Tiền điện tử (Digital Currency) đang trở thành một xu hướng trên toàn cầu, hàng loạt các ngân hàng trung ương tại nhiều quốc gia đã công bố kế hoạch phát hành tiền điện tử trong lưu thông như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển. Nhật Bản cũng đang nắm bắt xu hướng này và đưa ra những động thái được cho rất nhanh chóng và quyết liệt để thực hiện việc số hóa đồng tiền quốc gia.
Bài viết này Japanbiz sẽ trình bày xu hướng cũng như cách nhìn nhận của Chính phủ, Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản về Digital Currency.
Mục lục
Central Bank Digital Currency (CBDC) là gì?
Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ), “Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương” – Central Bank Digital Currency(CBDC)là loại tiền kỹ thuật số được ngân hàng trung ương phát hành và được sử dụng như một phương tiện thanh toán tương tự như tiền giấy thông thường, là thước đo cho giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, CBDC phải được đảm bảo 3 yếu tố bao gồm:
(1) Được số hóa
(2) Phải được mệnh giá bằng tiền pháp định như đồng Yên
(3) Được phát hành như một khoản nợ của BOJ
Ngoài ra, theo BOJ, CBDC được chia thanh 2 loại, bao gồm:
- Wholesale CBDC (do ngân hàng trung ương cung cấp cho một số đối tác kinh doanh nhằm mục đích giải quyết quy mô lớn các khoản tiền giữa các tổ chức kinh tế, tài chính)
- Retail CBDC (sử dụng rộng rãi giữa các cá nhân, công ty và hộ gia đình)
Đặc biệt, Retail CBDC tại Nhật Bản được BOJ kì vọng sẽ trở thành phương thức thanh toán phổ biến thứ 2 sau tiền mặt, giúp giải quyết nhu cầu thanh toan dân sự và là tiền đề cho việc hình thành xã hội số (Digital Social) trong những nắm tới.
Tiền điện tử thương mại (Electronic Money) và CBDC của Nhật Bản
Đơn vị phát hành Tiền điện tử thương mại – Electronic Money (E-Money) là các công ty tư nhân, trong khi đơn vị phát hành CBDC là Ngân hàng Trung Ương. Ngoài ra, điểm khác biệt lớn nhất chính là giới hạn sử dụng của 2 loại tiền này.
Các loại E-Money, tiền thanh toán điện tử của các công ty thanh toán như PayPay, Suica, LinePay (mô hình hoạt động giống như Ví MoMo, ZaloPay của Việt Nam) chỉ có thể sử dụng tại các cửa hàng, công ty có liên kết với các công ty thanh toán và không thể chuyển, rút tiền ngoài hệ sinh thái của công ty thanh toán đó. Ngược lại, CBDC của Chính phủ Nhật Bản có thể được sử dụng tại bất kỳ cửa hàng nào và hướng đến sự tiện lợi như tiền mặt, và có thể chuyển tiền đến bất kỳ ai.
Ngoài ra, thời gian thanh toán của công ty phát hành tiền điện tử đến các công cửa hàng và nơi cung cấp dịch vụ thường sẽ là 1 lần/ tháng và các giao dịch phát sinh trong tháng này sẽ được thanh toan ở tháng sau, tức là các cửa hàng sẽ nhận tiền mặt về tài khoản muộn ít nhất 30 ngày. Trong khi đó, với CBDC, các cửa hàng hoàn toàn có thể đổi từ CBDC sang tiền Yên chỉ trong vài giây, bằng hệ thống mã hóa của các ngân hàng.
Định hướng về CBDC của Chính phủ Nhật Bản và BOJ
Bị thúc đẩy bởi sự gia nhập cuộc chơi nhanh chóng của các ngân hàng trung ương trên thế giới, BOJ cũng đã bắt tay vào một cuộc thử nghiệm vận hành tiền kỹ thuật số lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2021. Hiện tại BOJ mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm riêng biệt với các ngân hàng thương mại lớn (Mega Bank) và chưa công bố thời điểm chính thức phổ biến loại CBDC đến với người dân.
Thử nghiệm CBDC của Nhật Bản được thực hiện trong ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, BOJ cùng 3 Mega Bank, NTT Group, JR East tham gia cùng tạo ra môi trường trao đổi CBDC thử nghiệm trên hệ thống, xác minh các chức năng cơ bản để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra với việc trao đổi tiền điện tử. Sau đó, CBDC của Nhật sẽ được kiểm tra xem chức năng tài chính như giới hạn giá trị sở hữu, tính lãi suất trên cho vay – lãi suất huy động trên nền tảng CBDC. Cuối cùng, các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng sẽ được tham gia thử nghiệm để xác minh xem CBDC có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán ở thực tế hay không.
Tính đến thời điểm hiện tại, việc thử nghiệm đã bước sang giai đoạn 2 kể từ ngày 15/10/2021.
Tổng kết và Vấn Đề
Trái ngược với phong cách cẩn trọng với các công nghệ mới,
CBDC có tiềm năng rất lớn, nó cho phép giao dịch chi phí thấp, tốc độ cao với sự ổn định giá và độ tin cậy cao. Tương lai, không chỉ Nhật Bản mà các chính phủ và ngân hàng trung ương khác cũng sẽ sử dụng để nâng cấp hệ thống tiền tệ và đưa công nghệ mới vào đến cuộc sống của từng người dân.
Tuy nhiên, các rào cản để phổ cập hóa CBDC mà các Ngân hàng Trung Ương cần phải vượt qua là bảo mật quyền riêng tư và xác minh danh tính. Sẽ là một vấn đề lớn nếu quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của phần lớn người dân bị đánh cắp và được sử dụng bởi một quốc gia khác hoặc công ty nào đó, việc rửa tiền cũng sẽ là vấn đề lớn mà những người làm chính sách phải đổi mặt trực điện trong phổ biến CBDC.
Ý kiến