Năm ngoái, đã xảy ra một loạt vụ trộm nhắm vào chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo ở quận Fukuoka và Kumamoto, Nhật Bản. Các nghi phạm đều là công dân Việt Nam đến Nhật Bản theo diện visa ngắn hạn. Sản phẩm của Uniqlo chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy ở nước ngoài và hiện cũng đã có nhiều cửa hàng Uniqlo chính hãng ở Việt Nam. Tại sao vẫn xảy ra tình trạng người Việt trộm đồ ở các cửa hàng Uniqlo tại Nhật Bản?
Thông tin sơ lược về vụ việc trộm đồ ở Nhật Bản
Theo Cảnh sát tỉnh Fukuoka, một phụ nữ Việt Nam đã đến cửa hàng Uniqlo, phường Chuo, thành phố Fukuoka, vào tháng 9 năm ngoái với ý định ăn trộm hàng hoá. Tuy nhiên, ba ngày trước ở cùng một cửa hàng, một người khác đã hiện hành vi tương tự, nên cửa hàng đã nâng cao cảnh giác. Do đó, người phụ nữ thấy vậy, đã rời khỏi cửa hàng mà không lấy gì cả.
Tuy nhiên, cô đã bị nhân viên cửa hàng theo dõi và bắt giữ vì nghi ngờ. Lời khai của người phụ nữ và các thông tin khác cũng tiết lộ sự liên quan của các cộng sự của cô. Vào đầu tháng 2, bốn người đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30, trong đó có một phụ nữ, đã bị bắt vì nghi ngờ ăn trộm áo len và các vật dụng khác (trị giá khoảng 90.000 yên) từ cửa hàng.
Theo các nhà điều tra, 4 người này đến Nhật Bản vào cuối tháng 9 với lời hứa sẽ nhận được 20.000 yên tiền thưởng từ một người quen. Họ liên tục thực hiện hành vi trộm cắp tại ít nhất một số cửa hàng trong tỉnh, hàng hóa được cho vào 1 loại túi có thể chống chuông báo động, rồi mang ra khỏi cửa hàng, đồng thời nhờ một người quen đợi gần đó, cho toàn bộ hàng hóa vào vali. Anh ta khai rằng hàng ăn cắp sẽ được cất ở khách sạn, và cảnh sát nghi ngờ rằng có khả năng, sau đó toàn bộ hàng hoá sẽ được chuyển về nước và tiêu thụ.
Một sự việc tương tự cũng xảy ra ở tỉnh Kumamoto. Một cô gái người Việt Nam đến Nhật Bản vào tháng 8 năm ngoái đã bị bắt vì nghi ngờ trộm cắp tổng cộng hơn 700 mặt hàng quần áo của Uniqlo trong 3 ngày. Người phụ nữ khai với Cảnh sát tỉnh Kumamoto rằng cô đang cố gắng kiếm tiền bằng cách gửi đồ về Việt Nam để trả nợ.
Vấn đề an ninh ở cửa hàng và tâm lý hàng Nhật sản xuất tại Nhật
Nguyên nhân đằng sau của những sự việc này, là bởi Uniqlo từ lâu đã trở thành thương hiệu thời trang nổi tiếng và ưa chuộng của người dân Việt Nam (Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam). Theo ONE-VALUE (Tokyo), công ty tư vấn quản lý chuyên về thị trường Việt Nam cho biết, tính đến tháng 3 năm ngoái đã có 22 cửa hàng Uniqlo tại nước này và thị trường đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi cửa hàng đầu tiên mở vào năm 2019.
Sản phẩm của Uniqlo chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy ở Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh chứ không phải “Made in Japan”. Tuy nhiên, “nhiều người Việt Nam vẫn tin rằng hàng bán ở Nhật sẽ có giá trị và tốt hơn”, đại diện công ty ONE-VALUE cho biết. Và hiện nay, không khó để tìm thấy các sản phẩm được cho là hàng ăn cắp, có gắn thẻ tiếng Nhật, được bày bán trên các trang mạng xã hội (SNS) Việt Nam.
Yoko Sakoda, nhà báo đến từ tỉnh Nagasaki, sống tại Việt Nam cho biết: “Các cửa hàng Uniqlo ở Nhật Bản kém an ninh hơn các cửa hàng Việt Nam”. Mặc dù thu nhập của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang gia tăng, thu nhập trung bình hàng năm của người Việt vẫn chưa đến 50.000 yên. Do đó, các sản phẩm của Uniqlo, dù giá cả cũng chỉ ngang bằng ở Nhật Bản, nhưng ở Việt Nam sẽ được coi là dành cho người có thu nhập cao và an ninh của các cửa hàng được kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Các quan chức của Uniqlo cũng cho biết các cửa hàng đều có kệ trưng bày cao và có camera an ninh giám sát.
Trong khi đó, các cửa hàng Uniqlo ở Nhật Bản thường ở trong trung tâm thương mại, có nhiều lối ra vào và rất nhiều kệ quần áo, tạo điều kiện cho những hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, việc giảm số lượng kệ tức là ít sản phẩm sẽ được trưng bày hơn. Điều này làm giảm độ thu hút của cửa hàng, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, không tối ưu được chi phí. Thay vào đó, đại diện của Uniqlo Nhật Bản cũng cho biết thêm, “Chúng tôi đã lắp đặt camera ở cổng ra vào và trong các cửa hàng của mình. Đồng thời, sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức và nỗ lực ngăn chặn tội phạm”.
Ý kiến