Đi cùng với sự xuất hiện của công nghệ ở hầu hết mọi lĩnh vực đời sống, ngành thương mại điện tử ra đời và mang đến nhiều tiện lợi cho người dùng. Tại Nhật Bản – một trong những quốc gia ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới mạnh mẽ, các trang thương mại điện tử Nhật Bản cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện kinh tế quốc gia. Vậy điều gì góp phần tạo nên thành công của ngành thương mại điện tử Nhật? Cơ hội nào cho Việt Nam từ những thành tích đầy ấn tượng của xứ sở Phù Tang?
Mục lục
Tổng quan về thị trường thương mại điện tử Nhật Bản 2022
1. Số liệu thống kê về các trang thương mại điện tử Nhật Bản 2022
Nhật Bản hiện được đánh giá là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 trên thế giới. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng trong bối cảnh các quốc gia phát triển trên thế giới đang có sự “hội nhập” cực kỳ sâu rộng cùng với sự xuất hiện của công nghệ. Xứ sở Phù Tang có hơn 74% dân số hoặc nói cách khác là 88 triệu người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trực tuyến trả tiền vào năm 2022.
Theo các báo cáo được nghiên cứu và công bố ở thời điểm hiện tại, thị trường thương mại điện tử nói chung và các trang thương mại điện tử nói riêng của Nhật Bản dự kiến sẽ vượt mốc 325 tỷ đô la vào năm 2026. Kết quả này được dự đoán dựa trên việc Nhật Bản tiến hành nhiều thay đổi và hiện thực hóa hành trình kỹ thuật số chuyển từ các cửa hàng bán lẻ đường phố cao sang mặt tiền cửa hàng trực tuyến.
2. Các trang thương mại điện tử Nhật Bản 2022 có lượt truy cập cao nhất
Kết quả thống kê cho thấy, hiện nay Amazon Nhật Bản, Yahoo Nhật Bản và Rakuten là ba thị trường thương mại điện tử hàng đầu và có lượt truy cập cao nhất tại xứ sở Phù Tang. Chỉ riêng 3 nền tảng này đã chiếm đến 50% tổng doanh thu của ngành thương mại điện tử Nhật Bản.
Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự tăng trưởng của doanh thu, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đang cố gắng cải thiện nhiều hơn trong việc cải thiện dịch vụ và nâng cao chức năng sử dụng cho người dùng. Các dịch vụ giao hàng hỏa tốc được triển khai rộng rãi, nhiều ưu đãi được áp dụng khi mua sắm trực tuyến giúp cho ngành thương mại điện tử đạt những thành tích đầy ấn tượng. Dưới đây là 10 nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất tại Nhật hiện nay:
- Amazon Japan
- Rakuten
- Yahoo! Auctions
- Yahoo! Shopping
- Mercari
- DMM
- ZOZOTOWN
- Wowma
- Rakuma
- Qoo10 Japan
3. Những nhu cầu của người dân với các trang thương mại điện tử Nhật Bản
Hiện tại ngành thương mại điện tử của Nhật đang phủ sóng ở hầu hết mọi lĩnh vực, dịch vụ. Trong đó, phân khúc lớn nhất sẽ thuộc về các sản phẩm của ngành hàng thực phẩm và các mặt hàng chăm sóc cá nhân. Với giá trị thị trường dự kiến có thể đạt đến 28 tỷ đô la, đây được kỳ vọng là những ngành hàng cực kỳ hấp dẫn cho những ai đang muốn khởi nghiệp bằng các sàn thương mại điện tử. Xếp thứ hai trong các ngành hàng là các sản phẩm liên quan đến quần áo, mỹ phẩm và sách.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự phát triển của ngành hàng dịch vụ tại Nhật. Tại các trang thương mại điện tử Nhật Bản bạn cũng có thể dễ dàng sở hữu cho mình những dịch vụ mà mình mong muốn. Một số dịch vụ được nhiều người lựa chọn có thể kể đến như đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch, mua vé xem phim, giải trí, bảo hiểm,… Thương mại điện tử mở ra cơ hội cho hầu như tất cả mọi ngành nghề, dịch vụ.
Các yếu tố tạo nên thành công của nền thương mại điện tử Nhật Bản 2022
Những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, những bất ổn của chính trị – kinh tế toàn thế giới tác động một cách sâu sắc đến thị trường chung. Dù không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn này nhưng Nhật Bản đã chứng minh được những đúng đắn trong quyết sách quốc gia khi ngành thương mại điện tử vẫn tiếp tục có những bước tăng trưởng đáng ghi nhận.
1. Những lợi thế về nền kinh tế lớn mạnh
Thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản hiện được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Sở dĩ Nhật có thể phát triển một cách nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mạnh mẽ như vậy là nhờ được thúc đẩy bởi một nền kinh tế rất phát triển, tỷ lệ dân số đô thị hóa ở mức cao, cũng như mức độ thâm nhập internet sâu rộng kết hợp cùng với nền văn hóa đa dạng. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Nhật Bản cũng được hưởng lợi từ quy mô cơ sở hạ tầng tuyệt vời, cho phép phân phối nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Về yếu tố kinh tế, Nhật Bản hiện đang là đất nước nằm trong top 30 quốc gia giàu nhất theo Ngân hàng Thế giới. Tổng GDP của Nhật được định giá là 5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong đó, mức GDP bình quân đầu người của Nhật là 40.246 USD, và phân bố một cách trải rộng trên dân số 126,2 triệu người. Nhiều người Nhật Bản cư trú tại các thành phố và khu vực được đô thị hóa đạt đến tỷ lệ 92%, nhờ vậy mà Nhật Bản trở thành quốc gia đô thị hóa xếp thứ 16 trên thế giới.
2. Tỷ lệ dân số đô thị cao với khả năng thích ứng công nghệ nhanh nhạy
Với tỷ lệ dân số ở các khu vực đô thị chiếm mức cao như vậy cùng với khả năng thích ứng nhanh nhẹn của người Nhật, quy mô sử dụng Internet nói chung của người dân đã bao phủ đến 90,7% vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 82% và dự kiến sẽ tăng lên 92% vào năm 2025, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội là 83%.
Nhờ mức độ thâm nhập của mạng xã hội vào đời sống người dân lên đến 83%, mạng xã hội gần như có khả năng định hình cách người dùng trải nghiệm và sử dụng dịch vụ trên các nền tảng. LINE cho đến nay là nền tảng xã hội phổ biến nhất và là một ứng dụng nhắn tin tức thì của Nhật Bản. Twitter và Facebook cũng rất phổ biến, trong đó mạng xã hội địa phương Mixi cũng đang tranh giành thị phần một cách mạnh mẽ, tạo tiền đề cho nhiều chương trình khuyến mãi kích thích nhu cầu người dùng.
Hiện tại, các số liệu thống kê cho thấy Nhật Bản có đến 100 triệu người dùng thương mại điện tử ở Nhật Bản, và dự kiến sẽ tiếp tục có thêm đến 13 triệu người dùng vào năm 2025. Các kết quả thống kê cho thấy có đến 74,1% người dân Nhật Bản đã trải nghiệm các dịch vụ mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử Nhật Bản. Con số này được dự kiến sẽ còn tăng thêm và đạt 89% vào năm 2025. Nhờ những yếu tố này, lĩnh vực thương mại điện tử của Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển tích cực trong những năm tới.
3. Các công ty khởi nghiệp góp phần tạo sự sôi động của các trang thương mại điện tử Nhật Bản
Các trang thương mại điện tử Nhật Bản phát triển chưa thấy điểm dừng kể từ khi chính thức “xâm nhập” vào thị trường kinh tế Nhật. Các “ông lớn” như Amazon đã tìm được chỗ đứng vững chắc và kiếm thêm một khoản doanh thu khổng lồ nhờ tiềm năng mua sắm đầy ấn tượng của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, chính sự hào hứng và hưởng ứng mạnh mẽ của người dân xứ sở Phù Tang với việc mua sắm trực tuyến cũng tạo tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các công ty khởi nghiệp trong ngành. Nắm bắt chính xác thời cơ tuyệt vời cùng với sự phát triển của thị trường, các công ty khởi nghiệp đã được ghi nhận những bước tiếp cận sâu sắc vào các ngách của ngành thương mại điện tử.
4. Nhu cầu sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến gia tăng
Việc ngành thương mại điện tử phát triển dẫn đến sự phổ biến của việc thanh toán bằng hình thức trực tuyến gần như là tất yếu. Theo đó, số liệu thống kê cho thấy việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chiếm đến 35% các khoản giao dịch thanh toán trực tuyến ở Nhật Bản. Các loại thẻ tín dụng phổ biến là Mastercard, Visa và JCB. Khi thanh toán bằng hình thức này thông qua các kênh thương mại điện tử người mua còn có cơ hội hưởng được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
E-wallet – ví điện tử cũng là một hình thức thanh toán trực tuyến khác đang trở nên phổ biến hơn tại Nhật. Hiện tại mức độ sử dụng ví điện tử đang nằm ở mức 16% nhưng dự đoán sẽ đạt 45% vào năm 2025. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng chiếm 11% các khoản thanh toán khi mua trực tuyến, và bao gồm việc cho phép khách hàng thanh toán và thu tiền tại các cửa hàng tiện lợi địa phương.
Trong khi đó, các giải pháp thanh toán thay thế như PayPay, Amazon Pay, Apple Pay và Google Pay ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho thanh toán trực tuyến, với PayPay chiếm 4,9% thị phần, tiếp theo là Amazon Pay (3,8%).
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới với Nhật Bản
Tiềm năng của Việt Nam khi tham gia thị trường thương mại điện tử Nhật Bản
Việc phát triển các kênh bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới tạo ra nhiều lợi ích thực tế với cả người mua và người bán hàng. Người bán hàng chắc chắn sẽ được mở rộng kênh phân phối của mình, tiếp cận nhiều lượt khách hàng hơn và gia tăng doanh thu cho công ty. Ngoài ra, việc phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua bất cứ trung gian nào giúp tiết kiệm chi phí tối đa và đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người mua sản phẩm.
Điển hình, thương mại điện tử xuyên biên giới đóng góp 21% doanh thu tổng thương mại điện tử toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới đến 30% với doanh số trên 1.000 tỷ USD/năm.
Nhiều nghiên cứu tiêu dùng cho thấy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng của ngành hàng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, thậm chí đây là mức cao gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang tìm đường vươn ra thị trường thế giới bằng cách bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Thách thức của Việt Nam khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới với Nhật Bản
Logistisc
Tuy nhiên, nói thế không đồng nghĩa với việc thương mại điện tử không tồn tại những mặt hạn chế. Trong thực tế, việc mua bán hàng hóa xuyên biên giới thông qua các trang thương mại điện tử vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong việc quản lý ở khâu logistics quốc tế cũng như kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Bởi chỉ với một lời đánh giá tiêu cực có thể khiến cho sản phẩm mất uy tín, tuột dốc và mất giá, thậm chí không thể phục hồi.
Độ uy tín của thương hiệu
Do đó, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trong ngành thương mại điện tử cần đảm bảo xây dựng cho mình một thương hiệu an toàn và tin cậy trong mắt người tiêu dùng. Với ngành thương mại điện tử, thương hiệu được định vị bằng dịch vụ sau bán hàng chứ không chỉ trước bán hàng.
Ngành hàng thương mại điện tử nói riêng và các trang thương mại điện tử Nhật Bản nói riêng đang tạo ra nhiều tiện ích tích cực cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử một cách thông thái và tận dụng hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp đạt những bước tiến đáng kể trong hành trình phát triển của mình.
Tham khảo thêm:
Ý kiến