Có thể nói năm 2022 dù chưa kết thúc nhưng những dấu ấn của việc xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 đã tạo nên cột mốc đầy ấn tượng với việc xuất khẩu nông sản Việt Nam. Những nỗ lực trong việc cải thiện hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đã dần được chứng minh khi xuất khẩu chuối của Việt Nam đem về 260 triệu USD năm 2021. Vậy những thành tựu trong năm 2022 đã được thể hiện như thế nào?
Mục lục
- “Đòn bẩy” của chính phủ tạo đà cho sự tăng vọt trong sản lượng chuối xuất khẩu 2022
- Tình hình xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam
- Sự ưa chuộng của người Nhật Bản với trái chuối Việt Nam
- Cần làm gì để tạo lợi thế cạnh tranh cho trái chuối Việt Nam?
- Cách bảo quản để xuất khẩu chuối sang thị trường Nhật Bản
“Đòn bẩy” của chính phủ tạo đà cho sự tăng vọt trong sản lượng chuối xuất khẩu 2022
Thống kê chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hiện cả nước ta đang có hơn 130.000 ha trồng chuối. Với diện tích này giúp tạo nên sản lượng chuối thu hoạch được mỗi năm là 2,1 triệu tấn/năm, trong đó riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 35.278,9 ha với sản lượng 478.877,3 tấn. Chuối là loại trái cây cho thu hoạch quanh năm chính vì thế việc khai thác tối đa sản lượng chuối tạo nên thế mạnh xuất khẩu nông sản vượt bậc cho nước ta.
Cũng dựa vào báo cáo củacưe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá trị xuất khẩu của chuối trong 3 quý đầu năm 2022 đạt gần 390 triệu USD, tăng gần 63% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, xuất khẩu chuối đã vượt qua xoài để thành loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau trái thanh long.
Về mặt thị trường xuất khẩu, bên cạnh Trung Quốc là thị trường đang có lượng tiêu thụ mạnh mẽ nhất thì Singapore, Malaysia cùng với Nhật Bản đang được đánh giá là quốc gia rất chuộng chuối Việt Nam. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Tình hình xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam
1. Những con số đầy khả quan của thị trường xuất khẩu chuối Việt Nam
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt mức 5.700 tấn, trị giá tương đương với 687,9 triệu yên (khoảng 4,6 triệu USD), tăng 20,1% về lượng và tăng 37,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Đây là tiền đề của việc tạo ra nhiều lợi ích tích cực cho cả Việt Nam và Nhật Bản.
Trong khi đó, theo thông tin từ Hải quan Nhật Bản cho biết, sản lượng nhập khẩu chủng loại trái chuối của nước này trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 728.700 tấn, trị giá 80,2 tỷ yên (tương đương với con số 539,3 triệu USD). Kết quả này cho thấy có sự giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Một trong những điểm đáng lưu ý là trong khi hầu hết các thị trường nhập khẩu chuối quen thuộc nhiều năm nay của Nhật Bản đều giảm về sản lượng thì Việt Nam, Peru, Indonesia, Thái Lan và Lào lại tăng trong 8 tháng đầu năm 2022. Thị trường nhập khẩu chuối của Nhật Bản đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong việc tiêu thụ chuối từ thị trường Việt Nam.
Cụ thể, nhập khẩu chuối từ Việt Nam của Nhật Bản đã đạt 5.700 tấn, trị giá 687,9 triệu yên (tương đương 4,6 triệu USD), tăng 20,1% về lượng và tăng 37,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021. Nằm trong mức so sánh với ước tính từ Hải quan Nhật Bản thì giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 110.000 yên/tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021.
2. Cơ hội của nông sản Việt Nam đến từ đâu?
Rõ ràng sản lượng xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc gia tăng giá trị dựa vào xuất khẩu nông sản vào một trong những thị trường được đánh giá là khó tính bậc nhất thế giới. Vậy đâu là yếu tố tạo nên sự khác biệt này?
Quy trình sản xuất được cải tiến
Theo thông tin cập nhật từ Cục Xuất nhập khẩu thì một trong những yếu tố quan trọng tiên quyết cần được nhắc đến khi nhập khẩu được trái cây Việt vào thị trường Nhật Bản đó là sự cải thiện về mặt quy trình sản xuất. Cách trồng trọt, chăm sóc và các yếu tố liên quan đến việc bảo vệ thực vật phải đạt chứng nhận an toàn quốc tế. Bên cạnh đó, với mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản sang nước ngoài, mỗi vùng nguyên liệu của nước ta đều đã được cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói.
Trong thực tế thì Nhật Bản được biết đến là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Bên cạnh các yếu tố về y tế, an sinh xã hội thì người dân xứ sở Phù Tang cũng đặc biệt quan tâm đến thực phẩm cũng như các yếu tố để đảm bảo cho sự an toàn và phát triển tốt nhất của bản thân. Người tiêu dùng tại Nhật Bản hầu như không quá để ý đến giá cả khi lựa chọn các loại trái cây, nông sản nhập khẩu. Yếu tố hàng đầu mà họ quan tâm là chất lượng và sản phẩm ấy có phù hợp với khẩu vị hay không.
Dựa vào các con số thống kê chính thức có thể thấy, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,8% tổng lượng trái chuối nhập khẩu vào Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Dù sản lượng xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam đã có bước tăng đáng kể nhưng so với trái cây nhập khẩu được tiêu thụ tại nước này thì con số của chúng ta vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì thế, đà tăng trưởng được nhiều chuyên gia hy vọng sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy việc xuất khẩu trái cây sang Nhật Bản mạnh mẽ hơn nữa.
Nhật Bản luôn “khó tính” trong việc cho phép nhập khẩu hàng hóa vào nội địa. Nhưng một khi đã chinh phục được thị trường này đồng nghĩa với các sản phẩm của chúng ta đã đủ uy tín và đủ chất lượng để tiếp cận người dân xứ sở Phù Tang. Tận dụng chính những thế mạnh này sẽ giúp Việt Nam mở ra cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu chuối nói riêng và nhiều loại trái cây Việt khác nói chung sang thị trường Nhật Bản.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, không chỉ chuối mà nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm khác của Việt Nam đã tạo được lòng tin đáng kể tại thị trường Nhật Bản. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất để duy trì sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản chính là chất lượng. Nông sản với chất lượng cao sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tạo nên thương hiệu riêng cho mình và cạnh tranh một cách lành mạnh với hàng hóa, nông sản đến từ các quốc gia khác.
Quốc gia hiện đang xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 nhiều nhất là Philippines. Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối của Philippines sang Nhật Bản đạt mức 557.000 tấn, trị giá 80,2 tỷ yên (tương đương 418,1 triệu USD), giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng trái chuối nhập khẩu từ thị trường Philippines chiếm 77,8% tổng lượng nhập khẩu trái cây của Nhật Bản. Tiếp sau đó là các quốc gia như Ecuador, Mexico, Guatemala, Việt Nam,…
Theo thông tin từ Reuters, các hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu trung bình 4.387 yên (tương đương 29,9 USD) cho trái chuối/năm. Do đó, có thể khẳng định rằng Nhật Bản vẫn đang là thị trường rộng mở với nhiều cơ hội hấp dẫn cho việc xuất khẩu trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung.
Sự ưa chuộng của người Nhật Bản với trái chuối Việt Nam
Bắt đầu từ năm 2013, trái chuối Việt Nam đã chính thức xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sau khi vượt qua nhiều tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của thị trường nơi đây. Cho đến thời điểm hiện tại, chuối cũng có thể được xem là một trong những mặt hàng trái cây, nông sản Việt Nam thành công nhất tại quốc gia mặt trời mọc khi được bày bán tại các chuỗi siêu thị bán lẻ lớn như AEON hay Donkihote.
Cụ thể thì hiện nay chuối Việt Nam đang được bày bán tại hơn 350 cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ AEON – chuỗi bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản. Đây là minh chứng rất rõ cho việc chuối Việt Nam đã trở thành lựa chọn quen thuộc và thường xuyên với người dân xứ sở Phù Tang – một trong những thị trường được đánh giá là khó tính hàng đầu thế giới.
Xuất hiện trong một đoạn phỏng vấn ngắn với Đài Truyền hình Việt Nam VTV, bà Horimiya – một người tiêu dùng Nhật Bản chia sẻ “Tôi rất thích trái cây Việt Nam như chuối chẳng hạn. Hôm nay tôi đi một vòng quanh siêu thị này và quyết định mua nó về ăn”.
Ước tính chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 đã đạt mức 3.968 tấn chuối từ Việt Nam với trị giá 3,34 triệu USD, tăng 23% về lượng và 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản đang nhập chuối từ nhiều nơi như Ecuador, Philippines và Đài Loan. Trong đó, theo lời các doanh nghiệp nhập khẩu, chuối Việt Nam được đánh giá là ngon, với giá bán cạnh tranh và chất lượng tốt, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở thị trường nước này.
Cần làm gì để tạo lợi thế cạnh tranh cho trái chuối Việt Nam?
Yếu tố tiên quyết để nông sản Việt Nam có thể chinh phục thị trường nước ngoài là cần đảm bảo các yếu tố về mặt chất lượng. Bên cạnh chất lượng trái chuối thì việc kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phải được đảm bảo và công khai rõ ràng. Quy trình sản xuất, đóng gói thành phần cần đảm bảo các nguyên tắc quốc tế để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất.
Để đạt được điều này không phải là yêu cầu dễ dàng với nền nông nghiệp Việt Nam vốn đã quen thuận theo tự nhiên của chúng ta. Người dân phải liên tục cải tiến quy trình trồng trọt, chăm sóc và phát triển cây cối. Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho việc chăm sóc nông sản của người nông dân, các chính sách liên kết trồng trọt với doanh nghiệp nước ngoài và trang trại địa phương tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của nông sản.
Minh chứng của điều này là hiện có nhiều doanh nghiệp như Union Trading đang cùng với các vùng canh tác ở Bình Phước và các nông trại liên kết để sản xuất nông sản. Các bên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng bền vững nhằm giúp mang đến các loại trái cây, nông sản chất lượng cho người tiêu dùng. Đây chính là cơ hội để đưa được trái chuối Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường trên thế giới.
Năm 2022, nông trại và cơ sở đóng gói chuối già Nam Mỹ của Union Trading tại Hớn Quản, Bình Phước đã đạt chứng nhận GlobalGAP uy tín quốc tế. Các thị trường xuất khẩu của công ty là Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và sắp tới là Nhật Bản. Union Trading hiện đã tham gia vào chuỗi cung ứng chuối già Nam Mỹ (Cavendish banana) của công ty đa quốc gia nổi tiếng Dole.
Theo chia sẻ của các chủ doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chuối ra nước ngoài, dư địa cho thị trường chuối Việt Nam ở nước ngoài vẫn đang cực kỳ rộng mở, nhất là với các quốc gia khu vực châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc. Sau khi 11 loại trái cây của Việt Nam đã được xuất khẩu chính thức thì trong đó có trái chuối được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.
Đây được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trồng chuối tại Việt Nam có thể tận dụng, để đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và sản lượng cũng như ổn định việc làm cho người lao động địa phương. Qua đó giúp cải thiện một cách đáng kể doanh thu cho doanh nghiệp và nguồn thu nhập cho lao động với các việc làm diễn ra một cách thường xuyên, đều đặn.
Theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu chính ngạch hiện nay, sản phẩm chuối không chỉ phải đảm bảo về chất lượng, có truy xuất nguồn gốc, mà phải đảm bảo các quy định khác về mẫu mã, kích cỡ, cũng như các tiêu chuẩn trong quá trình sơ chế, đóng gói và bảo quản. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình này chính là cơ hội cho xuất khẩu chuối sang nước ngoài nói chung và xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 nói riêng.
Cách bảo quản để xuất khẩu chuối sang thị trường Nhật Bản
Chuối là một loại trái cây khu vực các nước nhiệt đới với tuổi thọ khá ngắn, thời gian bảo quản tự nhiên thấp nên các yếu tố liên quan đến việc bảo quản trái chuối trong suốt quá trình xuất khẩu, nhập khẩu cần đặt lên hàng đầu.
1. Độ ẩm khi bảo quản chuối
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì độ ẩm cần cực kỳ lưu ý trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển trái chuối. Môi trường quá ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và khiến chuối bị hư. Do đó để bảo quản chuối không chín quá nhanh cũng như ngăn ngừa, giảm thiểu vi khuẩn người ta sẽ để độ ẩm tương đối trong khoảng 70% – 85%. Độ ẩm khi điều chỉnh không được vượt quá 2 – 3% so với tiêu chuẩn.
2. Nhiệt độ bảo quản
Chuối sau khi thu hoạch nếu được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thông thường sẽ dễ bị hỏng sau khoảng từ 7 – 10 ngày. Do đó để có thể xuất khẩu chuối sang Nhật hay bất cứ thị trường nước ngoài nào, cần có kế hoạch thu hoạch và xử lý hợp lý. Với chuối, người ta bảo quản chúng trong phòng lạnh với nhiệt độ luôn duy trì trong mức từ 12℃ – 14℃. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà các đơn vị cho thuê kho lạnh sẽ điều chỉnh nhiệt độ này.
Một yếu tố khác cần lưu ý là chuối xanh dễ bị tổn thương khi làm lạnh hơn so với chuối chín. Do đó khi bảo quản người ta sẽ không bao giờ để nhiệt độ dưới 12 độ C đối với các loại chuối xanh. Và ngược lại, trong trường hợp nếu nhà sản xuất muốn thúc đẩy quá trình chín của chuối có thể tăng nhiệt độ bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ vẫn cần duy trì ở mức từ 15℃ – 20℃ là hợp lí nhất cho bảo quản trái chuối.
3. Thời gian bảo quản
Khi chuối vẫn còn xanh và độ già lên đến 85% – 90% thì người nông dân trồng chuối có thể tiến hành thu hoạch. Điều này sẽ đảm bảo cho trái chuối vừa chín tới khi đến thị trường của nước nhập khẩu. Do đó, quá trình bảo quản đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ quyết định thời gian chính của trái chuối là vào lúc nào. Một số phương pháp được áp dụng sẽ tăng thời gian bảo quản của chuối lên đến 40 ngày hoặc gần 6 tuần. Giúp việc vận chuyển, trao đổi và bày bán chuối ra thị trường đạt thuận lợi tốt nhất.
4. Đóng gói và bảo quản chuối trong suốt quá trình xuất khẩu
Hiện nay việc đóng gói chuối chủ yếu được thực hiện thống nhất bằng cách sử dụng túi polyetylen dày 0,4mm để đựng chuối. Loại túi này có thể làm giảm ethylene ức chế quá trình chín của trái chuối. Sau đó chuối sẽ được xếp vào các thùng carton đạt tiêu chuẩn. Những loại thùng này cần có khả năng chịu lực tốt để hạn chế va đập, làm dập nát chuối trong quá trình vận chuyển.
Từ bao bì đựng chuối đến thùng dùng để chứa chuối đều được chế tạo với quy chuẩn riêng để đáp ứng được việc bảo quản chuối tốt nhất. Không khiến chuối bị dập nát, thâm đen và chín đều.
Xuất khẩu chuối sang Nhật 2022 của Việt Nam đã tạo nên tiền đề đầy hấp dẫn với thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta. Tiếp tục phát huy cơ hội này sẽ tạo ra nhiều lợi thế tuyệt đối trong quá trình xuất khẩu quốc gia. Để có thể giảm bớt những thời gian làm thủ tục, các công ty xuất khẩu có thể liên hệ tới ONE-VALUE để sử dụng dịch vụ điều tra thị trường, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu,…
Vui lòng liên hệ: japanbiz@onevalue.jp
Ý kiến