Được thiên nhiên ưu ái với lãnh thổ trải dài từ Bắc xuống Nam, khí hậu và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản được phân hoá một cách đa dạng. Điều này một phần do điều kiện để nuôi trồng những loại nông sản khác nhau tại mỗi vùng miền. Nông sản địa phương đặc sắc và chất lượng cũng chính là một trong những yếu tố góp phần phục hồi kinh tế cho nhiều thị trấn tại Nhật, và là điểm thu hút khách du lịch đến với Nhật Bản. Hãy cùng Japanbiz điểm qua một số loại nông sản đặc trưng của từng miền trên khắp nước Nhật nhé.
Mục lục
Một số nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn Nhật Bản
Tỉnh Hokkaido – Dưa gang Yubari
Vùng đất Hokkaido nằm ở phía Bắc Nhật Bản là nơi nuôi trồng nhiều loại hoa quả có sản lượng đứng đầu cả nước như nho currant, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen. Nhưng trong đó, nổi tiếng nhất vẫn là dưa gang Yubari.
Dưa gang Yunari là một giống dưa lưới quý hiếm được liệt vào danh sách những giống thực vật cần được bảo tồn tại Nhật, dưa Yubari King được ví là giống dưa đắt hơn vàng, với giá bán có thể lên đến nửa tỷ/cặp.
Ruột dưa vàng cam, vị ngọt đậm chất chính là điều đặc biệt của giống dưa này. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, người dân vùng Yubari hạn chế trồng giàn trải mà tập trung vào việc chăm sóc từng quả một cách tốt nhất, điều này đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao.
Tỉnh Aomori – Táo
Aomori là vùng sản xuất và cung ứng hơn 50% táo cho thị trường ở Nhật Bản. Nằm ở cực bắc của đảo Honshu, thời tiết lạnh tạo điều kiện khó khăn trong việc trồng lúa ở tỉnh Aomori. Ngược lại, khí hậu mát mẻ của mùa hè lại khiến Aomori trở thành nơi lý tưởng để trồng táo.
Có hơn 2,000 loại táo được trồng ở Nhật, riêng tỉnh Aomori đã có hơn 50 giống táo. Giống táo nổi tiếng nhất ở Aomori là táo Fuji, được trồng ở thành phố Hirosaki. Táo Fuji có độ chua vừa phải với vị ngọt nhẹ và giòn, với nước ép táo tươi trọn dưỡng chất.
Tỉnh Yamagata: Higashine cherry
Cherry ở Nhật được xem như một loại trái cây cao cấp bởi quá trình nuôi trồng và chăm sóc vô cùng công phu và tỉ mỉ. Tỉnh Yamagata sản xuất hơn 70% sản lượng cherry ở Nhật Bản. Trong đó, thành phố Higashine được biết đến là nơi sản xuất cherry hàng đầu tại Nhật.
Sato Nishiki là giống cherry nổi tiếng nhất ở Nhật, với độ chua ngọt vừa phải. Danh tiếng Sato Nishiki vang xa khiến nhu cầu mua cherry Sato Nishiki về làm quà tặng của người Nhật ngày một nhiều hơn.
Tỉnh Tochigi – Dâu
Tochigi là vùng đất màu mỡ, nguồn nước sạch dồi dào từ Nikko và Nasu. Thời gian có nắng trong ngày nhiều với nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng dâu. Hơn một nửa thế kỉ cho đến nay, Tochigi là tỉnh cung ứng dâu lớn nhất trên toàn nước Nhật.
Tochigi cũng là tỉnh duy nhất có viện nghiên cứu dâu tây, nơi nghiên cứu và phát triển nhiều giống dâu tây mới. Các giống dâu nổi tiếng của tỉnh Tochigi gồm có Tochiotome, Skyberry, Tochihime, Milkyberry hay Tochi Aika.
Tỉnh Yamanashi – Nho, đào
Yamanashi là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác nhỏ nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, Yamanashi là vùng sản xuất và cung ứng nho, đào, mận lớn nhất cả nước, và được mệnh danh là xứ sở hoa quả của Nhật.
Yamanashi có khí hậu mát mẻ và nguồn nước tinh khiết được tạo ra bởi do băng tan từ núi Phú Sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng nho. Địa hình núi dốc giúp nước chảy xuống chân núi, cung cấp đủ nước tưới giúp nho Yamanashi luôn ngon ngọt và đầy đủ dưỡng chất.
Giống nho tỉnh Yamanashi thường có kích thướng lớn hơn các loại nho thông thường, vị ngọt và dễ bóc vỏ. Các giống nho nổi tiếng của tỉnh Yamanashi là nho Koshu và nho Kyoho đen. Ngoài ra, giống nho Shine Muscat cũng được ví như nữ hoàng của các loại trái cây.
Mùa thu hoạch đào diễn ra từ tháng 7 đến đầu tháng 9, đào của tỉnh Yamanashi nổi tiếng với độ ngon ngọt, quả to và mọng nước. Đào Yamanashi được xem như món quà cao cấp, tuy giá thành cao nhưng luôn được săn đón bởi người tiêu dùng Nhật Bản và quốc tế.
Tỉnh Wakayama – Hồng
Được thiên nhiên ban tặng, tỉnh Wakayama được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng hồng. Wakayama là tỉnh có sản lượng hồng không hạt bán ra cao nhất cả nước. Hồng là loại quả chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như tannin giúp làm giảm cholesterol hay vitamin A và C. Ngoài hồng tươi, những sản phẩm như mứt hồng, hồng sấy khô cũng là những món ăn nổi tiếng đến từ vùng Wakayama Nhật Bản.
Tỉnh Kumamoto – Dưa hấu
Tỉnh Kumamoto là nơi có lượng sản xuất cà chua và dưa hấu đứng đầu cả nước. Nằm ở phía bắc của vùng Kumamoto, Ueki-machi là thị trấn trồng dưa hấu lớn ở Nhật. Ueki no Suika, giống dưa của thị trấn này, đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên khắp Nhật Bản với nhiều giống dưa khác nhau. So với các loại dưa hấu khác, thịt của giống Higo Manyu giòn và ngọt hơn. Giống Hitori Jime lại có vỏ mỏng hơn, thịt ngon và mọng nước.
Các tỉnh khác
Trên đây là nông sản đặc trưng của các vùng tiêu biểu tại Nhật. Hãy cùng khám phá thêm nhiều loại nông sản tại 47 tỉnh tại Nhật Bản cùng ONE-VALUE nhé.
Tỉnh | Nông sản đặc trưng |
Hokkaido | Khoai tây, lúa mì, hành tây, củ cải, các sản phẩm từ sữa, rawan buki (thị trấn Ashoro), guarana |
Aomori | Táo, tỏi, hoa cúc ăn được, hoa hoya |
Iwate | Táo, nấm đông cô khô, khoai môn, rong biển wakame |
Miyagi | Nấm, rong biển wakame |
Akita | Tonburi, gạo, táo, hành tây shirakami |
Yamagata | Cherry đào, lê (La France), mầm tara, nameko, nho, hành lá Hirata |
Fukushima | Rau bina, đào, đậu xanh, dưa chuột |
Ibaraki | Khoai tây khô, củ hẹ, củ sen, hạt dẻ, dưa, khoai lang, ngưu bàng, gạ |
Tochigi | Dây bầu sấy khô (kanpyo), lúa mạch, dâu tây, cải xoong, udo, tỏi |
Gunma | Konjac, tỏi hoa, udo, dưa chuột, bắp cải (cao nguyên Tsumagoi), nấm đông cô, hành lá (hành lá Shimonita), cà rốt Kokubun |
Saitama | Kwai, cải bó xôi mù tạc Nhật Bản, hành lá, rau bina, củ cải, khoai lang Kawagoe, hành lá Koshigaya |
Chiba | Đậu phộng, củ cải, khoai môn, hành lá |
Tokyo | Cải bó xôi kiểu Nhật, mù tạt nước, mù tạt, lê Inagi, bắp cải, súp lơ trắng |
Kanagawa | Củ cải, bắp cải, rau bina, cam quýt, kiwi, rong biển hijiki, rong biển nori |
Niigata | Gạo, nấm maitake, nấm kèn vua, củ cải (Yukitaro), cà tím ngâm chua, hồng Okesa |
Toyama | Gạo Kurobe, satoimo, bí ngô Gokayama |
Ishikawa | Hồng sấy khô |
Fukui | Hành lá (hành lá), mận |
Yamanashi | Cải xoong, đào, mận, nho, bắp cải búp, đào anh đào, Koshu koume, ngô ngọt, cà tím, dưa chuột, cà chua, dưa chua, khoai tây Yawata |
Nagano | Nấm Enoki, cần tây, rau diếp, táo, hồng khô, thạch |
Gifu | Củ cải đỏ, mầm củ cải, hồng, hạt dẻ, konjac, cây dại ăn được, cà chua, cam quýt, dâu tây, gừng Nhật Bản |
Shizuoka | Bắp cải, mù tạt, chè, Mikkabi mikan, hành lá, hành tây, củ cải, rau bina, dâu tây đá, cá ngừ, cá ngừ, tôm sakura, cá hồng Okitsu, gehou (thành phố Numazu) |
Aichi | Hoa ăn được, bơ nhạt, tía tô, bắp cải, bông cải xanh |
Mie | Trà |
Shiga | Kanpyo Mizuguchi, củ cải, lúa mì, dưa Kusatsu, konjac đỏ |
Kyoto | Rau củ Kyoto |
Hyogo | Hành tây, rau diếp |
Nara | Hồng, mận |
Wakayama | Cam Shimotsu, cam Arida, Kishu Minamitakaume, hồng Kinokawa |
Tottori | Hồng Hanagosho, lê Nijisseiki, dưa hấu |
Shimane | Củ cải Tsuda, cà rốt Unshu, ngưu bàng Akika |
Okayama | Nấm, bầu sáp, củ cải Bizen, bí đao, nho (Muscat), quả hồng |
Hiroshima | Hành lá, cam Navel, cam Hassaku, quýt Satsuma, hồng |
Yamaguchi | Củ sen, hạt dẻ Atsushi |
Tokushima | Dưa trắng, súp lơ, củ cải, Naruto Kintoki, củ sen |
Kagawa | Olives, tỏi, rau diếp |
Ehime | Citrus unshiu, Iyokan, quả kiwi, khoai môn |
Kochi | Gừng, gừng vàng, hẹ tỏi, ớt, cà chua |
Fukuoka | Cà tím Hakata, quả kiwi, dâu tây |
Saga | Lúa mạch, lúa mì, hành tây, măng tây, củ sen, rong biển Saga |
Nagasaki | Sữa đậu nành (Thành phố Sasebo), mướp, cải thảo, cà tím, khoai tây |
Kumamoto | Cam mùa hè, mực, cà chua, cà tím đỏ Kumamoto |
Oita | Nấm đông cô khô, bí đỏ, mật ong Nhật Bản |
Miyazaki | Xoài, ớt, khoai môn, dưa chuột |
Kagoshima | Khoai lang, đậu bắp, đậu tằm |
Okinawa | Dứa, xoài, bầu sáp, mướp đắng |
Hệ thống Bảo hộ Chỉ dẫn Địa lý (GI)
Ở Nhật Bản, mỗi vùng được biết đến với những loại nông sản đặc trưng riêng. Khi gọi tên các loại nông sản, người ta thường đính kèm tên địạ danh nơi sản xuất sản phẩm đó. Ví dụ như “kyoyasai” tức rau củ đến từ Kyoto.
Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) là tên của sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản hoặc thực phẩm được sử dụng để xác định nguồn gốc của sản phẩm cùng đặc điểm, như chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Sản phẩm đã được chấp thuận đăng ký chỉ dẫn địa lý được gắn mác nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu GI) cùng với chỉ dẫn địa lý.
Hệ thống Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là hệ thống đăng ký và bảo vệ tên của các sản phẩm như là một tài sản trí tuệ. Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cam kết bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để sản phẩm nông sản được phát triển.
Không chỉ những sản phẩm trong nước, Nhật Bản còn cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản nước ngoài. Việt Nam hiện có vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận được Nhật Bản đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều này góp phần nâng cao giá trị nguồn góc sản phẩm cũng như tính cạnh tranh công bằng cho các loại nông sản.
Ý kiến