Táo Nhật Bản vốn được biết đến là một trong những sản phẩm trái cây xuất khẩu chất lượng và được ưa chuộng ở nhiều thị trường. Nhờ được trồng và chăm sóc trong môi trường nông nghiệp an toàn, nói không với hoá chất độc hại, táo Nhật đem lại hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Bằng chứng là việc xuất khẩu táo ra nước ngoài vẫn đang tăng vọt theo thời gian.
Lần đầu tiên xuất khẩu táo Nhật Bản vượt 40.000 tấn, với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đài Loan và Hồng Kông
Khối lượng xuất khẩu táo nội địa của Nhật Bản sản xuất vào năm 2022 (tháng 9/2022 đến tháng 6/2023) là 41.083 tấn, lần đầu tiên vượt mốc 40.000 tấn. Hơn 90% táo xuất khẩu được cho là được sản xuất ở tỉnh Aomori – tỉnh có tỉ trọng trồng táo lớn nhất cả nước. Và táo được trồng tại tỉnh Aomori cũng đã được chứng nhận chất lượng cao nhờ thu hoạch đúng thời điểm và các hoạt động quảng bá tích cực. Thêm vào đó, đồng yên yếu và mùa màng thất thu ở Mỹ cũng là yếu tố hỗ trợ cho sự gia tăng vượt bậc của táo Nhật Bản.
Theo số liệu Thống kê Thương mại do Bộ Tài chính công bố ngày 28/7, sản lượng xuất khẩu năm 2022 tăng hơn 10.000 tấn so với sản lượng xuất khẩu năm 2021. Giá trị xuất khẩu cũng tăng khoảng 5,77 tỷ yên lên 20,04 tỷ yên, lần đầu tiên vượt mức 20 tỷ yên. Các thị trường xuất khẩu lớn của táo Nhật Bản là Đài Loan với tổng sản lượng 28.561 tấn và Hồng Kông với tổng sản lượng 10.773 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu đến cả hai thị trường này đều nằm trong mức cao kỷ lục.
Theo Phòng Kinh tế Quốc tế của tỉnh Aomori, lượng sản xuất năm 2022 tăng sớm hơn thường lệ để trùng với Tết Nguyên Đán và vào tháng 12 năm ngoái, hơn 12.000 tấn táo đã được xuất khẩu ra nước ngoài, mức cao kỷ lục chỉ trong vòng 1 tháng. Sau Tết Nguyên đán, khi nhu cầu và sức mua bắt đầu giảm, công ty tập trung vào các hoạt động khuyến mại nhiều hơn như sự kiện dùng thử tại các cửa hàng địa phương và hoạt động này cũng được đánh giá là khá thành công.
Một người phụ trách bộ phận cho biết: “Các nhà sản xuất đã thu hoạch và chọn lọc táo kỹ lưỡng vào đúng thời điểm, điều này mang lại hương vị thơm ngon và doanh số bán hàng tăng mạnh kể từ tháng 10, đây cũng là thời điểm vào đầu mùa vụ”. Tuy nhiên, có thể nói rằng những thách thức trong tương lai của công ty chính là việc kích thích nhu cầu trong các mùa khác ngoài Tết Nguyên đán và mở rộng kênh bán hàng sang Đông Nam Á và các nước khác.
Một buổi lễ được tổ chức tại văn phòng tỉnh vào ngày 28 tháng 7 để ăn mừng thành tích xuất khẩu 40.000 tấn, với sự tham dự của Thống đốc Soichiro Miyashita, các quan chức của Hiệp hội Xuất khẩu táo tỉnh Aomori và Hội đồng Biện pháp táo tỉnh Aomori. Sau khi công bố bảng kỷ niệm, mọi người đã tổ chức ăn mừng bằng 1 tràng pháo tay Sanbonjime (một nghi lễ vỗ tay theo nhịp để chúc mừng của người Nhật).
Thống đốc Miyashita cho biết: “Đây là thời điểm táo chất lượng cao của Aomori được công nhận trên toàn thế giới. Tôi muốn tạo ra một chiến lược mở rộng xuất khẩu để Aomori, cùng với táo, sẽ được cả thế giới biết đến”. Ông ấy nói thêm: “Lần tới, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu 50.000 tấn”. Những cột mốc mới sẽ được đặt ra để cải thiện kết quả kinh doanh và trồng trọt của người nông dân tại thủ phủ táo của xứ sở Phù Tang.
Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tăng xuất khẩu trái cây qua cảng Hanshin trong thời gian tới
Nhằm tăng xuất khẩu trái cây, chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy vận chuyển sản phẩm bằng đường biển từ Cảng Hanshin, bao gồm Cảng Osaka và Cảng Kobe. Tuy tàu chậm hơn máy bay nhưng chúng có lợi thế là có thể vận chuyển số lượng lớn với chi phí thấp hơn. Hiện nay, khối lượng xuất khẩu các loại trái cây như quýt, hồng và dâu tây còn ít. Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập được một phương pháp vận chuyển chúng bằng tàu nhưng vẫn giữ được độ tươi; và khuyến khích các nhà xuất khẩu sử dụng vận tải đường biển nhằm gia tăng sản lượng trái cây có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm bao gồm cả trái cây tăng 25,6% vào năm 2021 so với năm trước lên 1,24 nghìn tỷ yên, đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 9 liên tiếp và vượt quá 1 nghìn tỷ yên lần đầu tiên. Trái cây và rau quả chiếm khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu. Nhiều loại trái cây xuất khẩu chẳng hạn như táo hầu hết được vận chuyển bằng tàu biển vì chúng tươi lâu hơn.
Trái cây Nhật Bản được ưa chuộng ở Trung Quốc và một số nước khác do chất lượng cao. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển hàng không đẩy giá bán lẻ của họ lên cao. Ví dụ, trong trường hợp xuất khẩu sang Hồng Kông, máy bay thường được sử dụng vì hàng hóa có thể được giao trong ngày bằng đường hàng không. Tuy nhiên, vận tải hàng không có chi phí cao gần gấp 5 lần so với vận tải đường biển. Vì vậy, những loại trái cây này thường được coi là quà Tết cho người giàu.
Vận chuyển đường biển mất nhiều thời gian hơn, nghĩa là trái cây khi đến nơi sẽ kém tươi hơn. Vì lý do đó, điểm đến xuất khẩu bị hạn chế khi sử dụng tàu vận tải biển. Để giải quyết tình hình, Cục Phát triển Vùng Kinki của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch và các cơ quan khác đang cố gắng tận dụng Cảng Hanshin Vận chuyển đường biển mất nhiều thời gian hơn, nghĩa là trái cây khi đến nơi sẽ kém tươi hơn. Vì lý do đó, điểm đến xuất khẩu bị hạn chế khi sử dụng tàu vận tải biển. Để giải quyết tình hình, Cục Phát triển Vùng Kinki của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch và các cơ quan khác đang cố gắng tận dụng Cảng Hanshin – một trung tâm hậu cần được trang bị tốt với kho lạnh với chức năng là trung tâm phân phối trái cây quốc gia.
Kể từ tháng 12, Cục đã 2 lần tiến hành thí nghiệm thực tế về vận tải biển từ Cảng Hanshin đến Hồng Kông. Mục đích là để thiết lập một phương pháp vận chuyển một lượng nhỏ trái cây như hồng của tỉnh Wakayama và hồng của tỉnh Nara bằng cách cho chúng vào thùng chứa táo của tỉnh Aomori (loại táo này có thể xuất khẩu với số lượng lớn trong suốt cả năm).
Bằng đường biển, thông thường phải mất khoảng bốn ngày để một lô hàng đến Hồng Kông, thậm chí phải tốn tận khoảng 1 tuần do gián đoạn chuỗi phân phối trong lúc đại dịch Covid-19. Hơn nữa, khí ethylene do táo thải ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình chín của các loại trái cây khác. Trong các thí nghiệm, các hộp chứa quýt và hồng được bọc trong màng đóng gói đang được Mitsui Chemicals, Inc. và các công ty khác phát triển để bảo vệ những loại trái cây này khỏi khí gas.
Táo Nhật Bản đã và đang chứng minh được chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng có ích cho sức khỏe con người. Việc tăng cường xuất khẩu táo Nhật sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP quốc gia và cải thiện các vấn đề kinh tế khó khăn của đất nước hiện nay.
Ý kiến