Mặc dù được biết đến là một cường quốc công nghệ, người dân Nhật Bản vẫn ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt. Theo thống kê năm 2020, thanh toán điện tử ở Nhật chỉ chiếm 29.7% tổng số tiêu dùng cá nhân, Nhật Bản đã tụt hậu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Với mục tiêu tăng tỷ trọng giao dịch không tiền mặt lên 40% năm 2025, chính phủ Nhật Bản bắt đầu tích cực thúc đẩy giao dịch không tiền mặt trong những năm đổ lại đây.
Mục lục
Phương tiện giao dịch không cần tiền mặt phổ biến tại Nhật
Thanh toán không dùng tiền mặt (non-cash payments) là cách thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt. Thay vào đó, người dùng sẽ thanh toán bằng thẻ hoặc ứng dụng trên điện thoại di động, trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng. Tại Nhật Bản, có rất nhiều phương tiện thanh toán điện tử khác nhau, ví dụ như thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card), tiền điện tử (e-money) và các dịch vụ thanh toán thông qua điện thoại thông minh.
Thẻ tín dụng
Được ra mắt vào những năm 1960, thẻ tín dụng phương tiện thanh toán điện tử phổ biến và hoàn thiện nhất tại Nhật, với hơn 290 triệu thẻ được phát hành vào năm 2020. Số người ở các nhóm lớn tuổi sở hữu thẻ tín dụng ngày một nhiều. Thẻ tín dụng hiện nay được chấp nhận tại các cửa hàng bán lẻ, mua sắm trực tuyến, và các khoản thanh toán thông thường như hóa đơn điện thoại.
Dịch vụ thanh toán bằng điện thoại thông minh
Phương thức thanh toán bằng điện thoại di động như quét mã QR cũng dần trở nên phổ biến. Gần đây, vì số lượng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR đã tăng lên đáng kể, chính phủ Nhật đã tạo ra một hệ thống mã QR mới (JPQR), tại điều kiện thuận lợi hơn cho nhà cung cấp và người tiêu dùng khi thanh toán.
Tiền điện tử
Tiền điện tử (e-money) là phương tiện thanh toán điện tử phổ biến thứ hai, theo sau là thẻ ghi nợ và thanh toán bằng mã QR. Các giao dịch bằng tiền điện tử đã hơn 6 nghìn tỷ yên vào năm 2020. Tiền điện tử dưới dạng thẻ IC được ra mắt vào đầu năm 2001 bởi Rakuten Edy như một cách để thanh toán phí di chuyển cho các phương tiện giao thông công cộng. Công nghệ chip IC giúp thanh toán không cần tiếp xúc (gọi là “FeliCa”) này được phát minh bởi Tập đoàn Sony. FeliCa không chỉ được sử dụng để thu tiền vé tự động qua thẻ IC, mà còn cho phép thanh toán NFC trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh.
Hiện nay, thanh toán bằng tiện điện tử ngày càng phổ biến và được chấp nhận tại các cửa hàng, siêu thị. Vào năm 2020, giá trị giao dịch bằng tiền điện tử ở Nhật đạt 6,03 nghìn tỷ yên, tăng (4,8% so với năm 2019).
Sự phát triển của thanh toán điện tử ở Nhật
Vì sao người dân Nhật Bản vẫn ưa chuộng tiền mặt?
Mặc dù tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử đã tăng gấp đôi trong suốt một thập kỷ qua, người Nhật vẫn thích sử dụng tiền mặt. Theo thống kê của Statista năm 2021, hơn 90% người tham gia khảo sát vẫn sử dụng tiền mặt là phương thức thanh toán chinh do một số nguyên nhân sau.
Thứ nhất, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp, do đó, thanh toán bằng tiền mặt vẫn an toàn và đáng tin cậy. Cùng với đó, dân số già tại Nhật Bản với hơn 28% dân số là người từ 65 tuổi trở lên khiến việc thuyết phục người tiêu dùng thử các phương thức thanh toán điện tử trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, với hơn 200.000 cây ATM trên toàn quốc và các cửa hàng nhỏ hiện nay vẫn chỉ nhận tiền mặt cũng là thách thức lowns đối với Nhật Bản.
Tuy nhiên, những nguyên nhân chính khiến người Nhật còn dè dặt khi đổi sang thanh toán điện tử có thể kể đến đó là nỗi lo bị rò rỉ thông tin cá nhân hoặc khó kiểm soát được chi tiêu.
Chính sách khuyến khích thanh toán điện tử của Nhật Bản
Hiện nay, theo ước tính, chính phủ Nhật phải chi trá hơn 1 triệu yên một năm để duy trì hệ thống thanh toán bằng tiền mặt, bao gồm bảo trì các cây ATM và chi phí bảo vệ các xe chở tiền. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu nâng tỷ lệ thanh toán điện tử lên mức 40% vào năm 2025. Để đạt được điều đó, Nhật Bản đã khởi động chiến dịch không dùng tiền mặt vào tháng 10 năm 2019 cùng với việc tăng thuế tiêu dùng. Chiến dịch sẽ hoàn tiền cho người tiêu dùng, nếu họ thanh toán điện tử thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Sau chiến dịch, tỷ lệ người sử dụng thanh toán không cần tiền mặt đã tăng lên đáng kể.
Ngoài ra còn có chương trình tích điểm MyNa, chương trình hỗ trợ tích điểm từ chính phủ Nhật khi thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. Người tiêu dùng sẽ được thưởng điểm tương đương với 25% số tiền đã sử dụng nếu họ liên kết số thẻ My Number với một dịch vụ thanh toán điện tử bất kì. Theo thống kê vào tháng 7/2020 cho thấy PayPay
Để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai, chính phủ Nhật đã bỏ lệnh cấm trả tiền lương bằng thanh toán điện tử vào đầu năm 2021. Nhân viên hiện nay đã có thể nhận lương dưới dạng tiền kỹ thuật số, thông qua các ứng dụng thanh toán trên di động.
Cũng như các quốc gia khác, dịch COVID-19 đã khiến nhiều người chuyển sang phương thức thanh toán điện tử. Với tỷ lệ người sử dụng thanh toán điện tử ngày càng tăng cũng như các chính sách khuyến khích không dùng tiền mặt của chính phủ, thanh toán không cần tiền mặt ở Nhật Bản sẽ phát triển nhanh chóng trong những năm tới.
Ý kiến