn, người đại diện cũng có thể trở thành người bảo lãnh. Trong trường hợp đó, lãi suất sẽ giảm 0,1%. Bao gồm những người là nhà quản lý quan trọng và những người là đối tác kinh doanh.
Lãi suất
Phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện cụ thể mà mức lãi suất sẽ thay đổi. Tuy nhiên, mức thấp nhất là 0,25% cho đến mức cao nhất là khoảng 3,2%.
Vui lòng tham khảo tại link : 金利情報|国民生活事業(主要利率一覧表)|日本政策金融公庫 (jfc.go.jp)
Như vậy, có thể thấy JFC cũng là một trong những hình thức xin vay vốn có tiềm năng với cộng đồng khởi nghiệp tại Nhật. Tuy nhiên, hàng năm cũng có rất nhiều các start-up đăng ký muốn xin gói vay vốn lãi suất thấp không cần bảo lãnh của JFC (kể cả người Nhật), nên việc xin vay vốn cũng không hề đơn giản. Điều kiện xét duyệt cũng khá chặt chẽ, đặc biệt việc lập kế hoạch kinh doanh để thuyết phục được bên cho vay vốn cũng cần chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ càng.
Hiện nay, Japanbiz có dịch vụ hỗ trợ xin vay vốn JFC cho các start-up có nguyện vọng muốn vay vốn khởi nghiệp. Bạn quan tâm vui lòng gửi mail: visa@onevalue.jp
Ý kiến