Quả quýt Satsuma là một trong những loại trái cây phổ biến nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nó đã vươn ra chinh phục thị trường thế giới. Đặc biệt quýt Nhật Bản là trái cây được ưa thích vào dịp lễ Giáng sinh tại các nước như Canada, Thụy Điển. Hiện tại, quýt Satsuma đã chính thức có mặt tại Việt Nam.
Mục lục
- Nguồn gốc quýt satsuma
- Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nơi trồng quýt Satsuma ở đâu ?
- Hương vị tuyệt vời không thể chối từ của quýt Satsuma
- Thu hoạch quýt là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì nâng niu từng quả
- Không chỉ để thưởng thức, người Nhật còn rất ưa thích loại quả này để làm thuốc, hương liệu, làm đẹp
- Quýt hồng Satsuma – Dù đắt vẫn hấp dẫn khách hàng
- Những viên kim cương màu cam chi phối thị trường trái cây không chỉ trong nước mà vươn ra thế giới
- Tổng kết
Nguồn gốc quýt satsuma
Citrus unshiu là một loại cây ăn quả có múi không hạt còn được gọi là unshu mikan, quýt lạnh , quýt satsuma, cam satsuma. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, được đặt theo tên của Unsyu (Ôn Châu), Trung Quốc. Tuy nhiên, nó được trồng nhiều tại Nhật. Vì vậy, nó được coi như một loại trái cây bản địa và lưu truyền ra thế giới với cái tên ” Satsuma”
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nơi trồng quýt Satsuma ở đâu ?
Vùng Kanto là một nơi chủ yếu trồng loại quýt này
Quýt Satsuma chủ yếu được trồng ở các vùng ấm áp phía nam vùng Kanto. Nó thích khí hậu ấm áp, nhưng chịu lạnh tương đối tốt so với các loại trái cây họ cam quýt.
Vùng ven biển thành phố Yawatahama cũng là lựa chọn ưu tiên
Đặc biệt, quýt hồng của thương hiệu Hinomaru được trồng vùng ven biển thành phố Yawatahama. Loại quýt này sinh trưởng với ba nguồn ánh sáng Mặt Trời; ánh sáng phản chiếu từ biển; ánh sáng phản chiếu từ những bức tường đá của ruộng bậc thang”; một đại diện vùng Nishiuwa cho biết.
Chỉ có khoảng 100 nông dân trong vùng trồng loại quýt hồng “Tam nhật” này. “Quýt hồng của thương hiệu Hinomaru đặc biệt ngon”,người đại diện này nhấn mạnh.
Ở Nhật, cam và quýt vàng là hai loại quả được trồng rất nhiều ở đền thờ tượng trung cho ánh mặt trời
Ngôi đền Kitsumoto Jinja tọa lạc tại tỉnh Wakayama thờ một nhân vật mà cư dân địa phương gọi là Tajimamori. Truyền thuyết kể rằng, Nhật hoàng Meirei đã ra lệnh cho Tajimamori đi tìm 1 loại trái cây kỳ diệu có khả năng giúp trường thọ. Nhưng khi Tajimamori đem quả quý về thì Nhật hoàng Meirei đã qua đời. Theo dân gian, quả quý đó là trái quýt ngày nay.
Người Nhật ví màu vàng của quýt như ánh mặt trời giúp xua tan những điều xấu, mang lại may mắn và niềm vui.
Hương vị tuyệt vời không thể chối từ của quýt Satsuma
Trái quýt no tròn, nhiều nước, vỏ vàng óng ánh không chỉ nhờ được cung cấp đạm đầy đủ mà còn phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời. Sự thông thoáng giúp lá cây dễ quang hợp, ánh nắng được hấp thu qua lá, tạo ra các chất hóa học để nuôi dưỡng trái. Các chất này giúp trái quýt phát triển và làm gia tăng độ ngọt. Nishiuwa là một trong ba vùng trồng quýt hồng Satsuma ở Ehime. Quýt hồng vùng Nishiuwa không có hạt, vỏ mỏng, vị ngọt đậm, trái to tròn và tan nhanh trong miệng. Tại Nishiuwa, quýt hồng của thương hiệu Hinomaru nổi tiếng nhất và đắt nhất.
Thu hoạch quýt là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì nâng niu từng quả
Khi thu hoạch quýt phải thực hiện theo cách thủ công, nông dân dùng kéo cẩn thận cắt từng trái quýt. Quýt sau khi thu hoạch sẽ được tập hợp lại và vận chuyển về nhà máy để tiếp tục xử lý. Tại đây, quýt được phân loại trên dây chuyền tự động hóa. Dây chuyền trang bị máy móc hiện đại để có thể xác định trọng lượng và đánh giá màu sắc của từng trái quýt. Hệ thống máy tính sẽ hiển thị các thông số của mỗi trái quýt đi qua dây chuyền. Dựa vào đó, người ta biết được có tổng cộng bao nhiêu trái quýt, trọng lượng và màu sắc của từng trái.
Từ sự chăm sóc và thu hoạch cẩn thận của nông dân đến công đoạn tuyển chọn khắt khe, những trái quýt đến tay người tiêu dùng đã đạt được độ hoàn hảo về hình dáng bên ngoài cũng như chất lượng bên trong.
Không chỉ để thưởng thức, người Nhật còn rất ưa thích loại quả này để làm thuốc, hương liệu, làm đẹp
Làm thuốc, hương liệu
Từ xa xưa, người ta đã dùng quýt để làm thuốc và hương liệu. Trần bì tức vỏ quýt phơi khô là vị thuốc phổ biến trong y học phương Đông. Ngoài công dụng làm thuốc, trần bì còn được người Nhật dùng làm gia vị.
Dùng làm món ăn
Người Nhật thích ăn quýt tươi vừa mới mua về hay những trái quýt được ủ lạnh dưới lớp tuyết mùa đông. Nước quýt ép được dùng để nấu cơm, cơm quýt là nguyên liệu trong món sashimi cá sống hay món sushi quýt
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đẹp
Quýt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đẹp. Các cô gái trẻ có thói quen tắm trong nước có những quả quýt tươi. Họ cho rằng vitamin C và mùi thơm của quýt giúp tinh thần sảng khoái và làn da mịn màng. Rất nhiều hãng mỹ phẩm đã dùng quýt Satsuma làm nguyên liệu chính cho sản phẩm chăm sóc da của mình nhờ những công dụng thần kì. Đơn cử như “Sữa tắm tẩy tế bào chết THE BODY SHOP Satsuma“.
Quýt hồng Satsuma – Dù đắt vẫn hấp dẫn khách hàng
Giá một thùng quý hồng Satsuma gần 10.000 USD. Một khách hàng giấu tên mua thùng quýt hồng Satsuma với giá 1 triệu yen (9.600 USD) trong phiên đấu giá tại chợ đầu mối Ota (Tokyo, Nhật Bản) ngày 5/11.
Theo CNN, với gần 10.000 USD, vị khách hàng hào phóng trên nhận được 100 quả quýt hồng Satsuma với trọng lượng tổng cộng 20 kg. Đây là đợt đấu giá quýt hồng Satsuma đầu tiên tại Nhật Bản trong năm nay. Quýt hồng Satsuma là sản vật nổi tiếng của tỉnh Ehime thuộc đảo Shikoku, miền nam Nhật Bản.
Đợt bán đấu giá hôm 5/11 là sự kiện mở đầu mùa quýt hồng Satsuma tại Nhật Bản. “Chất lượng trái cây đầu mùa rất cao, do đó phiên đấu giá đầu tiên rất quan trọng với ngành công nghiệp trái cây”; người đại diện vùng Nishiuwa cho biết.
Mức giá thông thường của loại quýt cao cấp này vào khoảng 7.800 yen (75 USD)/thùng 10 kg. Đây không phải lần đầu tiên quýt hồng được bán đấu giá với mức cao như vậy. Năm ngoái, cũng có một thùng được bán với giá hơn 1 triệu yen.
Những viên kim cương màu cam chi phối thị trường trái cây không chỉ trong nước mà vươn ra thế giới
Thống lĩnh thị trường hoa quả tại Nhật Bản
Quả quýt là một trong những loại trái cây phổ biến nhất ở Nhật Bản. Theo một báo cáo vào năm 2019 của Cục Thống kê Nhật Bản; quýt là loại trái cây có năng suất cao nhất trong năm 2016 và 2017.
Ehime chỉ đứng sau tỉnh Wakayama về tổng sản lượng quýt xuất khẩu. Tuy nhiên, Ehime lại đứng đầu xuất khẩu hơn 40 loại trái cây có múi, bao gồm cả Satsuma. Linh vật địa phương cũng liên quan đến một quả trái quýt; đó là chú chó vàng có tên là Mikyan.
Không chỉ chi phối thị trường trái cây trong nước, quýt Satsuma còn được xuất khẩu ra nước ngoài
Tại Canada, quýt Nhật Bản là trái cây được ưa thích nhân dịp Giáng sinh. Họ gọi chúng là Quýt Satsuma, đó là tên của tỉnh Satsuma, nơi chuyên xuất khẩu quýt sang phương Tây.
Hiện quýt Satsuma đã được nhập khẩu vào Việt Nam
Từ nhiều năm, Việt Nam đã cấm nhập khẩu quýt của Nhật Bản do dịch hại bùng phát từ Ruồi đục trái Phương Đông (Danh pháp khoa học: Bactrocera dorsalis). Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản đã và đang tiến hành thảo luận kỹ thuật với các cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam để có thể xuất khẩu quýt Satsuma dựa trên yêu cầu từ các vùng sản xuất.
Từ ngày 1/10 tới đây, sau nhiều lần thảo luận với các cơ quan kiểm dịch thực vật. Hiện cả hai bên đã thống nhất về các điều kiện kiểm dịch thực vật. Từ đó cho phép xuất khẩu quýt đường Nhật Bản sang Việt Nam từ những vùng đã được xác nhận là không có Ruồi đục trái Phương Đông. Việt Nam mở cửa cho phép nhập khẩu trái quýt tươi của Nhật Bản vào Việt Nam, từ đây, người dân sẽ được thưởng thức quýt Nhật Bản ngay tại Việt Nam.
Tổng kết
Hoa quả ở Nhật Bản tuy đa dạng nhưng quýt Satsuma là một loại quả ngon, quý, giá thành cao và được chăm sóc cẩn thận tỉ mỉ. Nó nhận được sự chào đón ở cả thị trường trong và ngoài nước. Chúng rất ngon, vị ngọt ngào và có nhiều công dụng trong làm đẹp, sức khỏe và chế biến món ăn.
Tham khảo:
Ý kiến