Mặc dù có nhiều lợi thế khi mở một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các trang thương mại điện tử so với việc mở một cửa hàng thực tế trong thời đại ngày nay, nhưng điều đó không có nghĩa là kinh doanh online hoàn toàn không có rủi ro. Nội dung dưới đây sẽ đề cập đến 5 rủi ro khi kinh doanh online tại Nhật và bằng cách thực hiện trước các biện pháp đối phó với những bất lợi có thể xảy ra, chủ doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành cửa hàng của mình mà không cần hoảng sợ trước các vấn đề đó.
Mục lục
Khó duy trì hoạt động trong lâu dài
Việc bắt đầu kinh doanh một cửa hàng trực tuyến (trang EC) ở quy mô nhỏ với điều kiện công nghệ như hiện nay là khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi cửa hàng trực tuyến (trang EC) thực sự đi vào hoạt động, chủ cửa hàng sẽ có hàng tá công việc khác nhau cần phải xử lý như xử lý đơn hàng, kiểm tra hàng tồn kho, sắp xếp vận chuyển, giao hàng và chăm sóc khách hàng, lo liệu các dịch vụ, sản phẩm thay thế, thu hút khách hàng và các thủ tục giấy tờ kế toán.
Điều này sẽ không có vấn đề gì nếu chủ cửa hàng có đủ lợi nhuận và có thể giao công việc cho một người tận tâm thực hiện nó. Nhưng các vấn đề này có thể khiến công việc bị chậm lại nếu công việc đối với họ chỉ là công việc phụ. Ngoài ra, nếu bạn không thể tăng số lượng nhân viên, cửa hàng trực tuyến (trang thương mại điện tử) của bạn sẽ mất uy tín và việc tiếp tục hoạt động sẽ trở nên khó khăn hơn.
Cần tập trung vào việc thu hút khách hàng
Mặc dù điều cần thiết của một cửa hàng thực tế chỉ là phải thu hút khách hàng khi mở cửa, thì việc thu hút khách hàng đối với một cửa hàng trực tuyến (trang web thương mại điện tử) thậm chí còn quan trọng hơn nhiều so với cửa hàng thực tế ở một địa điểm nào đó. Theo thống kê năm 2018, có 2,7 triệu cửa hàng trực tuyến (trang EC) lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động tại Nhật Bản.
Để được khách hàng công nhận trong số những cửa hàng hoạt động theo xu hướng này, bạn cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng dành riêng trên không gian mạng.
Có nguy cơ giữ hàng tồn kho số lượng lớn
Để bán được sản phẩm, đầu tiên người chủ cửa hàng cần phải mua sản phẩm và quản lý trong kho hàng trước để đảm bảo nguồn cung cho khách hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn mua một số lượng lớn sản phẩm với suy nghĩ rằng chúng sẽ bán chạy nhưng vẫn không bán được, bạn có thể sẽ có một lượng lớn hàng tồn kho không thể xử lý. Đây được đánh giá là một trong những rủi ro khi kinh doanh online tại Nhật Bản khiến nguồn vốn của chủ cửa hàng bị ghim trong thời gian lâu và khiến hoạt động kinh doanh thua lỗ, thất bại.
Người mua hàng không thể chạm và kiểm tra sản phẩm
Không giống như việc mua hàng ở một cửa hàng thực tế, khách hàng không thể kiểm tra thực tế sản phẩm tại cửa hàng hoặc kiểm tra các chi tiết cần quan tâm trên sản phẩm đối với các cửa hàng trực tuyến (trang web thương mại điện tử).
Vì người mua hàng chỉ có thể kiểm tra sản phẩm một cách gián tiếp thông qua hình ảnh và các nội dung mô tả sản phẩm trên trang web, nên không thể phủ nhận khả năng xảy ra những khiếu nại không mong muốn, chẳng hạn như sản phẩm khác với những gì họ mong đợi tùy thuộc vào hàng hóa. Đây là vấn đề mà người kinh doanh online cần phải đối mặt và biết cách giải quyết.
Phát sinh khoản chi phí vận chuyển
Khi mua hàng tại một cửa hàng trực tuyến (trang thương mại điện tử), về cơ bản khách hàng sẽ bị tính cả chi phí vận chuyển bên cạnh giá của sản phẩm. Giá của sản phẩm đó càng thấp thì chi phí vận chuyển càng tăng và giá mua từ cửa hàng trực tuyến (trang thương mại điện tử) cũng theo xu hướng mà tăng cao hơn.
Một số cửa hàng trực tuyến (trang thương mại điện tử) cung cấp dịch vụ vận chuyển hoàn toàn miễn phí, nhưng ngay cả trong những trường hợp như vậy, chi phí vận chuyển chắc chắn sẽ là do cửa hàng chi trả, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng do phải tăng giá bán để bù đắp vào phần chi phí tổn thất.
Trên đây là một số nhược điểm khi vận hành một cửa hàng trực tuyến (trang EC). Có nhiều dịch vụ khẳng định ngay rằng: “Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng vận hành một cửa hàng trực tuyến (trang EC)”. Tuy nhiên, điều đương nhiên là cái gì cũng sẽ có ưu và nhược điểm, kể cả việc kinh doanh online tại Nhật Bản cũng phải đối mặt với những vấn đề khó khăn do đặc điểm chung của ngách kinh doanh này. Nhưng, bằng cách thực hiện trước các biện pháp đối phó với những bất lợi có thể xảy ra, chủ cửa hàng sẽ có thể tiếp tục vận hành cửa hàng của mình mà không cần quá lo lắng.
Việc nắm được thông tin và chuẩn bị cho các rủi ro khi kinh doanh online tại Nhật sẽ giúp các chủ cửa hàng có được cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn. Khó khăn là vấn đề chung nhưng giải quyết khó khăn như thế nào sẽ cho thấy cách mà cửa hàng đó hoạt động có thành công hay không. Hãy theo dõi JapanBiz để cập nhật các thông tin thú vị về thị trường kinh doanh – tài chính ở Nhật Bản.
Ý kiến