Nhật Bản là một quốc gia được bao bọc xung quanh bởi biển với nhiều nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú. Đối với người Nhật, thủy sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng được tiêu dùng phổ biến và được coi là góp phần kéo dài tuổi thọ. Do đó, Nhật Bản cũng luôn nằm số các quốc gia tiêu thụ thủy sản nhiều nhất trên thế giới.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, Việt Nam hiện đang là quốc gia cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Nhật Bản trong tháng 1/2021, đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 9,17 tỷ Yên (tương đương 85,5 triệu USD), tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 6,6% trong tháng 1/2020, lên 7% trong tháng 1/2021.
Như vậy có thể thấy, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật. Vậy, bạn đã nắm rõ những tiêu chuẩn và quy trình xuất khẩu hải sản sang Nhật chưa? Trong bài viết này, ONE-VALUE xin phép giới thiệu về một số quy định tiêu chuẩn xuất khẩu thủy hải sản cùng quy trình cấp phép thủ tục dành cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Mục lục
I/ CÁC QUY ĐỊNH VÀ LUẬT
Để có thể xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo một số quy định cụ thể. Sau đây, ONE-VALUE xin trích dẫn một số quy định trong luật cơ bản như Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật hải quan, Luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn.
QUY ĐỊNH THEO LUẬT NGOẠI HỐI VÀ NGOẠI THƯƠNG
A/VỀ HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU
Khác với một số mặt hàng khác, để bảo vệ quyền lợi của ngư dân Nhật Bản, một số mặt hàng thủy sản sẽ trở thành đối tượng bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật Ngoại hối và Ngoại thương. Nghĩa là, hàng năm Nhật sẽ chỉ nhập khẩu một số lượng nhất định, và số lượng sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp nhập khẩu Nhật Bản. Có bốn chế độ phân bổ hạn ngạch, bao gồm:
- Phân bổ theo công ty thương mại
- Phân bổ theo nhà khai thác thủy sản
- Phân bổ theo người tiêu dùng
- Phân bổ trên cơ sở “người đến trước” ( dành cho các nhà nhập khẩu mới)
Như vậy, các doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu hải sản sang Nhật nên tìm các nhà xuất khẩu đáp ứng được yếu tố về hạn ngạch nhập khẩu trên.
B/ VỀ PHÊ DUYỆT NHẬP KHẨU
Một số loại hải sản, đặc biệt là các loại cá ngừ vây xanh, bắt buộc phải nhận được phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Vì vậy, phía nhà xuất khẩu cần xác nhận rõ với bên nhập khẩu về vấn đề xin phê duyệt mặt hàng hải sản theo quy định.
C/ VỀ XÁC NHẬN NHẬP KHẨU TRƯỚC
Các nhà nhập khẩu cần phải xin được một văn bản xác nhận nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật trước khi tiến hành nhập khẩu một số loại mặt hàng hải sản. Điều này không áp dụng với tất cả các loại hải sản, mà chỉ có một số loại như cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, vv. Phía doanh nghiệp xuất khẩu cần xác nhận rõ xem sản phẩm của mình có thuộc đối tượng cần xin xác nhận không trước khi làm thủ tục xuất khẩu.
D/ VỀ XÁC NHẬN NHẬP KHẨU KHI THÔNG QUAN
Nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ bắt buộc bao gồm dữ liệu thống kê, giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận về tái xuất để có thể nhận được xác nhận nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan.
QUY ĐỊNH THEO LUẬT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Các mặt hàng thủy sản tươi sống và chế biến sẽ được kiểm tra theo loại và tính chất của nguyên liệu gốc, kiểm tra theo loại và hàm lượng chất phụ gia, dư lượng kháng sinh, vv. Nếu bị phát hiện trong sản phẩm sử dụng chất phụ gia bị cấm, hay dư lượng kháng sinh vượt qua mức độ cho phép, phía Nhật có thể lập tức ban hành lệnh cấm nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý: Thủy sản tươi sống và chế biến nên được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi tiến hành nhập khẩu. Nếu phát hiện kịp thời về việc sử dụng chất phụ gia hay dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn Nhật Bản, cả phía xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều sẽ giảm bớt những chi phí và tổn thất không mong đợi. Hiện nay, giới hạn tối đa áp dụng là 0,002 ppm đối với fenitrothio; 0,01 ppm đối với axit oxolinic, acetochlor và triazophos; và cấm sử dụng nitrofurans và chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản.
QUY ĐỊNH THEO LUẬT HẢI QUAN
Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm,… nếu không sẽ bị phía Hải quan Nhật cấm nhập khẩu. Nhật Bản tương đối nghiêm khắc về vấn đề nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm, nên nếu bạn không muốn chịu tổn thất như không được thông quan,..thì nên chú ý kỹ càng vấn đề này.
QUY ĐỊNH THEO LUẬT TIÊU CHUẨN HÓA VÀ GHI NHÃN
Khi nhập khẩu và bán sản phẩm thủy sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin dưới đây trên nhãn bằng tiếng Nhật, theo quy định ghi nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp với nông lâm sản: tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng, hạn sử dụng, chất phụ gia, bệnh dị ứng, phương thức bảo quản, tên nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu. Thông thường, phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan như trên cho nhà nhập khẩu.
II/ QUY TRÌNH CẤP PHÉP NHẬP KHẨU SANG NHẬT
Sau đây, ONE-VALUE xin giới thiệu sơ lược quy trình cấp phép nhập khẩu sang Nhật các mặt hàng thủy sản.
III/ QUY TRÌNH CHUNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM SANG NHẬT
ONE-VALUE xin giới thiệu quy trình hàng hóa nhập từ Việt Nam sang Nhật tại cơ quan Hải quan.
Trên đây là một số thông tin hữu ích ONE-VALUE tổng hợp dành cho các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đã có các cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do bao gồm: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…. Đây là một ưu đãi và là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp Việt có ý định tiến công thị trường Nhật Bản. Để có thể thuận lợi tìm hiểu về thị trường Nhật, tìm kiếm thông tin, khai thác khách hàng, tư vấn chiến lược tiếp cận, vv các doanh nghiệp có thể liên hệ tới ONE-VALUE của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu nhất. Vui lòng liên hệ tới mail: japanbiz@onevalue.jp
Nguồn: ONE-VALUE tổng hợp dựa trên thông tin từ tài liệu công bố của Thương Vụ Việt Nam tại Nhật, Bộ Lao động – An sinh Nhật Bản, Cơ quan Hải quan Nhật Bản,…
Ý kiến