Nhật Bản vẫn là một nước sử dụng tiền mặt phổ biến, với các truyền thống tặng tiền mặt trong các dịp như Năm mới, mừng cưới. Tuy nhiên, hiện nay, người dân Nhật dần chuyển sang các hình thức thanh toán không cần tiền mặt. Mã QR được tạo ra bởi một công ty Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh, mã QR đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại Trung Quốc đại lục bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. Do số lượng du khách Trung Quốc đến Nhật ngày một đông, một số nhà cung cấp dịch vụ tại Nhật Bản đã bắt đầu tham gia vào thị trường thanh toán không cần tiền mặt với sự hậu thuẫn của chính phủ để hướng đến một xã hội không tiền mặt trong tương lai.
Mục lục
Tại sao thanh toán bằng mã QR lại thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư?
Thanh toán tiền mặt tốn kém
Gần đây, chi phí vô hình của việc thanh toán bằng tiền mặt được chú ý nhiều hơn, bao gồm vấn đề an toàn cũng như chi phí vận chuyển tiền mặt. Trong khi đó, chính phủ Nhật đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi tỷ lệ thanh toán điện tử từ 20% năm 2016 lên khoản 40% vào năm 2027. Bộ Kinh tế, thương mại và công nghệ (METI) đã kêu gọi đạt mục tiêu “Cashless Vision” vào năm 2025, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu ban đầu.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng/ thẻ prepaid vẫn còn nhiều bất cập
Tại Nhật Bản, tỷ lệ thanh toán điện tử còn khá thấp so với những quốc gia khác trên thế giới. Theo thống kê cho thấy, hơn 80% các khoản thanh toán nhỏ lẻ vẫn được trả bằng tiền mặt. Tuy nhiên hiện nay, thanh toán bằng mã QR cũng đang dần trở thành một xu hướng. Trong khi đó, các phương thức thanh toán điện tử như thẻ ghi nợ hoặc thẻ prepaid không còn được ưa chuộng do một số lý do như phí giao dịch, phí bảo trì. Có thể kể đến các bất tiện khi sử dụng thẻ tính dụng hoặc thẻ prepaid khác như thẻ chỉ được chấp nhận tại một số cửa hàng nhất định, vấn đề bảo mật, hạn mức.
Tiềm năng của thanh toán bằng mã QR
Trong khi đó, khi áp dụng phương thức thanh toán bằng mã QR, các nhà cung cấp không cần đầu tư quá nhiều. Hơn nữa, sự thay đổi trong quan niệm của người dùng về thanh toán điện tử cũng là một nguyên dân khiến thanh toán bằng mã QR được chấp nhận rộng rãi hơn. Ngoài ra, thế hệ trẻ, những người sử dụng thành thạo công nghệ sẽ trở thành người tiêu dùng tiềm năng trong tương lai gần. Được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, thế hệ trẻ cảm thấy thoải mái và tiện lợi khi thanh toán bằng điện thoại thông minh. Điều này sẽ mở ra tiềm năng phát triển rất lớn cho phương thức thanh toán bằng mã QR.
Những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã QR lớn tại Nhật Bản
Đã có rất nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thanh toán bằng mã QR ở Nhật Bản. Điển hình như các tập đoàn chuyên thu mua các doanh nghiệp Trung Quốc như (Orico, JACCS), các công ty Công nghệ thông tin (như Rakuten, LINE), các công ty thẻ tín dụng (Epos Cards), và thậm chí các ngân hàng (các megabanks, Japan Post Bank).
Về lí do các công ty trên gia nhập công cuộc thanh toán một lần quẹt, thứ nhất, thanh toán bằng mã QR giúp doanh nghiệp và khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức, và chi phí lưu hành tiền mặt. Ngoài ra, các doanh nghiệp có cơ hội thu thập dữ liệu thanh toán để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phân tích hành vi khách hàng.
Với những lợi thế trong việc kết nối các dịch vụ giữa các công ty cũng như phí thanh toán thấp, họ sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng dịch vụ và thị phần của doanh nghiệp.
Trải nghiệm người dùng đang ngày càng trở nên quan trọng
Thanh toán bằng mã QR vẫn là một phương thức khá mới ở Nhật Bản. Do đó, các hệ thống cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng mã QR vẫn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, theo “Khảo sát về ý định sử dụng mã QR và thanh toán bằng điện thoại thông minh” thực hiện bởi Deloitte năm 2017, hơn 90% người dùng (từ 10-39 tuổi) đã từng thanh toán bằng mã QR và cảm thấy hài lòng. Trong khi đó, 50% người chưa từng dùng thanh toán bằng mã QR sẵn sàng trải nghiệm phương thức thanh toán này trong tương lai.
Điều này cho thấy rằng thanh toán bằng mã QR rất có tiềm năng trong tương lai. Người dùng cũng thừa nhận rằng họ từng lo lắng về bảo mật của phương thức thanh toán này. Tuy nhiên khi mã QR được tiêu chuẩn hóa, cũng như các quy định về thanh toán bằng mã QR được thiết lập hoàn chỉnh, hi vọng rằng phương thức thanh toán này sẽ bùng nổ trong tương lai.
Để các phương thức thanh toán không tiền mặt như quét mã QR được sử dụng rộng rãi, theo quan điểm của Deloitte Tohmatsu, cần phải tối ưu cả các năng thanh toán lẫn trải nghiệm người dùng.
Cơ hội kinh doanh dựa trên thanh toán không dùng tiền mặt
Giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, hai ông trùm trong lĩnh vực thanh toán bằng mã QR của Trung Quốc, đã tăng trưởng chóng mặt. Xét về giá trị thị trường, hai công ty này hiện chỉ xếp sau Big Five bao gồm Apple, Google, Amazon, Microsoft, và Facebook.
Bí quyết giúp hai ông lớn có thể tăng trưởng một cách nhanh chóng đó là nhờ nguồn dữ liệu khổng lồ thu thâp được qua các ứng dụng. Thông qua khâu thanh toán, các công ty có thể tương tác và khai thác dữ liệu từ khách hàng. Sau đó, công ty sẽ phân tích dữ liệu có sẵn, ứng dụng để phát triển các dịch vụ mà người dùng đang cần, từ dịch vụ tài chính, giải trí, cho đến kết nối người dùng.
Có thể nói rằng, chìa khóa thành công của các dịch vụ thanh toán tại Nhật Bản cũng tương tự như mô hình kinh doanh của các ông lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử của Trung Quốc. Đó là sử dụng thanh toán là bước đầu để thu thập dữ liệu, nghiên cứu và cung cấp cho người dùng những tiện ích và trải nghiệm mới. Trải nghiệm người dùng tốt cũng như sự tiện lợi sẽ giúp phương thức thanh toán này được chấp nhận rộng rãi hơn, hướng đến một xã hội không tiền mặt trong tương lai.
Ý kiến