Việt Nam là một đất nước nhiệt đới, nhờ vậy mà Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, chủ chương nhà nước đưa ra là phải phát triển, hội nhập với thế giới. Không nằm ngoài xu hướng này, nông sản Việt Nam đã từng bước chuyển mình, dần dần nâng cao danh tiếng của mình trên thị trường châu lục và thế giới. Đặc biệt nhất, phải kể đến thương vụ vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản – thị trường khó tính nhất châu lục.
Mục lục
Sức nóng của vải thiều Việt Nam trong các siêu thị ở Nhật
Vải thiều Việt cháy hàng tại Nhật Bản
Vải thiều đổ bộ vào thị trường Nhật Bản đã gây ra những cơn sốt lớn. Nhiều tấn vải thiều khi lên kệ đã bay sạch trong vòng vài ngày. Điển hình như, lô 20 tấn vải thiều sớm của huyện Tân Yên đã lên đường sang Nhật Bản ngày 26/5/2021 vừa qua. Chưa đầy một ngày sau đó, lô vải thiều trên đã có mặt trên kệ của các siêu thị và hệ thống phân phối ở nhiều TP lớn của Nhật Bản như Osaka, Tokyo. Tất nhiên với sức nóng như vậy thì vải đã được tiêu thụ hết trong thời gian rất ngắn.
Vải thiều được bày trí sang trọng trên các kệ hàng siêu thị tại Nhật
Nếu được tận mắt thấy vải thiều Việt Nam bày bán trong siêu thị Nhật Bản, bạn sẽ ngỡ ngàng! Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh quen thuộc nơi quê nhà, vải được buộc túm thành bó. Bạn nghĩ thứ được đặt trong hộp sang trọng, phủ dưới có tấm lụa màu vàng kia là gì? Vâng, bạn không nhìn nhầm đâu. Hộp đó thực sự là hộp vải thiều – Loại nông sản của Việt Nam.
Hộp vải thiều Việt Nam thường được đóng gói với số lượng 12 quả/ 1 hộp. Quả nào quả nấy đều chín căng, mọng, dày cộm, đầy nước thơm lừng. Thậm chí, màu sắc bắt mắt của nó còn ăn đứt nhiều loại vải từ các nơi khác. Có lẽ vì hương vị tuyệt vời ấy mà quả vải tại Nhật Bản đã được nâng lên một tầm cao mới. Chúng nghiễm nhiên ngồi ở trung tâm quầy hoa quả, nơi có hàng nghìn khách hàng đi qua mỗi ngày.
Tạo ra cơn sốt lớn dù Giá bán vải thiều Việt ở Nhật Bản không hề rẻ!
Bởi sức nóng quá lớn, nên cái giá để bạn sở hữu quả vài thiều tại đây không hề rẻ. Vào thị trường Nhật Bản năm 2020, nó được bán tại siêu thị AEON với mức giá khoảng 500.000 đồng/kg. Đây một mức giá rất cao nếu so với giá vài chục nghìn đồng/kg vải ở thị trường trong nước. Nhưng để sở hữu những hộp vải thiều tinh xảo, cái giá sẽ còn tăng lên. Cũng đúng thôi, khi những quả vải thiều hữu cơ được tuyển chọn kỹ lưỡng, đóng gói rồi xuất bán; bạn sẽ phải chi với giá 200.000 đồng/hộp 12 quả, tương đương 600.000 đồng/kg. Bên ngoài hộp đựng vải có dán tem truy xuất nguồn gốc. Người tiêu dùng quét mã sẽ ra toàn bộ thông tin sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường Nhật Bản của vải thiều Việt
Những bước đi ban đầu xúc tiến vải thiều Việt Nam sang Nhật
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: Năm 2014 Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) đã bắt đầu đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhằm xúc tiến mở cửa thị trường Nhật cho quả vải thiều Việt Nam.
Đặc biệt, để xúc tiến đưa quả vải thiều Việt Nam vào thị trường khó tính này; thương vụ đã thu xếp, tổ chức 3 đợt đưa đối tác Nhật về Bắc Giang tìm hiểu khả năng nhập khẩu quả vải thiều Lục Ngạn và giới thiệu công nghệ bảo quản vải tươi. Đợt 1 vào tháng 11/2018, đợt 2 vào tháng 5/2019 và đợt 3 vào tháng 11/2019.
Xuất khẩu vải thiều sang Nhật gặt trái ngọt sau 5 năm đàm phán
Cuối cùng, sau thời gian 5 năm đàm phán, vải Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản. Ngày 15/12/2019, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản gửi thư cho Cục Bảo vệ thực vật, thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Điều này có nghĩa là, vải Việt Nam lần đầu tiên được đánh giá cao trong mắt bạn bè quốc tế. Nông sản Việt đã dần dần có chỗ đứng trong khu vực.
Vải thiều Việt Nam vượt khó sang Nhật như thế nào?
Quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt
Để có thể chinh phục được thị trường khó tính như Nhật Bản, quá trình khá gian nan. Vải thiều Việt Nam phải trải qua quy trình trồng trọt cũng như bảo quản đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật. Phía Nhật Bản yêu cầu, quả vải thiều xuất sang Nhật phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát, cấp mã số vùng trồng; đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Lô vải sau khi thu hoạch cẩn thận, nông dân sẽ lựa chọn những quả to, đẹp, đều màu. Sau đấy, nó được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 2 giờ. Dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.
Đặc biệt, các lô vải thiều phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp, phía Nhật Bản quy định.
Covid bùng phát khiến việc xuất khẩu vải thiều lại càng khó khăn hơn
Đầu năm 2020, Covid-19 bùng phát khiến hầu hết các thương vụ kinh tế trong và ngoài nước nều trì hoãn. Không nằm ngoài ảnh hưởng của đại dịch, vải thiều Việt cũng gặp khá nhiều khó khăn. Đơn cử như việc chuyên gia nông nghiệp Nhật khó có thể sang Việt Nam để giám sát khâu đóng gói, xử lý xông hơi khử trùng. Bên cạnh đó, sức tiêu thụ hàng hóa và phương thức vận chuyển cũng là rảo cản với chúng ta.
Tuy nhiên, không khuất phục trước thử thách, rất nhiều lô vải thiều Việt Nam lần lượt được xử lý đạt tiêu chuẩn. Vào ngày 3/6/2020, bằng nhiều nỗ lực bàn bạc giữa Đại sứ quán và thương vụ hai bên, một số chuyên gia đã tới Việt Nam. Sau 2 tuần cách ly theo quy định, chuyên gia nông nghiệp Nhật gặp mặt với các chuyên gia Việt Nam. Họ phối hợp thực hiện công tác giám sát, khâu xử lý tại các cơ sở chế biến. Ngay trong ngày 18/6 đã có gần 5 tấn vải thiều được xử lý xông hơi và được chuyên gia Nhật xác nhận kết quả đạt chuẩn.
Cuối cùng, lô vải thiều đầu tiên chính thức cập bến Nhật Bản!
Tình hình xuất khẩu năm 2020
Sau quy trình kiểm định khắt khe của các chuyên gia, vải thiều Việt Nam đã lên đường xuất khẩu. Theo thống kê, vào ngày 19/6/2020, 1 tấn vải thiều tươi đầu tiên được sang thị trường Nhật Bản. Tiếp theo đến ngày 20/6/2020, có 4 tấn vải thiều tiếp theo được xuất khẩu bằng đường biển. Sau đó mỗi tuần có 2 chuyến xuất khẩu và đã có khoảng 200 tấn vải tươi được xuất khẩu. Đây không phải là lô hàng quá lớn nhưng được đánh giá rất tiềm năm. Vai trò của lô hàng đầu tiên rất quan trọng vì nó sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ đến khách hàng ngoại quốc.
Xuất khẩu vải thiều năm 2021 vượt qua đại dịch
Ngày 26/5/2021, tại huyện Tân Yên, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ xuất hành lô vải chín sớm của huyện Tân Yên sang thị trường Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Bắc Giang cũng như Việt Nam xuất khẩu quả chín sớm sang Nhật Bản. Đây là khẳng định vải thiều Bắc Giang chín sớm hay chính vụ hoàn toàn đủ điều kiện xuất khẩu. Thông qua Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu và Công ty CP xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu, Việt Nam sẽ xuất khẩu vải thiều bằng đường hàng không, với số lượng 20 tấn. Đây là một thành tích lớn với nông sản Việt, nhất là giữa thời điểm đại dịch tràn lan.
Đơn vị nào đã góp phần đưa vải thiều Việt Nam sang Nhật?!
Đằng sau những thành tựu của nông sản Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng, là sự nỗ lực và hỗ trợ hết mình của cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và nông dân cả hai nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã đóng góp vai trò quyết định. Tiêu biểu phải kể đến 5 doanh nghiệp vào ký Hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Bao gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty CP xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu, Công ty CP Quốc Tế BamBoo, Công ty Rồng Đỏ. Đây hầu hết là các công ty có bề dạy kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hóa, xuất nhập khẩu. Chính bởi sự chắc chắn về đầu ra này, đã khiến bà con nông dân yên tâm canh tác.
Ngoài ra, phía các siêu thị tại Nhật Bản cũng hỗ trợ rất nhiều. Đơn cử như tại siêu thị AEON Nhật Bản sẵn sàng dành những ưu đãi lớn cho hàng vải thiều. Nó được quảng cáo, đặt ở vị trí đẹp, đảm bảo cho lượng hàng bán ra ổn định.
Tổng kết
Để có thể duy trì khả năng xuất nhập khẩu vải của Việt Nam một cách tích cực. Phía Việt Nam cần duy trì chất lượng quả vải sạch, đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá xuất khẩu ổn định. Đồng thời tích cực củng cố và đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.
Ý kiến