Sau khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, và kể từ đó đến nay, các hiệp ước về thương mại, kinh tế và an ninh song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được thiết lập, nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế, trao đổi hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa 2 nước.
Bài viết này Japanbiz sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam- Nhật Bản VJEPA và hiệp định đa phương RCEP có sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản.
VJEPA – Sợi dây liên kết kinh tế, thương mại
Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định kinh tế- thương mại lớn nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản.
VJEPA là hiệp định Kinh tế song phương nhằm xóa bỏ bớt các rào cản thuế quan, cải thiện môi trường kinh doanh và điều kiện đi lại, thúc đẩy nhanh tốc độ trao đổi nguồn nhân lực, hàng hóa, kỹ thuật, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản.
VJEPA có được ký kết vào ngày 25/12/2008, tại Tokyo, Nhật Bản bởi đại diện lãnh đạo 2 nước bao gồm Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hirofumi Nakasone. VJEPA có bắt đầu chính thức có hiệu lực 1 năm sau đó vào ngày 1/10/2009.
Có thể nói, đây chính là tiền đề khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, trước đó Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và dành cho nhau nhiều ưu đãi về thuế quan và tự do thương mại, tuy nhiên, việc xúc tiến thành lập 1 hiệp định kinh tế (EPA) riêng biệt và song phương giữa 2 nước như VJEPA cho thấy một sự tôn trọng và mong muốn được hợp tác, phát triển mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Việt Nam. VJEPA không thay thế cho AJCEP, mà các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức Việt Nam, Nhật Bản có thể lựa chọn những điều khoản có lợi nhất cho hoạt động kinh tế, kinh doanh giữa 2 hiệp định đơn phương và đa phương này.
Đây cũng là lần đầu tiên, bằng một cách công khai, chính phủ Nhật Bản đã gian tiếp công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường đầy đủ, công bằng, dân chủ, qua đó đưa vị thế của Việt Nam lên một nấc thang mới trên trường quốc tế.
Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90.64% các dòng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đang chịu thuế nhập khẩu trước thời điểm hiệp định VPJEPA chinh thức có hiệu lực. Tuy nhiên, chỉ 29.14% dòng thuế sẽ được dở bỏ ngay thời điểm Hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ dần theo lộ trình đến năm 2026. Các dòng sản phẩm không được xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ hiệp định VJEPA (9% các bao gồm các sản phẩm như chất kích thích (thuốc lá, rượu,…), sản phẩm hóa chất và nguyêu liệu hàng hóa (chất nổ, cao su, bông, vải, sắt, thép,…), CKD xe hơi (xe hơi và phụ tùng xe hơi với linh kiện được nhập khẩu từ Nhật Bản và lắp ráp trong nước); các dòng sản phẩm không được xóa bỏ thuế quan này chiếm khoảng hơn 9%.
Bộ Tài chính đã ban hành 155/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định VJEPA tiếp tục cho giai đoạn 2018-2023. Theo đó, tính tới thời điểm năm 2018, Việt Nam đã cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 41.78% các dòng sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, tức là đã thực hiện được gần 1 nửa lộ trình cắt giảm thuế quan so với cam kết VJEPA ban đầu.
Để tra cứu mức thuế quan được áp dụng đối với từng loại hàng hóa riêng biệt được áp dụng trong khuôn khổ hiệp định VJEPA trong gian đoạn 2018-2023, bạn có thể truy cập và tra cứu tại trang web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
RCEP – HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Ngoài hiệp định song phương VJEPA, hay đa phương AJCEP đã được thành lập trong quá khứ, Việt Nam và Nhật Bản đang hướng đến những Hiệp định đa phương mới, với quy mô và sức ảnh hưởng lớn hơn trong giai đoạn 2022-2025. Trong đó, RCEP là hiệp định với quy mô lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam đã và đang tham gia, vừa có hiệu lực chính thức.
RCEP là một hiệp định tự do thương mại do 15 nước châu Á – Thái Bình Dương ký kết đã bắt đầu có hiệu lực từ thứ Bảy đối với 10 nước, trong đó các cường quốc kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Australia.
Về nội dung cơ bản, RCEP cho phép các nước thành viên bao gồm Việt Nam, Nhật Bản có thể thực hiện các điều khoản như: cắt giảm thuế quan với hàng hóa thương mại, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, chinh sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ, cắt giảm chi phí và thời gian di chuyển, nhập cảnh cho các cá nhân, tổ chức thành phần kinh tế phục vụ giao thương giữa các nước.
Hiệp định RCEP đã chinh thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.Với tổng GDP thực tế đạt khoảng 25.000 tỷ USD, chiếm gần 30% GDP của thế giới, RCEP có quy mô ngang ngửa với Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU).
Tại hiệp định này, Việt Nam cam kết sẽ dở bỏ thuế quan đối với các nước thành viên với ít nhất 64% số dông thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và xóa bỏ khoảng 85-89% với tổng số dòng thuế quan sau 15-20 năm, đồng thời các quốc gia thành viên khác của RCEP cũng sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 90-92% tổng số dòng thuế quan nhập khẩu, trong đó có Nhật Bản.
Ý kiến