Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác xuất khẩu lớn thứ 4 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Từ năm 2012 đến năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều tăng từ 24,7 tỷ USD lên 42,8 tỷ USD (theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam).
Có thể thấy sự giao lưu gắn kết giữa hai quốc gia được triển khai trên mọi mặt, đặc biệt là mảng thương mại – hợp tác kinh tế. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã và đang được tiếp nhận bởi thị trường khó tính này. Các bạn có thể thấy bước đi tiên phong đầu tiên chính là Vải thiều, sau đó tới Chuối, và sau sẽ là nhiều mặt hàng nông sản khác.
Có thể nói thị trường nông sản Nhật Bản tuy đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức. Vậy nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cần đạt được những yếu tố nào để mở rộng thị trường?
Mục lục
Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản
Theo Japanbiz đúc rút từ những dự án điều tra và làm việc với các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ tới những đế chế “khổng lồ”, cùng với những thông tin điều tra được công bố trên các trang của Thương vụ Việt Nam tại Nhật, hiện có 5 đặc điểm lớn nhất khái quát sự đặc thù của thị trường Nhật – điều gây cản trở lớn tới sự tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nước ngoài.
1. Áp dụng chế độ tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính đặc thù
Nhật Bản là đất nước thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật – chất lượng đặc thù và yêu cầu ở mức khắt khe. Tại Nhật, về mặt hàng về nông sản, thực phẩm,… ta sẽ nghĩ ngay tới tiêu chuẩn JAS.
ONE-VALUE đã viết một bài giới thiệu về tiêu chuẩn JAS, bao gồm nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn từ quá trình sản xuất, đóng gói, cho tới xuất khẩu sang Nhật. Quý công ty quan tâm có thể đọc kỹ hơn tại bài viết về tiêu chuẩn JAS.
Tóm lại, với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, đặc biệt là với các mặt hàng dễ hỏng và dễ có sâu bệnh, côn trùng như nông sản, thì các doanh nghiệp Việt cần phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện trên một cách ổn định.
2. Hình thức phân phối sản phẩm: Hệ thống hóa phân cấp bậc
Khác với thị trường Việt Nam khi một doanh nghiệp nước ngoài ban đầu có thể trực tiếp tiếp cận tới đại lý phân phối cấp 2, hay đại lý bán lẻ,… thì ở Nhật, hệ thống phân phối sản phẩm lại được phân chia theo cấp bậc khá rõ ràng. Ví dụ: các chuỗi siêu thị lớn thường không nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, mà sẽ thông qua một công ty thương mại lớn tại Nhật làm trung gian để nhập hàng. Vậy nên, thường các doanh nghiệp Việt chủ yếu chỉ có thể tiếp cận tới các doanh nghiệp thương mại, hoặc trung gian tại Nhật.
Có thể lý giải điều này bằng điểm nhìn là độ yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa tới người tiêu dùng ở mức cao. Việc tự nhập trực tiếp mặc dù có thể giảm bớt chi phí, nhưng có thể xảy ra vấn đề ở khâu nguồn chất lượng sản phẩm, và điều này có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng của chuỗi, của tập đoàn.
Đặc biệt, Nhật Bản nổi tiếng với các công ty có lịch sử thành lập lâu đời, danh tiếng đã ăn sâu vào gốc rễ, vào tiềm thức người tiêu dùng nhiều thế hệ. Nếu thông qua một bên chuyên về thương mại uy tín thì độ rủi ro sẽ giảm đi đáng kể.
3. Chi phí điều tra, tiếp cận thị trường tương đối đắt đỏ
Như các bạn đã biết, Tokyo – Nhật Bản là một trong những thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới. Chi phí để điều tra thị trường như đi thị sát, đi sales, hay đi quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng vv… cũng là một khoản kha khá tốn kém đối với các doanh nghiệp Việt. Chưa kể, đặc thù của Nhật là hầu như chỉ sử dụng tiếng Nhật trong nội địa, trừ một số phòng ban có làm tới yếu tố nước ngoài thì mới có người sử dụng tiếng Anh. Điều này càng gây khó khăn hơn cho việc tiếp cận thị trường đầy khó tính của các doanh nghiệp.
4. Văn hóa trong kinh doanh mang tính đặc thù
Nhắc tới Nhật Bản, giới kinh doanh thường nghĩ ngay tới các cụm từ: lịch thiệp, cứng nhắc, nghiêm nghị,… Người Nhật thường có thói quen trao đổi danh thiếp trong buổi gặp đầu tiên, và đặc biệt là hay sử dụng kính ngữ khi trao đổi với các đối tác. Một số quy tắc ngầm trong văn hóa kinh doanh của Nhật như: đi đúng giờ hoặc tới sớm hơn trước 5 phút, thích liên lạc bằng mail hơn điện thoại, …
Bên cạnh đó, việc tạo dựng niềm tin với khách hàng Nhật bước đầu tương đối khó, vậy nên nếu thông qua sự giới thiệu của bên thứ 3 uy tín, thì xác xuất có thể ký kết hợp tác sẽ cao hơn.
5. Thị hiếu người tiêu dùng mang tính đặc thù cao
Thị hiếu người tiêu dùng Nhật được đánh giá là khá “ dị” và mang tính đặc thù cao so với nhiều thị trường khác. Từ thời trang, đồ gia dụng, sản phẩm thiết kế,… của Nhật đều mang một hướng rất riêng và độc đáo. Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật có sự yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, bên cạnh giá cả. Mặc dù nông sản từ Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá và độ “ độc” của loại sản phẩm, thế nhưng nếu không duy trì được chất lượng cùng mẫu mã đẹp, thì sẽ rất khó cạnh tranh được rộng với các sản phẩm từ Trung, Philippines, Mexico hay nội địa Nhật.
Tiềm năng nào cho sản phẩm Việt Nam tại thị trường nông sản Nhật Bản?
Nếu nhìn từ cơ cấu dân số Nhật Bản, ta có thể thấy Nhật quả là một thị trường xuất khẩu tiềm năng với Việt Nam. Dân số Nhật tính đến thời điểm 1/10/2021 là 125,502,290 người. Hơn thế, hiện nay số lượng người Việt Nam sinh sống tại Nhật là hơn 500,000 người ( theo số liệu của Cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh Nhật Bản). Điều này kéo theo việc nhu cầu về việc tiêu thụ hàng nông sản Việt Nam càng ngày càng tăng cao.
Tiếp đến, so với Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Nhật Bản, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP.
Cuối cùng, hiện nay tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để khái thác và thâm nhập thị trường này.
Vậy, đâu là chìa khóa then chốt cho doanh nghiệp Việt Nam tiến công thị trường Nhật Bản khắt khe này?
Chìa khóa thành công tại thị trường nông sản Nhật Bản
Mượn lời trong bài viết trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày18/05/2022, ONE-VALUE xin nhắc lại 2 yếu tố then chốt cho doanh nghiệp khi muốn trụ vững và phát triển tại thị trường Nhật đó chính là: An toàn và Ổn định.
Vậy thế nào là an toàn và ổn định?
An toàn tức là đảm bảo đạt đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn JAS của Nhật.
Ổn định tức là duy trì được việc cung cấp nông sản đạt tiêu chuẩn toàn diện, không làm ăn theo dạng manh mún, nhìn lợi ích trước mắt vv… Đảm bảo duy trì được số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Và hơn hết, để phòng tránh nhiều rủi ro không đáng có khi thâm nhập và mở rộng thị trường tại đất nước mặt trời mọc này, việc có một đơn vị tư vấn am hiểu về thị trường và văn hóa Nhật Bản đồng hành là một chìa khóa quan trọng không kém.
ONE-VALUE tự hào là đơn vị tư vấn chiến lược kinh doanh chuyên sâu về thị trường Nhật – Việt, đã và đang hỗ trợ các thương vụ thương mại cũng như điều tra thị trường cho các tập đoàn lớn tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hai nước. Với đội ngũ tư vấn chuyên sâu am hiểu sâu sắc về thị trường và văn hóa Nhật Bản, đội ngũ điều tra chuyên nghiệp, các văn phòng tư vấn luật liên kết uy tín, ONE-VALUE tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình khai phá thị trường xứ sở Mặt trời mọc khó tính nhưng cũng đầy tiềm năng này.
Hiện nay, ONE-VALUE đang có rất nhiều đối tác đang muốn tìm kiếm đơn vị xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Nhật. Quý bạn/ quý công ty quan tâm có thể tham khảo các deal dưới đây:
- Tìm nhà cung cấp hành tây
- Tìm nhà cung cấp sầu riêng
- Tìm nhà cung cấp vải thiều
- Tìm nhà cung cấp xoài cát chu và thanh long
Quý công ty có nhu cầu tư vấn chiến lược kinh doanh, điều tra thị trường Nhật, tìm kiếm khách hàng Nhật,… vui lòng liên hệ tới ONE-VALUE theo địa chỉ mai: japanbiz@onevalue.jp
Ý kiến