Ngày 2/1/2024, vụ cháy máy bay ở Tokyo đặc biệt nghiêm trọng đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho ngành hàng không Nhật Bản, và khiến cả thế giới không khỏi lo lắng cho xứ sở hoa anh đào. Đây là một sự cố hiếm hoi trong ngành vận tải hàng không Nhật. Chiếc máy bay Airbus A350 đã bị thiêu rụi sau tai nạn, điều này lại đặt ra vấn đề với nhiều chuyên gia về việc lựa chọn các vật liệu sản xuất máy bay nhằm đảm bảo sự an toàn cho máy bay.
Vật liệu composite sợi carbon vốn cũng đã được sử dụng như vật liệu phổ biến trong việc chế tạo các bộ phận máy bay
Theo truyền thống, thép được sử dụng để nối bộ phận khác nhau của thân máy bay lại với nhau, còn nhôm được sử dụng cho thân máy bay và cánh. Tuy nhiên ngày nay, vật liệu composite sợi carbon Teijin được sử dụng thay thế cho hàng nghìn bộ phận khác của máy bay. Đây là hợp chất của sợi carbon và nhực. Các tập đoàn sản xuất lớn ở Nhật Bản như Teijin đang cung cấp những vật liệu như vậy, và công ty Toray Nhật Bản cũng cung cấp sợi carbon thông qua bộ xử lý vật liệu composite. Nhờ vậy, trọng lượng có thể giảm xuống còn khoảng 1/4 so với việc dùng bộ phận bằng thép, giúp tiết kiệm nhiên liệu.
Theo Airbus, vật liệu composite sợi carbon có độ bền tương đương nhôm sẽ được sử dụng cho phần thân và cánh máy bay. Một người trong ngành cho biết: “Các bộ phận của máy bay phải có khả năng chống cháy và chịu nhiệt vì nhiệt được tạo ra xung quanh động cơ”. Các nhà sản xuất máy bay phải yêu cầu các nhà cung cấp phải kiểm tra khả năng chống cháy và chịu nhiệt, sử dụng các vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định cho các bộ phận.
Kiyoshi Uzawa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển vật liệu composite sáng tạo tại Viện Công nghệ Kanazawa, cho biết vật liệu composite sợi carbon “có thể chịu được nhiệt độ cao và thậm chí không hề bị biến dạng trong trường hợp hỏa hoạn”. Trong khi đó, nhôm mất khoảng một nửa độ bền khi tiếp xúc với nhiệt độ cao từ 100 độ C đến 200 độ C.
Vụ tai nạn máy bay ở Tokyo khiến các hãng sản xuất máy bay phải cân nhắc lại về vật liệu sợi carbon
Một trong những đặc điểm của A350 là 53% khung máy bay được làm bằng vật liệu composite như là hỗn hợp giữa sợi carbon và nhựa. Những chiếc A350 bắt đầu được đưa vào sử dụng vào năm 2015, với 571 chiếc bay trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2023. Trong đó, JAL có tất cả 16 chiếc (bao gồm cả chiếc trong vụ tai nạn ở Haneda).
Chiếc máy bay của Japan Airlines bốc cháy trên đường băng sau khi va chạm với máy bay của Cảnh sát biển Nhật Bản, là một chiếc Airbus thân rộng A350-900. Theo Airbus, đây là trường hợp bị cháy rụi toàn bộ đầu tiên của dòng A350.
Vụ va chạm máy bay cũng khiến vật liệu composite này trở thành tâm điểm chú ý. Các chuyên gia trong ngành sẽ phải cân nhắc lại việc sử dụng loại vật liệu trong máy bay để giảm trọng lượng.
Các chuyên gia sẽ đưa ra nhiều cải tiến về vật liệu máy bay
Airbus thông báo sẽ cử một nhóm chuyên gia đến hỗ trợ điều tra. Hiệu suất của các bộ phận trong vụ tai nạn cần được xác minh, để từ đó có thể đề ra các phương án cải thiện độ an toàn trong tương lai.
Nhà phân tích hàng không Kazuki Sugiura, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo Metropolitan, cho biết “máy bay luôn được cải tiến sau mỗi vụ tai nạn”. Ông cũng nói thêm: Những hiểu biết và bài học sâu sắc được rút ra từ vụ tai nạn máy bay ở Haneda sẽ “giúp các nhà sản xuất có thể phát triển, cải tiến các loại các vật liệu composite với khả năng chống cháy tốt hơn và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm ngăn chặn máy bay vô tình đi vào đường băng”.
Như vị giáo sư hàng không đã chia sẻ, sau mỗi vụ tai nạn máy bay hay các sự cố hàng không khác, các chuyên gia luôn cố gắng để tìm ra những yếu tố mới, cải tiến các phương tiện. Vụ cháy máy bay Nhật Bản 2024 là bài học sâu sắc cho ngành hàng không Nhật Bản cũng như tìm ra các vật liệu tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện tại của máy bay.
Ý kiến